Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn

08:08' - 26/11/2024
BNEWS Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả

Bờ biển Gò Công dài 32 km của tỉnh Tiền Giang với 3 cửa sông chính chảy ra biển Đông là cửa Soài Rạp (khu vực Vàm Láng, huyện Gò Công Đông), Cửa Tiểu và Cửa Đại (sông Tiền) là môi trường thuận lợi cho các loài hải sản sinh sôi, phát triển.

Với hệ sinh thái rừng ngập mặn, biển Gò Công là môi trường lý tưởng để loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như nghêu, sò huyết… sinh sôi, phát triển mạnh. Theo khảo sát và đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, nguồn giống tự nhiên sinh sản tại khu vực bãi bồi ở biển Gò Công chủ yếu là nghêu cám và sò giống, mật độ trung bình 15 - 20 con/dm2 (có nơi 100 - 150 con/dm2). Khu vực cồn ông Mão, ông Liễu (huyện Gò Công Đông) và cồn Ngang (huyện Tân Phú Đông) được xem là nơi tập trung nghêu, sò huyết sinh sản nhiều. Được biết, sò huyết Gò Công được các thương lái đánh giá là giống tốt nhất trong toàn quốc, vì tỷ lệ sốnᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚg cao (80%) cũng như sò thịt nổi tiếng về chất lượng thịt, hình dáng đẹp...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trong 10 tháng năm 2024, tình hình nuôi nghêu trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, diện tích thả nuôi khoảng 2.300 ha, tập trung các xã ven biển huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông. Sản lượng thu hoạch nghêu của tỉnh Tiền Giang đạt khoảng 2.540 tấn.

Tại huyện Gò Công Đông, địa phương duy trì và phát triển vùng nuôi nghêu trên địa bàn huyện có diện tích 2.200 ha, tập trung tại xã Tân Thành, sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt khoảng 20.000 tấn. Nghêu Gò Công có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Để nâng cao giá trị nghêu thương phẩm, năm 2011, tỉnh Tiền Giang đã triển khai Đề tài khoa học công nghệ “Xây dựng vùng quản lý khai thác nghêu tại Gò Công, theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý biển MSC”. Đến cuối tháng 8/2023, vùng nuôi nghêu huyện Gò Công Đông đã được Tổ chức Chứng nhận quốc tế toàn cầu (Control Union) đánh giá và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC - Aquaculture Stewardship Council) vào đầu tháng 11/2023.

Hiện tại, vùng nuôi nghêu này có diện tích 350 ha do Ban Quản lý cồn bãi huyện Gò Công Đông quản lý và khai thác. Đây là vùng nuôi nghêu thứ 4 của Việt Nam và là vùng nuôi nghêu thứ 4 trên thế giới đạt chứng nhận ASC, góp phần giúp cho nghề nuôi nghêu của tỉnh Tiền Giang nói chung cũng như huyện Gò Công Đông nói riêng phát triển ổn định, mang lại giá trị kinh tế cao.

Ở huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, ông Trần Ngọc Chí (Hai Trí), Giám đốc Hợp tác xã thủy sản Phú Tân chia sẻ, hợp tác xã đang quản lý 500 ha đất bãi bồi ở khu vực cồn Ngang (huyện Tân Phú Đông) với 1.050 xã viên là người dân ở địa phương tham gia nuôi sò huyết. Trong 10 tháng năm 2024, Hợp tác xã thủy sản Phú Tân khai thác hơn 7,2 tấn sò huyết giống với giá dao động từ 1,3 triệu đồng/kg-1,7 triệu đồng/kg.

Bên cạnh phát triển các vùng nuôi nghêu và sò huyết, hai huyện Tân Phú Đông và Gò Công Đông của tỉnh Tiền Giang còn chú trọng mở rộng diện tích nuôi tôm. Ông Bùi Thái Sơn, Bí thư Huyện ủy-Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông cho biết: Được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, vùng đất ven biển của huyện Tân Phú Đông đã được đầu tư phát triển theo Dự án Nam Gò Công. Từ đây, nhiều công trình thủy lợi phục vụ nuôi và khai thác thủy, hải sản liên tục được xây dựng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ đó, diện tích nuôi tôm ngày càng được mở rộng, kết hợp với khai thác nguồn lợi hải sản từ các cồn bãi đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình và kinh tế địa phương. Trong 10 tháng năm 2024, huyện Tân Phú Đông thả nuôi 7.560 ha nuôi tôm, sò huyết với tổng sản lượng khai thác đạt 44.972 tấn.

Cùng với các mô hình nuôi tôm truyền thống, các hộ nuôi tôm ở hai huyện Tân Phú Đông và Gò Công Đông đã bắt đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trong nuôi tôm nước lợ như mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, ban đầu với diện tích 30 ha/14 hộ, cho năng suất bình quân từ 40 -70 tấn/ha (nuôi thông thường từ 15 - 20 tấn/ha). Điển hình như hộ ông Trần Quang Thành, cư ngụ tại ấp Xóm Rẫy, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, đã chuyển đổi 2 ha đất nhiễm mặn sang nuôi tôm. Nhờ nắm vững quy trình, chọn con giống tốt, sạch bệnh, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn qua từng vụ nuôi..., nên vụ nào ông Thành cũng bội thu. Trung bình mỗi năm, ông đạt sản lượng nuôi gần 10 tấn tôm thương phẩm, sau khi trừ chi phí, ông còn lãi từ 300 - 400 triệu đồng.

Bà Lê Hồng Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang trao đổi: Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật ngay từ đầu vụ, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả để nông dân nghiên cứu, áp dụng. Cùng đó, huyện đã xây dựng 2 mô hình trên lĩnh vực nuôi tôm là mô hình ứng dụng men vi sinh kết hợp sục khí đáy trong nuôi tôm thẻ chân trắng và mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ, được triển khai tại xã ven biển Tân Thành.

Bên cạnh đó, để khai thác hiệu quả tiềm năng nuôi hải sản nước mặn trên địa bàn tỉnh, Tiền Giang đã và đang thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút nhà đầu tư đầu tư phát triển dịch vụ phục vụ nhu cầu nuôi, chế biến thủy, hải sản. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất chế biến thức ăn thủy sản, chế biến thủy sản xuất khẩu phát triển khá mạnh, đạt được những kết quả tốt trên địa bàn tỉnh. Điều này cũng được kỳ vọng để ngành nuôi trồng thủy, hải sản tỉnh Tiền Giang có bước bứt phá nhanh trong thời gian tới.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục