Thách thức nào khi Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu?
♌Ngày 17/10, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn “Tái định hình chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu: Nhận diện xu hướng, thách thức và giải pháp cho Việt Nam”. Sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết: Những năm qua, hướng tới tầm nhìn vì một tương lai bền vững và phát triển trong việc chuyển đổi hệ thống năng lượng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển, chuyển dịch năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia như Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng xanh cho nền kinh tế, Việt Nam đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể trong Quy hoạch tổng thể về ngành năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ ban hành ngày 26/7/2023 (Quy hoạch điện VIII). Sự phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã ghi nhận những bước tiến đáng kể, nhờ cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.
Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh: Quá trình chuyển dịch năng lượng gắn với phát triển hạ tầng năng lượng, nếu được thực hiện tốt, sẽ thúc đẩy Việt Nam đạt được đồng bộ các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, đáp ứng được tầm nhìn dài hạn của đất nước. Cũng tại diễn đàn, các diễn giả đã thảo luận, nhận diện các thách thức như về tài chính chưa đủ đa dạng và dài hạn để phù hợp với nhu cầu các cơ chế tài chính mới như tài chính hỗn hợp, trái phiếu và khoản vay xanh hoặc liên kết bền vững và các công cụ nâng cao hiệu quả tín dụng chưa được sử dụng rộng rãi. Việc thực thi một số chính sách vẫn còn mất nhiều thời gian, thủ tục hành chính rườm rà. Các khoảng trống trong chuỗi cung ứng nội địa trong ngành năng lượng mới, sản xuất năng lượng tái tạo...Đồng thời, kiến nghị để thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tại Việt Nam cần xây dựng cơ chế khuyến khích và mở rộng các sản phẩm tài chính phù hợp với các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm tài chính ưu đãi, tài chính đa phương từ các ngân hàng phát triển đa phương và tài chính hỗn hợp, cùng với sự bảo lãnh từ tín dụng xuất khẩu (ECA) và các cơ chế tài chính khí hậu sáng tạo.
Bên cạnh đó, cân nhắc miễn giảm thuế, trợ giá hoặc tài trợ, miễn thuế nhập khẩu, ưu đãi thuế đất hoặc các biện pháp khuyến khích dựa trên hiệu suất cho sự phát triển chuỗi cung ứng. Đồng thời, thúc đẩy quan hệ đối tác để tạo ra các mô hình tài chính cung cấp các tùy chọn đầu tư dài hạn và giảm rủi ro tài chính cho dự án. Đối với thủ tục hành chính, cần đẩy nhanh quá trình thẩm định cho vay từ ngân hàng, đối với dự án mới. Các dự án thuộc cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) tăng cường khung pháp lý để hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh, các quy định về DPPA và khuyến khích sự tham gia với các bên liên quan để giải quyết các thắc mắc và đơn giản hóa việc tham gia mô hình DPPA của các nhà phát triển dự án và các đơn vị sử dụng điện lớn. Có các gói ưu đãi cho các công ty đầu tư, sản xuất vào năng lượng tái tạo, thúc đẩy liên doanh và phát triển chuỗi cung ứng năng lượng mới...Ông Nguyễn Sỹ Đăng, Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cho hay, chuyển dịch năng lượng là cơ hội tốt để Việt Nam đạt được sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch năng lượng cũng cần lưu ý đến vấn đề tự chủ và dựa vào những thế mạnh và ưu thế đang có. Đặc biệt, không thể loại bỏ thuỷ điện ngay được, bởi đây là công nghệ Việt Nam đã làm chủ được, nên không nên từ bỏ ngay để chạy theo xu hướng khác.
ꦑTại diễn đàn, các chuyên gia cũng đưa ra những lợi thế trong việc chuyển đổi năng lượng, điều này không chỉ bổ sung thêm nguồn năng lượng của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển, mà còn mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, do đáp ứng được các yêu cầu phát triển bền vững của các thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, để thành công trong việc chuyển đổi, Việt Nam cần định hướng thực hiện một chiến lược phát triển hạn chế phát thải carbon trong dài hạn và trung hòa carbon vào năm 2050 phù hợp với xu thế chung trên thế giới. Cùng với đó, khắc phục những điểm nghẽn cho nhà đầu tư tham gia vào quá trình chuyển dịch năng lượng./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
✤Năng lượng hạt nhân - lựa chọn hàng đầu của các "ông lớn" công nghệ
05:30' - 17/10/2024
ꦆĐể đảm bảo có đủ nguồn điện, các tên tuổi lớn trong lĩnh vực điện toán đám mây đã ký kết thỏa thuận với những nhà cung cấp năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện hạt nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
𝓰Áp dụng tiêu chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả trong lĩnh vực nhà ở vẫn hạn chế
19:23' - 03/10/2024
🍷Ngày 3/10, trong khuôn khổ Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024, Viện Kiến trúc Quốc gia tổ chức Hội thảo chuyên đề “Phát triển nhà ở, bất động sản theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng”.
-
Kinh tế Việt Nam
𓃲Đề xuất đưa ngành năng lượng tái tạo, năng lượng mới phát triển
19:52' - 02/10/2024
ꦏChiều 2/10, tỉnh Bến Tre phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức hội thảo với chủ đề "Năng lượng mới và năng lượng tái tạo - Tiềm năng và nguồn lực đầu tư".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
✅Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
22:37' - 22/01/2025
⛎Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
🌸Phó Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Kim Thành 2, Hải Dương
22:07' - 22/01/2025
꧟Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 211/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Thành 2 (giai đoạn 1), tỉnh Hải Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
🍬Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới
20:03' - 22/01/2025
𒉰Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
-
Kinh tế Việt Nam
𓂃Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản tại Singapore
19:34' - 22/01/2025
❀ Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản duy trì vị trí thứ 5 trong 12 tháng liên tiếp.
-
Kinh tế Việt Nam
🎉Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD
19:33' - 22/01/2025
⛦Sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann.
-
Kinh tế Việt Nam
𒆙Cung vượt xa cầu, ngành xi măng vẫn chìm trong gam màu xám
19:06' - 22/01/2025
😼Nhìn chung bức tranh sản xuất kinh doanh của toàn ngành xi măng vẫn chìm trong gam màu xám.
-
Kinh tế Việt Nam
🌸Siết chặt quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
17:22' - 22/01/2025
🌞Trong năm 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường quản lý nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
ꦬTăng các chế tài, xử lý mạnh hơn hành vi buôn lậu động vật
17:22' - 22/01/2025
𝕴Tình trạng buôn lậu, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam đang là vấn đề “nóng” mà ngành chăn nuôi phải đối mặt.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ gặp khó
17:21' - 22/01/2025
💃Xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024 bởi nhu cầu suy yếu trong khi cạnh tranh gia tăng giữa các nước sản xuất.