Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tp. Hồ Chí Minh với tinh thần “6 tiên phong”
Sáng 10/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Chỉ đạo) chủ trì Hội nghị về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và việc thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội.
Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo và Thành phố Hồ Chí Minh.* Đòn bẩy để Thành phố phát triển nhanh và bền vững
Mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp... song tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố đạt kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm ước tăng 6,46% so với cùng kỳ, cao nhất từ năm 2020 đến nay, đóng góp 19,65% vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Trong 7 tháng đầu năm thu ngân sách nhà nước 309.000 tỷ đồng, đạt gần 64% dự toán năm, tăng gân 14% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,3%; kim ngạch xuất khẩu tăng 10%. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 6,2% so với cùng kỳ; khách quốc tế đến tăng 30,3%. Thành phố tổ chức đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ công trình, dự án trọng điểm, tập trung tháo gỡ vướng mắc. Trong đó, tập trung hoàn thành tuyến Metro số 1; thúc đẩy thi công: Dự án đầu tư Xây dựng đường Vành đai 3; Dự án Xây dựng nút giao thông An Phú; Dự án Xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa; Dự án Xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50. Thành phố đã trình Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 12.000 tỷ đồng, đạt 15,2%. Thành phố đã đề ra 6 giải pháp đột phá phấn đấu năm 2024 đạt tốc độ tăng trưởng 7% và năm 2025 đạt tốc động tăng trưởng 8-8,5%... 𓄧Thành phố kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm phê duyệt chủ trương đầu tư dự án chống ngập và thoát nước khu vực trung tâm; phê duyệt khu công nghiệp chuyên ngành y – dược; hỗ trợ ngân sách Trung ương cho Khu công nghệ cao mở rộng; chấp thuận chủ trương thực hiện một số dự án giao thông; sớm hoàn thiện, thông qua chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, phát triển đường sắt đô thị, Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại đây...Đối với việc thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (Nghị quyết 98), sau 1 năm, các Bộ đã hoàn thành 8/18 nhiệm vụ và Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành 10/24 nhiệm vụ được giao. Trong đó, nhiều nhiệm vụ đang được các Bộ triển khai tích cực như dự án phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; mở rộng tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung lương; đề án Trung tâm tài chính quốc tế, đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh; đề án phát triển thị trường tín chỉ carbon; cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu…
🔯Thành phố Hồ Chí Minh đã bố trí 2.796 tỷ đồng thúc đẩy thực hiện Chương trình giảm nghèo; 1.500 tỷ đồng vốn đầu tư công để hỗ trợ lãi suất cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời ban hành danh mục 29 dự án thuộc các ngành văn hóa, thể thao, y tế kêu gọi đầu tư theo phương thức đối tác công tư; quy định hệ số chi thu nhập tăng thêm tối đa 1,5 lần so với tiền lương gạch bậc, chức vụ. Thành phố cũng bố trí tăng chi cho khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố thảm họa, quốc phòng, an ninh…; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; chính sách cho phát triển thành phố Thủ Đức…* Khơi thông nguồn lực, bứt phá, phát triển, đạt tốc độ 7,5-8% ngay trong năm 2024
Điểm lại tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng biểu dương, ghi nhận, sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân đã đạt nhiều kết quả quan trọng rất đáng trân trọng, góp phần vào thành tựu chung của cả nước trong 7 tháng năm 2024, nhất là trong tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách Nhà nước, thu hút FDI, du lịch…Đồng thời chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế trong việc chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; giải ngân vốn đầu tư công chậm. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu; hạ tầng y tế, giáo dục, nhà ở, hệ thống phúc lợi xã hội chưa đáp ứng nhu cầu của người dân… Nêu các bài học kinh nghiệm; quán triệt quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, Thủ tướng yêu Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, phát huy các cơ chế, chính sách đặc thù hiệu quả hơn với tinh thần “6 tiên phong”. Trong đó, tiên phong trong đổi mới tư duy, phát triển đồng bộ, toàn diện, bao trùm, tổng thể, hiệu quả bền vững, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; tiên phong trong chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm; tiên phong trong phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, lập nghiệp; tiên phong trong phát triển các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao. Cùng với đó là tiên phong trong phát triển nhân lực chất lượng cao, chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực trọng tâm; tiên phong trong thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội, công bằng tiến bộ xã hội, không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, không để ai bị bỏ lại phía sau. Thủ tướng chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh quán triệt, cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về phát triển vùng Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 7,5-8%. Thành phố thành lập Tổ chuyên trách nhằm tháo gỡ ngay những vấn đề, vướng mắc phát sinh; phát huy mạnh mẽ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước; triển khai đồng bộ các giải pháp kích thích kinh tế, kích cầu đầu tư, tiêu dùng; kiểm soát giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Thành phố phải nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án trong điểm, cấp bách như đường Vành đai 3; nút giao thông An Phú; mở rộng Quốc lộ 50; đưa vào vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị số 1 trong quý III năm 2024, tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ tuyến đường sắt đô thị số 2. Cùng với đó là khẩn trương hoàn thành phương án mở rộng tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, sớm tháo gỡ khó khăn vướng mắc tuyến Metro 2, Đề án Trung tâm tài chính quốc tế, thu hút nhà đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, phát triển thị trường tín chỉ các-bon tại Việt Nam...; tiếp tục nghiên cứu các chính sách huy động nguồn lực để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị trình cấp có thẩm quyền trong thời gian sớm nhất. Thành phố phải kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Trong đó, chú trọng đối thoại với doanh nghiệp, nắm bắt và giải quyết ngay bất cập, khó khăn, vướng mắc trong thẩm quyền; tăng cường thông tin truyền thông để người dân, doanh nghiệp biết, hiểu, đồng tình, hưởng ứng và cùng làm, cùng hưởng. Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ, Thành phố Hồ Chí Minh phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền trong xử lý công việc; nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, xây dựng đô thị thông minh, Đề án 06 và tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia; phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường. Thành phố ciải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; tập trung hình thành các trung tâm giáo dục, đào tạo hàng đầu trong nước, khu vực và quốc tế. Thủ tướng lưu ý, Thành phố dành nguồn lực thích đáng, nhanh chóng phát triển quỹ nhà ở cho người lao động, công nhân; tập trung hoàn thành mục tiêu xây dựng 2,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội đã đề ra trong giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, triển khai dứt điểm dự án chống ngập, không để dây dưa, kéo dài. Thành phố tiếp tục tăng cường bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội; coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. Đồng thời xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, nhất là người đứng đầu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nhấn mạnh, vai trò của Thành phố Hồ Chí Minh là “hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng”, “thành phố văn minh, hiện đại, năng động sáng tạo”, “trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của cả nước”, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra là rất nặng nề, nhưng vô cùng quan trọng và không kém phần vẻ vang. Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn và tin tưởng, với sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát huy những kết quả đã đạt được, khơi thông nguồn lực, khai phá tiềm năng, tăng tốc, bứt phá, không ngừng phát triển.Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
ဣTp. Hồ Chí Minh đề nghị doanh nghiệp tiếp tục thí điểm xe buýt điện
16:59' - 09/08/2024
ꦜUBND Tp. Hồ Chí Minh vừa có văn bản đề nghị Tập đoàn Vingroup tiếp tục tham gia hoạt động thí điểm tuyến xe buýt sử dụng xe buýt điện trên địa bàn thành phố.
-
Kinh tế & Xã hội
♎Tp Hồ Chí Minh: Mạnh tay xóa bỏ chợ tự phát, đảm bảo an toàn thực phẩm
11:29' - 09/08/2024
♏Nhiều loại thực phẩm bán tự phát xung quanh chợ đầu mối vẫn chưa thể kiểm soát về nguồn gốc và an toàn thực phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
൲Chuyển giao Hệ thống Cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê tuân thủ EUDR
16:55'
🍰Chiều 17/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức IDH (Hà Lan) chuyển giao Kết quả thí điểm Hệ thống Cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê tuân thủ Quy định EUDR.
-
Kinh tế Việt Nam
ꦦChỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
16:25'
ꦚChủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 10 tỷ đồng hỗ trợ nông, ngư dân sản xuất
16:24'
⛄Theo Kế hoạch chương trình Khuyến nông năm 2025, tỉnh Ninh Thuận sẽ huy động trên 10,4 tỷ đồng để hỗ trợ các hộ nông - ngư dân đẩy mạnh phát triển sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
ꦕXây dựng Tp. Hồ Chí Minh thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước
15:31'
🅺Tp. Hồ Chí Minh có nhiều triển vọng phát triển ngành dịch vụ; trong đó, có thể kể đến 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm hơn 90% trong khu vực ngành dịch vụ thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phê duyệt Đề án "Giao thông thông minh"
15:06'
💝Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 6369/QĐ-UBND ngày 11/12/2024 về việc phê duyệt Đề án "Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội".
-
Kinh tế Việt Nam
⭕Xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam – "cú hích" cho nền kinh tế
14:27'
🌞Theo kế hoạch dự kiến, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm tài chính khu vực được thành lập tại Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Không hợp nhất các bộ cơ học, hợp sức để mạnh hơn
14:20'
ꦛYêu cầu “không hợp nhất một cách cơ học, hợp sức để mạnh hơn”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng xác định rõ chức năng nhiệm vụ của bộ mới hiệu năng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
𒅌Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp về tổng kết công tác năm 2024
13:21'
ﷺSáng 17/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội về tổng kết công tác năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
🐼Đồng Nai còn dư hơn 940 tỷ đồng giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành
13:00'
❀Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai cho biết, đến nay tỉnh đã cơ bản hoàn thành các phần việc thuộc dự án giải phóng mặt bằng) sân bay Long Thành và còn dư hơn 940 tỷ đồng.