Thực thi các FTA thế hệ mới: 7 khuyến nghị về phòng vệ thương mại
𒀰Ngày 17/9, Bộ Công Thương tổ chức khai giảng Khóa đào tạo xây dựng đội ngũ chuyên gia về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) cho các cơ quan quản lý, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, từ đó hỗ trợ tận dụng tối đa các lợi ích từ việc thực thi các FTA.
꧑Khóa đào tạo diễn ra trong 5 ngày, từ 17 - 21/9/2024 với sự tham gia của 50 học viên đến từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các viện, trường, trung tâm trên địa bàn Hà Nội, Điện Biên, Nam Định, Quảng Trị, Thái Nguyên, Yên Bái…
“Phòng vệ thương mại trong EVFTA và các FTA thế hệ mới” là chủ đề đầu tiên của khóa đào tạo, do báo cáo viên Nguyễn Việt Hà đến từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) trình bày. Phần chia sẻ của báo cáo viên đã cung cấp những thông tin cụ thể quy định về phòng vệ thương mại trong EVFTA và các FTA thế hệ mới đối với sản phẩm xuất khẩu; kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro về phòng vệ thương mại đối với sản phẩm xuất khẩu; cách thức xử lý rủi ro về phòng vệ thương mại; cách thức giải quyết vấn đề khi sản phẩm xuất khẩu bị áp biện pháp phòng vệ thương mại; các vấn đề thường gặp và cách thức xử lý…
Pháp luật phòng vệ thương mại tại Việt Nam được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương 2017 (Chương IV về các biện pháp PVTM, Điều 67-Điều 99); Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương; Thông tư số 42/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại; các Thông tư hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại tại các Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định EVFTA và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh. Đánh giá chung về những vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với Việt Nam những năm gần đây cho thấy, số lượng vụ việc điều tra tăng nhanh, đặc biệt là chống lẩn tránh. Giai đoạn 2001-2011 là 50 vụ nhưng giai đoạn 10 năm sau đó (2012-2022) là 172 vụ, tăng gần 3,5 lần. Cùng với đó, thị trường điều tra ngày càng mở rộng, phạm vi sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng; xu hướng điều tra khắt khe hơn; Phạm vi điều tra ngày càng mở rộng; mức thuế phòng vệ thương mại có thể bị đẩy lên do vấn đề kinh tế thị trường… Báo cáo viên cho biết, quy định về phòng vệ thương mại trong EVFTA được quy định cụ thể tại Chương 3 của Hiệp định, với các quy định về thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng; các biện pháp tự vệ toàn cầu; điều khoản tự vệ song phương. Một số điểm khác biệt về quy định phòng vệ thương mại trong EVFTA và pháp luật Việt Nam gồm việc bổ sung các cam kết chi tiết về đảm bảo tính minh bạch (tại Điều 3.2 và Điều 3.7); Quy định nguyên tắc áp dụng mức thuế thấp hơn, tức là thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp chỉ ở mức đủ để loại bỏ thiệt hại (tại Điều 3.4); Quy định về việc xem xét lợi ích công cộng khi quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp (Điều 3.3); Quy định về biện pháp tự vệ chuyển tiếp với thời gian chuyển tiếp có thể áp dụng là 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Báo cáo viên cho biết, Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xử lý. Bên cạnh đó, trao đổi với hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin, cập nhật diễn biến vụ việc và thống nhất phương án ứng phó. Ngoài ra, tư vấn pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, quy định/ thông lệ điều tra của nước khởi kiện và đưa ra các khuyến nghị, hướng xử lý cụ thể; trao đổi, tham vấn, đưa ra quan điểm về các khía cạnh pháp lý và thực tiễn với Cơ quan điều tra nước ngoài, đề nghị tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đặc biệt, xem xét khởi kiện các biện pháp phòng vệ thương mại của Cơ quan điều tra nước ngoài nếu có dấu hiệu vi phạm các quy định của WTO… Theo Báo cáo viên, Cục Phòng vệ thương mại đã và đang theo dõi biến động xuất khẩu của gần 40 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo khoảng 10 mặt hàng (đã có các sản phẩm bị điều tra như gỗ dán, đệm mút, lốp xe ô tô, ống đồng, mật ong, thép chống ăn mòn, gạch men, tủ gốc, pin mặt trời, ghim dập…). Nhằm xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại, đại diện Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hiệp hội và doanh nghiệp quan tâm đến 7 vấn đề. Cụ thể, cân nhắc các rủi ro về phòng vệ thương mại để xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất khẩu hợp lý; tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng, hạn chế việc canh tranh bằng giá. Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, hệ thống sổ sách kế toán; nghiên cứu, hiểu về các nguyên tắc quy trình, thủ tục điều tra phòng vệ thương mại. Theo dõi thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương. Chuẩn bị nguồn lực để kháng kiện trong trường hợp phát sinh. Mặt khác, xây dựng chiến lược kháng kiện rõ ràng, thống nhất từ đầu vụ việc; tham gia hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại, Hiệp hội trong quá trình xử lý vụ việc. Đặc biệt, tuyệt đối không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. 🌳Liên quan đến Hiệp định EVFTA, khóa đào tạo để trở thành chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới (khóa cơ bản) của Bộ Công Thương sẽ đề cập đến những vấn đề khác như xúc tiến thương mại; các cam kết, quy định về sở hữu trí tuệ EVFTA; vấn đề lao động trong Hiệp định EVFTA.Tin liên quan
-
DN cần biết
Bảo vệ doanh nghiệp trước thách thức hội nhập
19:07' - 16/09/2024
♏Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi các vụ điều tra phòng vệ thương mại, đặc biệt trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phức tạp.
-
Hàng hoá
Không chậm trễ phòng vệ cho thép
13:58' - 18/08/2024
🦹Ngành thép đang cần hơn bao giờ hết sự hỗ trợ từ cơ chế để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, phòng vệ trước hàng nhập khẩu.
-
Doanh nghiệp
🔯Bỏ tư duy đứng ngoài hoặc không cần phòng bị trên sân nhà
07:37' - 04/08/2024
𝔉Việc doanh nghiệp sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam còn hạn chế. Doanh nghiệp, hiệp hội chưa có nhiều kinh nghiệm khởi xướng điều tra PVTM.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
🍸VinFast Energy, Marubeni và Vinpearl khánh thành dự án pin lưu trữ năng lượng
17:54'
𓆉VinFast Energy, Marubeni và Vinpearl đã chính thức đưa hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) tại Vinpearl Resort Nha Trang vào vận hành thương mại.
-
Doanh nghiệp
🧸Ngành hàng không Trung Quốc lập kỷ lục về vận chuyển hành khách
17:02' - 19/12/2024
💮Các hãng hàng không Trung Quốc đã vận chuyển số lượng hành khách vượt 700 triệu lượt người, lập kỷ lục trong lịch sử phát triển.
-
Doanh nghiệp
🌞Thúc tiến độ dự án Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên nhằm đảm bảo điện 2025
16:33' - 19/12/2024
❀Trạm 500kV Vĩnh Yên khi hoàn thành sẽ nâng khả năng tải, thu hút nguồn điện từ các nhà máy điện, góp phần quan trọng đảm bảo điện khu vực miền Bắc trong các thời gian cao điểm mùa khô.
-
Doanh nghiệp
💞Khan hiếm việc làm, nhiều nhà thầu xây dựng đang “phá giá”
10:02' - 19/12/2024
😼Nếu tình trạng “phá giá” trong đấu thầu vẫn tiếp diễn thì các doanh nghiệp xây dựng sẽ phá sản rất nhanh; thậm chí, trong vài năm nữa không còn doanh nghiệp xây dựng để làm nhà thầu.
-
Doanh nghiệp
🌃Bốn "ông lớn" Hàn Quốc tìm giải pháp vượt khó trong năm 2025
09:47' - 19/12/2024
꧒Bốn tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã bắt đầu tổ chức các cuộc họp về chiến lược quản lý nhằm đánh giá tình hình năm 2024 và đưa ra chiến lược quản lý trong năm mới 2025.
-
Doanh nghiệp
Australia: Bê bối khiến loạt CEO "bay ghế"
09:30' - 19/12/2024
🐲CEO của ANZ Group Shayne Elliott, CEO của Star Entertainment, CEO của Woolworths Group Brad Banducci và CEO của WiseTech Richard White... đã "bay ghế" vì các bê bối.
-
Doanh nghiệp
ꩵFord và SK On được cấp khoản vay 9,63 tỷ USD xây dựng 3 nhà máy pin
09:20' - 19/12/2024
ꦆLiên doanh Ford Motor và SK On của Hàn Quốc vừa được Bộ Năng lượng Mỹ thông báo đã hoàn tất cấp khoản vay trị giá 9,63 tỷ USD để tài trợ xây dựng 3 nhà máy sản xuất pin mới ở Tennessee và Kentucky.
-
Doanh nghiệp
"Phép thử" nhằm thay đổi cuộc chơi của Apple
08:22' - 19/12/2024
💧Sau gần ba năm chờ đợi, Apple sẽ ra mắt thế hệ iPhone SE tiếp theo vào đầu năm 2025.
-
Doanh nghiệp
ౠBan hành chính sách và khung pháp lý phù hợp phát triển bảo hiểm nông nghiệp
15:47' - 18/12/2024
✨Đó là đề xuất của Bảo hiểm Agribank tại Diễn đàn Doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024 do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức sáng 18/12, tại Hà Nội.