Đại sứ Dương Hoài Nam: Chuyến thăm mở ra chương mới, nâng quan hệ Việt - Séc lên tầm cao mới
Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức CH Séc từ ngày 18 - 20/1/2025 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ CH Séc Petr Fiala, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Séc, ông Dương Hoài Nam về sự kiện này. TTXVN trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn.
Phóng viên: Thưa Đại sứ, chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có tầm quan trọng như thế nào đối với mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và CH Séc, đặc biệt khi hai nước đang kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (2/2/1950 – 2/2/2025)?Đại sứ Dương Hoài Nam: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức CH Séc từ ngày 18 - 20/1 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Séc Petr Fiala. Chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng, diễn ra đúng dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trên cơ sở những thành tựu đạt được và tiếp nối đà phát triển tích cực trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua, dự kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ cùng Thủ tướng CH Séc tuyên bố nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược trong dịp này, mở ra một chương mới, đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước lên một tầm cao mới, sâu rộng, thực chất và hiệu quả.
Phóng viên: Đại sứ có thể cho biết những hoạt động, nội dung điểm nhấn trong chuyến thăm này là gì? Đại sứ quán Việt Nam tại Séc đã chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này như thế nào?Đại sứ Dương Hoài Nam: Tiếp nối chuyến thăm rất thành công của Thủ tướng Séc Petr Fiala đến Việt Nam vào tháng 4/2023, chuyến thăm chính thức tới Séc của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dịp để hai bên cùng nhìn lại chặng đường 75 năm quan hệ được xây dựng dựa trên nền tảng tin cậy chính trị, hợp tác bền vững và tôn trọng lẫn nhau. Đây là chuyến thăm Séc đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam kể từ sau đại dịch COVID-19, cũng là chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên tới Séc trong Năm mới 2025, đồng thời mở đầu cho chuỗi các sự kiện kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Điểm nhấn nổi bật trong chuyến thăm lần này là quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược. Hai bên sẽ tập trung trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác sâu rộng và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao - du lịch, lao động, phát triển bền vững và thúc đẩy giao lưu nhân dân, góp phần làm sâu sắc hơn nữa các nền tảng hợp tác sẵn có, khai thác thêm nhiều lĩnh vực hợp tác tiềm năng, mở ra những cơ hội mới cho hợp tác song phương.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên dự kiến sẽ ký kết một số văn kiện thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thể thao…; tiếp tục trao đổi khả năng thiết lập đường bay trực tiếp giữa hai nước cũng như mở trung tâm văn hóa tại mỗi nước nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch và giao lưu nhân dân. Hiện các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Séc đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục nội bộ cuối cùng để kịp công bố nhân dịp chuyến thăm cấp cao sắp tới.
Một điểm nhấn nữa của chuyến thăm là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ tham dự sự kiện Xuân Quê hương 2025 do Đại sứ quán phối hợp với Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu và Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Séc tổ chức. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Xuân Quê hương, chúc Tết bà con kiều bào ta tại Séc. Sự kiện này góp phần khẳng định chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Séc đang tích cực triển khai, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan của hai nước hoàn tất công tác chuẩn bị cho chuyến thăm.
Trong quá trình này, Đại sứ quán luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Thượng viện, Hạ viện và các cơ quan liên quan của Séc. Điều này thể hiện rõ Séc đặc biệt coi trọng quan hệ với Việt Nam cũng như chuyến thăm chính thức Séc sắp tới của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân.
Phóng viên: Xin Đại sứ cho biết những điểm nhấn nổi bật của mối quan hệ Việt Nam - CH Séc trong chặng đường 75 năm qua?Đại sứ Dương Hoài Nam: Để nói về những điểm nhấn, nét nổi bật trong quan hệ Việt Nam - Séc được vun đắp và củng cố qua nhiều thế hệ trong suốt 75 năm qua, trước hết phải kể đến chuyến thăm thành phố Chrastava ngày 20/7/1957 nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (17 - 21/7/1957) đến Tiệp Khắc. Tại đây, Người đã gặp gỡ, động viên nhóm 100 thiếu sinh quân được Người trực tiếp cử sang học tập tại thành phố Chrastava, tỉnh Liberec, khóa học 1956-1959. Điều rất đáng trân trọng là tất cả các kỷ vật, tư liệu về chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của các thiếu sinh quân Việt Nam được lưu giữ, trưng bày trang trọng tại Ủy ban Nhân dân thành phố Chrastava. Đây cũng là sự khởi đầu, nền móng vững chắc cho hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Nhờ đó, nhiều thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam được cử sang Séc học tập đã trở về đất nước xây dựng và phát triển sự nghiệp, trong đó nhiều người thành công, giữ các chức vụ quan trọng, góp phần làm cầu nối thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Séc ngày càng phát triển vững mạnh.
Từ những thế hệ người Việt Nam đầu tiên sang Tiệp Khắc đến nay, cộng đồng người Việt Nam tại Séc không ngừng lớn mạnh. Hiện có khoảng 100.000 người Việt sinh sống, làm việc tại Séc, được chính phủ sở tại đánh giá là cộng đồng chăm chỉ, hội nhập thành công và có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và là một trong những cộng đồng dân tộc thiểu số lớn nhất tại Séc.
Có thể nói, nhờ những nhân tố đặc biệt này mà quan hệ song phương giữa hai nước đã duy trì được đà phát triển ổn định và tích cực trong 75 năm qua. Lãnh đạo cấp cao hai nước liên tục có các chuyến thăm song phương, tích cực phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và các tổ chức quốc tế. Hai bên duy trì các cơ chế hợp tác song phương hiệu quả, quan trọng như Ủy ban Liên chính phủ về Kinh tế họp định kỳ 2 năm/lần và đến nay đã họp được 7 phiên. Tính đến nay, hai bên đã ký kết, triển khai khoảng 50 hiệp định và thỏa thuận song phương.
Bên cạnh đó, Séc coi Việt Nam là đối tác hàng đầu, cửa ngõ kết nối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với châu Âu, đồng thời là một ưu tiên trong chiến lược châu Á -Thái Bình Dương của Séc. Quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua được triển khai hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là chính trị - ngoại giao, thương mại - đầu tư, năng lượng, đổi mới sáng tạo...
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã và đang đem lại cho cả Việt Nam và Séc những lợi ích thực chất về kinh tế - thương mại - đầu tư. Theo số liệu của Séc, kim ngạch thương mại hai chiều song phương năm 2023 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2022 và dự kiến đạt 3,8 tỷ USD trong năm 2024, tăng 28% so với năm 2023. Séc cũng là quốc gia thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA). Séc hiện có 41 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 92,39 triệu USD, trong đó có một số dự án xây dựng Nhà máy sản xuất xe ô tô SKODA tại Quảng Ninh và Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2... Hai bên còn nhiều tiềm năng, dư địa để mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, khai khoáng…
Phóng viên: Đại sứ quán Việt Nam tại Séc có định hướng và những hoạt động cụ thể nào nhằm thắt chặt tình đoàn kết, hướng về quê hương đất nước trong cộng đồng người Việt Nam tại đây?Đại sứ Dương Hoài Nam: Tăng cường đại đoàn kết, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê hương đất nước luôn là một trọng tâm công tác của Đại sứ quán. Trong năm 2024 vừa qua, Đại sứ quán đã phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu và Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Séc triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa, nổi bật là hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài quyên góp được 5,7 tỷ đồng ủng hộ các nạn nhân của cơn bão số 3 (bão Yagi) hồi tháng 9 năm ngoái và quyên góp ủng hộ người dân bị ảnh hưởng do trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử Séc tại 3 tỉnh miền Đông nước này. Cộng đồng người Việt Nam là nhóm dân tộc thiểu số đầu tiên ở sở tại quyên góp ủng hộ các nạn nhân của trận lũ này. Nghĩa cử cao đẹp đó đã được Chính phủ Séc và chính quyền 3 tỉnh ghi nhận, đánh giá cao.
Trong năm 2025, Đại sứ quán sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan của hai nước cũng như Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu và Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Séc tổ chức một số hoạt động thiết thực kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao hai nước, trong đó tập trung giới thiệu, quảng bá truyền thống văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam không chỉ hướng tới đối tượng là người dân sở tại mà cả thế hệ thứ hai và ba người Việt Nam tại Séc để giúp thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên tại đây hiểu biết về lịch sử, văn hóa của Việt Nam, qua đó ngày càng gắn bó với quê hương, đất nước.
Cùng với đó, như đã nói ở trên, sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân tại Xuân Quê hương năm 2025 ở Praha, chúc Tết bà con kiều bào có ý nghĩa to lớn, góp phần khơi dậy tinh thần đại đoàn kết dân tộc và hướng về quê hương, đất nước của cộng đồng người Việt Nam tại Séc.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại sứ.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thꦗăm chính thức Ba Lan, Séc൩ và tham dự Hội nghị WEF tại Thụy Sĩ
17:12' - 15/01/2025
Đây là chuyến thăm chính thức 𓄧đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đến Ba Lan sau 15 năm, đến Séc sau 6 năm, nhằm tạo đột phá nâng tầm quan hệ với hai nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướngꦡ Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam – Ba Lan lên tầm chiến lược
19:29'
Sáng 17/1, tại thủ 🐟đô Vácsava, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Vácsava, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam – Ba Lan lên tầm chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
K𝓡ý kết hợp tác quản lý thuốc bảo vệ thực 𝄹vật bền vững
19:16'
Chiều 17/1, Cục Bảo vệ thực vật và Hiệp hội 🐽CropLife Việt Nam đã ký kết Kế hoạch hợp tác triển khai chương trình “Kh🦋ung Quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững” năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương dự kiến huy đ🐽ộng 100.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng
18:59'
Thực hiện Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 và Đề án đưa tỉnh trở thành t♒hành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, Bình Dương sẽ huy động khoảng 100 nghìn tỷ đồng để phát triển hạ tầng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý thông tin báo chí nêu “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dജừng sản xuất”
17:46'
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 443/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ꧂ tướng Phạm Minh Chính xử lý thông tin báo chí nêu về nội dung “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất”.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo xuất khẩu cao su năm 2025 đạt trên 11 tỷ U൩SD
16:37'
Hiệp hội cao su Việt Nam dự báo, năm 2025 dự kiến sẽ là một năm phát triển mạnh mẽ hơn 🎀của ngành cao su Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Th🐎ủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các doanh nghiệp hàng đầu Bꦛa Lan
16:20'
Sáng 17/1, tại thủ đô Váꦗcsava, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có các cuộc tiếp lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu Ba Lan gồm: Tập đoàn Adamed và Hãng hàng không LOT Airlines.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đưa 3 tuyến buýt điện số 05, 39ဣ và 47 vào hoạt động
13:15'
Sáng ngày 17/1, Tổng công ty Vận tải Hà Nội đã tổ chức lễ khai ෴trương 3 tuyến buýt điện 05, 39 và 47.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh khánh thành dự án kênh Hàng Bàng đoạn qua địa 🐽bàn Quận 5
12:50'
Thành phố xác định đây là một trong những tuyế🅺n kênh cần tập trung cải tạo, di dời, tái định cư cho các hộ dân đang sống trên kênh, khôi phục lại mặt nước của dòng kênh…
-
Kinh tế Việt Nam
Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế: Cơ hội vàꦅng cho Việt Nam
08:48'
việc x♔ây dựng Trung tâm tà⛦i chính khu vực và quốc tế đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ xác định là một trong những đột phá về thể chế, là quyết sách nhằm giải phóng các nguồn lực...