Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước

15:31' - 17/12/2024
BNEWS Tp. Hồ Chí Minh có nhiều triển vọng phát triển ngành dịch vụ; trong đó, có thể kể đến 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm hơn 90% trong khu vực ngành dịch vụ thành phố.

🌱Với vai trò là đô thị đặc biệt, đầu mối hội nhập quốc tế, có sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, Tp. Hồ Chí Minh có nhiều triển vọng phát triển ngành dịch vụ; trong đó, có thể kể đến 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm hơn 90% trong khu vực ngành dịch vụ thành phố.

Đây là thông tin được cho biết tại hội thảo “Giải pháp xây dựng Tp. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại có giá trị gia tăng cao” do Sở Công Thương thành phố tổ chức ngày 17/12.

 

🎶Với cơ cấu kinh tế hiện đại, chuyển dịch đúng hướng, các ngành dịch vụ có giá trị và hàm lượng khoa học công nghệ cao chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong thời gian qua, Tp. Hồ Chí Minh từng bước trở thành trung tâm thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo của khu vực.

Thống kê hơn 10 năm qua, dịch vụ luôn là ngành có tỷ trọng cao, chiếm hơn 60% trong cơ cấu GRDP của Tp. Hồ Chí Minh và cho thấy là trung tâm về dịch vụ, cũng như cực tăng trưởng về dịch vụ của Việt Nam, đóng góp tăng trưởng khu vực dịch vụ của cả nước.

Tuy đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng sự phát triển của ngành dịch vụ Tp. Hồ Chí Minh vẫn chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững và vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm. Do đó, thúc đẩy giải quyết những hạn chế của Tp. Hồ Chí Minh sẽ giúp mở ra cơ hội mới nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ thành phố trong tương lai, nhất là các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại và có giá trị gia tăng cao.

🐲Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng cho biết, nhiều chính sách đã được ban hành nhằm khuyến khích phát triển dịch vụ, nhất là tạo điều kiện cho phát triển ngành dịch vụ thích ứng với những yêu cầu của bối cảnh mới.

Mặc dù vậy, thành phố đòi hỏi có giải pháp nghiên cứu, đánh giá tổng thể ngành dịch vụ, xu thế phát triển, xác định những ngành dịch vụ ưu tiên dựa trên thế mạnh, triển vọng phát triển trong tương lai để cụ thể hóa nội dung định hướng cấp quốc gia và cấp vùng đối với ngành dịch vụ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và bảo đảm sự phát triển mang tính đồng bộ liên vùng, cũng như cả nước.

🗹Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Dũng, xây dựng Đề án “Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại và có giá trị gia tăng cao” (gọi tắt là Đề án) là một yêu cầu cấp thiết không nằm ngoài mục tiêu tạo đà bứt phá trong tương lai theo định hướng, tầm nhìn phát triển Tp. Hồ Chí Minh nói chung và ngành dịch vụ nói riêng.

Đề án còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại thành phố giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời là cơ sở triển khai chương trình trọng điểm, định hướng tái cơ cấu nhóm ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế Tp. Hồ Chí Minh theo hướng tập trung vào các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại và có giá trị gia tăng cao.

𒉰Ở góc độ đơn vị tư vấn đề án, ông Bùi Đạo Thái Trường, Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Roland Berger cho hay, từ những bài học kinh nghiệm của các trung tâm dịch vụ hàng đầu như Singapore, Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai và Bangkok, Tp. Hồ Chí Minh có thể rút ra những chiến lược quan trọng để phát triển thành một trung tâm dịch vụ nổi bật trong khu vực.

Cụ thể, thành phố cần xác định và phát triển 3-5 ngành dịch vụ chủ chốt như tài chính, khoa học công nghệ và logistics, đồng thời tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa nhóm ngành này sẽ không chỉ tối ưu hóa nguồn lực mà còn gia tăng giá trị gia tăng cho nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ và bền vững.

ꦇSong song với việc nâng cao các ngành dịch vụ chính, Tp. Hồ Chí Minh chú trọng xây dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ như đào tạo nhân lực, tư vấn chuyên nghiệp, du lịch... sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nhóm ngành dịch vụ chủ lực, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ.

Hay đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện đại là yếu tố then chốt giúp thành phố trở thành điểm đến hấp dẫn cho cộng đồng nhà đầu tư quốc tế; thiết lập khu thương mại tự do với chính sách mở cửa sẽ là động lực quan trọng để tăng cường giao thương quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài...

🦩Còn đóng góp ý kiến cho đề án, chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch chỉ ra rằng, khi xác định các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại có giá trị gia tăng cao thì cần xác định vai trò của nhà nước và chính quyền địa phương trong thúc đẩy nhóm ngành phát triển, chứ không dừng lại ở chỗ tự phát triển và lấy con số thống kê báo cáo.

Cụ thể, Tp. Hồ Chí Minh định hướng chuyển đổi xanh và chuyển đổi số (chuyển đổi kép), vậy nên xác định nhóm ngành dịch vụ nào cần đẩy mạnh phát triển để đồng bộ cùng với định hướng chuyển đổi kép đã đề ra, cũng như những chính sách đã ban hành của thành phố ở một số lĩnh vực liên quan.

♐Trên cơ sở đã phân tích, TS. Trần Du lịch kiến nghị, Tp. Hồ Chí Minh nên có những giải pháp mạnh mẽ hơn và đảm bảo có sự phối hợp liên ngành kèm theo trong xây dựng Đề án, chứ không thể chỉ giao cho một sở ngành thực hiện thì mới có thể hiện thực hóa Trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại có giá trị gia tăng cao.

Song song đó, Tp. Hồ Chí Minh xây dựng đề án nên có sự ưu tiên theo cấp độ cho từng nhóm ngành dịch vụ và phân loại ngành nào bắt buộc có vai trò thúc đẩy của chính quyền thành phố, ngành nào có thể để phát triển theo dòng chảy thị trường với sự quản lý của sở ngành.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, hướng đến mục tiêu trở thành Trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại có giá trị gia tăng cao, Tp. Hồ Chí Minh nên tập trung vào nhóm ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao và đặt trọng tâm phát triển, gồm: dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm; công nghệ thông tin và truyền thông; hoạt động công nghệ và đổi mới sáng tạo; giáo dục; y tế; trong đó, ngành dịch vụ tài chính với định hướng trở thành trung tâm cho sự tăng trưởng nhanh của quốc gia nói chung, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và định hình tương lai của tài chính số.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục