Việt Nam - Ba Lan đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế song phương
♎Tại cuộc họp tham vấn kinh tế song phương lần thứ 2 tại Warsaw, Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Krystof Paszyk cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác song phương trong bối cảnh kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ba Lan.
Đánh giá cao kết quả cuộc họp lần thứ 3 của Nhóm Công tác Ba Lan - Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp đã mở cửa thị trường cho sản phẩm việt quất của Ba Lan, Bộ trưởng Krzysztof Paszyk kỳ vọng, Việt Nam sẽ cập nhật thường xuyên danh sách cơ sở và sản phẩm Ba Lan thuộc diện kiểm soát thú y. Đồng thời, sớm hoàn tất yêu cầu xuất khẩu với sản phẩm có nguồn gốc động vật từ Ba Lan; tiếp tục mở cửa thị trường cho sản phẩm nông sản chất lượng cao của Ba Lan.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhất trí và tin rằng những đề xuất của Bộ trưởng Krzysztof Paszyk sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa hai nước. Hiện nay, dư địa cho phát triển thương mại, đầu tư vẫn còn rất lớn, hai nước có thể tiếp tục gặt hái kết quả tốt đẹp trong tương lai. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, hai nước có tiềm năng tận dụng tốt hơn Hiệp định EVFTA để Ba Lan trở thành cầu nối cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập và phát triển ở thị trường EU. Ngược lại,hàng hóa Ba Lan thông qua thị trường Việt Nam tiếp cận thị trường ASEAN và các nước mà Việt Nam đã ký kết FTA. Năm 2023, Việt Nam cũng đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng ngân sách quốc nội (GDP) bình quân của Việt Nam có sự tụt giảm xuống 5,05%. Tuy nhiên năm 2024, kinh tế - xã hội Việt Nam đã khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ, nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao. Cụ thể như công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa. Tăng trưởng GDP đạt 7,09% cho năm 2024. Đặc biệt, năm 2022-2023, dù chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và xung đột địa chính trị giữa Nga và Ukraine nhưng tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn có sự tăng trưởng nhẹ, năm 2022 là 3,5% và năm 2023 là 5,9%.Năm 2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ba Lan đạt 3,4 tỷ USD tăng 21,7% so với năm 2023; trong đó, xuất khẩu đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 24,4% và nhập khẩu đạt 387 triệu USD tăng 3,8%. Tuy có sự tăng trưởng, nhưng con số này vẫn chưa tương xứng và chưa phản ánh đúng tiềm năng và lợi thế của các bên.
Hơn nữa, kết quả cuộc họp Nhóm công tác về nông nghiệp lần thứ 3 được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11/2024 đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hai nước và thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường mỗi bên. Việt Nam đề xuất hai bên thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu phục vụ nghiên cứu nguồn lợi hải sản. Ngoài ra, hợp tác thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm rất tiềm năng. Tuy nhiên, để tận dụng điều này còn phụ thuộc nhiều vào việc tuân thủ quy định của hai nước và các Điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên. Việt Nam khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư nghiên cứu và sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc mới, thuốc biệt dược, thuốc sinh học tại cơ sở sản xuất thuốc Việt Nam; hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trong điều trị, sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm; chuyển giao công nghệ và đầu tư sản xuất trang thiết bị y tế tại Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh đề xuất của phía Ba Lan mở rộng hợp tác trong công nghệ bán dẫn, nông nghiệp, khai thác mỏ, năng lượng, môi trường, giải pháp công nghệ bền vững, thân thiện với môi trường cho nền kinh tế tuần hoàn và quản lý nước thải. Tuy nhiên, hai nước cần tăng cường trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Đặc biệt, Việt Nam khuyến khích hai bên hợp tác, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách, chiến lược, giải pháp, mô hình và công nghệ để thúc đẩy chuyển đổi số. Bộ trưởng gợi mở, hai bên có thể hợp tác phát triển nền tảng số; đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI); đào tạo nguồn nhân lực số; phát triển giải pháp an ninh mạng; thúc đẩy hợp tác thương mại số; triển khai dự án thí điểm ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong nông nghiệp thông minh, sản xuất, dịch vụ. Đáng lưu ý, Việt Nam với tư cách là một quốc gia đang phát triển đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi những tác động của biến đổi khí hậu, tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Do vậy, Việt Nam mong muốn hợp tác với Ba Lan để trao đổi kinh nghiệm trong chuyển đổi năng lượng và chuyển giao công nghệ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Ba Lan hỗ trợ Việt Nam vận động Ủy ban châu Âu dỡ bỏ thẻ vàng đối với ngành thủy sản Việt Nam, qua đó thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan. Hơn nữa, đề nghị Ba Lan tiếp tục quá trình phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư EVIPA. Mặt khác, việc tăng cường hợp tác trong xúc tiến thương mại giữa hai bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam tiếp cận thị trường Ba Lan và ngược lại.
Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa thông qua hệ thống siêu thị, bán lẻ tại cả Ba Lan và Việt Nam. Cụ thể, cung cấp thông tin, giới thiệu các tập đoàn phân phối Ba Lan đặt hiện diện thương mại tại Việt Nam, hợp tác đưa hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào mạng phân phối của tập đoàn tại Ba Lan/các nước thuộc EU, nhất là hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam. Mặt khác, khuyến khích các tập đoàn phân phối đa quốc gia của Ba Lan/EU liên kết, hợp tác với cơ sở, doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam để phát triển nguồn hàng cho mạng phân phối toàn cầu, xây dựng Việt Nam thành trung tâm cung ứng của khu vực. Hơn nữa, đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển xuất khẩu dựa trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam và nước ngoài. Trước bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, Việt Nam và Ba Lan cần hợp tác chặt chẽ, hiệu quả, nhất là thương mại, công nghiệp và chuyển đổi năng lượng để cùng ứng phó và nâng cao sức chống chịu của mỗi bên. Việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại song phương cũng như trong khuôn khổ đa phương giữa hai khối ASEAN và EU sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Việt Nam và Ba Lan. Dự kiến cuộc họp tham vấn kinh tế song phương lần thứ 3 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào năm 2027. Sau cuộc họp tham vấn kinh tế lần thứ 2 Việt Nam - Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Công Thương🎀 Việt Nam Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Ba Lan Krystof Paszyk ký kết biên bản cuộc họp, thống nhất nhiều nội dung quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
🐼Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ba Lan
10:18' - 16/01/2025
🔯Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan Donald Tusk, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan từ ngày 16 - 18/1/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
ಌViệt Nam- Ba Lan: Nhiều tiềm năng trong hợp tác thương mại
09:33' - 15/01/2025
♛Quan hệ thương mại Việt Nam- Ba Lan không ngừng phát triển song hành với thành tựu trong phát triển kinh tế mỗi nước. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan tăng mạnh trong những năm gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
ﷺĐồng chí Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
22:17' - 17/01/2025
꧙Chiều 17/1, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đỗ Trọng Hưng công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định đồng chí Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
♏Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Szymon Holownia
22:02' - 17/01/2025
🍌Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 17/1 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Quốc hội Ba Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến Chủ tịch Hạ viện Ba Lan Szymon Holownia.
-
Kinh tế Việt Nam
💟Hà Nội vận hành 148 trạm bơm lấy nước cho vụ Đông Xuân
21:41' - 17/01/2025
ﷺSau đợt 1 điều tiết nước hồ thủy điện, các tổ chức thủy lợi của thành phố Hà Nội đã vận hành 148 trạm bơm với 358 tổ máy, tổng lưu lượng 582.000 m3/giờ; tăng 7 trạm bơm và 32 tổ máy so với ngày 15/1.
-
Kinh tế Việt Nam
ဣLâm Đồng hoàn thành hồ sơ tinh gọn bộ máy trước ngày 10/2
20:38' - 17/01/2025
𒈔Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các sở, ngành, UBND huyện, thành phố trực thuộc khẩn trương hoàn thiện Đề án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập.
-
Kinh tế Việt Nam
🅰Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ
19:42' - 17/01/2025
♓Bộ Chính trị quyết định điều động, phân công, chỉ định đồng chí Đỗ Thanh Bình tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ nhiệm kỳ 2020-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
🐻Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam – Ba Lan lên tầm chiến lược
19:29' - 17/01/2025
𒈔Sáng 17/1, tại thủ đô Vácsava, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Vácsava, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam – Ba Lan lên tầm chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
🌃Ký kết hợp tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững
19:16' - 17/01/2025
💖Chiều 17/1, Cục Bảo vệ thực vật và Hiệp hội CropLife Việt Nam đã ký kết Kế hoạch hợp tác triển khai chương trình “Khung Quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
𒆙Bình Dương dự kiến huy động 100.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng
18:59' - 17/01/2025
▨Thực hiện Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 và Đề án đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, Bình Dương sẽ huy động khoảng 100 nghìn tỷ đồng để phát triển hạ tầng.
-
Kinh tế Việt Nam
🙈Xử lý thông tin báo chí nêu “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất”
17:46' - 17/01/2025
𓆏Văn phòng Chính phủ có văn bản số 443/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo chí nêu về nội dung “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất”.