Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quản lý chặt việc xây dựng "lán, trại, kho" trên đất lúa
Tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
Nhấn mạnh mục tiêu cao nhất là thể chế hóa đầy đủ Điều 182 của Luật Đất đai 2024 về đất lúa, Phó Thủ tướng yêu cầu, dự thảo Nghị định làm rõ tính khả thi, hiệu quả, sát với thực tiễn đời sống nông dân, bảo vệ và phát triển hạ tầng vùng đất lúa, bảo đảm an ninh lương thực. Về phạm vi điều chỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung các chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp; làm rõ trách nhiệm của nhà đầu tư khi chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. "Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp chỉ thực hiện trên diện tích đất trồng lúa được phép chuyển đổi cơ cấu", Phó Thủ tướng nêu rõ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung tiêu chí về diện tích vùng sản xuất với hệ thống thủy lợi chủ động tưới tiêu; liên doanh, liên kết sản xuất tập trung, quy mô lớn; ứng dụng khoa học công nghệ để thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính… Bên cạnh đó, Cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung tiêu chí làm căn cứ cho địa phương khoanh định, công bố và báo cáo vùng chuyên trồng lúa, vùng trồng lúa có năng suất, chất lượng cao, vùng có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, đưa ra một số quy định, nguyên tắc bảo đảm điều kiện có thể trồng lúa trở lại để địa phương quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa, đặc biệt là cây lâu năm. Phó Thủ tướng nêu rõ, việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất lúa phải được quản lý chặt chẽ như dự án xây dựng (mục đích sử dụng, thiết kế kỹ thuật) được cấp thẩm quyền phê duyệt, áp dụng cho các trường hợp liên doanh, liên kết sản xuất tập trung quy mô lớn, sử dụng máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại; phục vụ phát triển chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ tiếp thị, giới thiệu nông sản, du lịch nông nghiệp… Địa phương được phân cấp xem xét, quyết định xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất lúa, phù hợp với thực tiễn và hiệu quả kinh tế, tránh tình trạng "thửa ruộng nào cũng có lán, trại, kho...". Theo dự thảo Nghị quyết, đây lần đầu tiên chính sách đầu tư, hỗ trợ cho đất trồng lúa năng suất, chất lượng cao đã được luật hóa. Phó Thủ tướng cho rằng, bên cạnh các chính sách đầu tư, hỗ trợ chung cho đất trồng lúa, dự thảo Nghị định cần có "gói" cơ chế, chính sách đặc thù, khác biệt cho vùng lúa có năng suất, chất lượng cao như: Cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, giống, vật tư nông nghiệp, chế biến, tiếp cận thị trường… theo hướng tăng cường liên kết sản xuất tập trung quy mô lớn, sử dụng công nghệ, trang thiết bị hiện đại… "Nhà nước sẽ đầu tư trực tiếp vào những công trình hoặc hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật nhằm bảo đảm ổn định lâu dài cho các vùng chuyên trồng lúa, vùng trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân… triển khai giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính. Mục tiêu là tăng hiệu quả, giá trị hoạt động sản xuất tại vùng lúa có năng suất, chất lượng cao trên một đơn vị đất đai" - Phó Thủ tướng thông tin, đồng thời lưu ý cần xác định tiêu chí đầu tư, nhóm đối tượng được hỗ trợ theo hướng khuyến khích liên doanh, liên kết sản xuất tập trung quy mô lớn. Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về định hướng sử dụng nguồn tiền thu được từ việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất, tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, tập trung đầu tư cho vùng trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp rà soát kỹ dự thảo Nghị định, trong đó có các điều khoản thi hành, điều khoản chuyển tiếp, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành nói chung, các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024 nói riêng; quy định đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Luật Đất đai 2024 và theo đúng phạm vi thẩm quyền của Chính phủ. Chuyển đổi sang nông nghiệp xanh, bền vữngTheo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự thảo Nghị định đã phân cấp cho địa phương trong xây dựng kế hoạch, quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung khái niệm công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp là lán, trại, kho để phục vụ sơ chế, bảo quản nông sản, chứa vật tư nông nghiệp, máy móc, dụng cụ lao động, chỉ được xây dựng 1 tầng, không được xây dựng tầng hầm. Việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được thực hiện theo pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan. Liên quan đến chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, mục tiêu lớn nhất của chính sách đầu tư, hỗ trợ là chuyển đổi cả nền nông nghiệp sang nông nghiệp xanh, bền vững, đời sống của nông dân ngày càng nâng cao... Các chính sách thực hiện theo nguyên tắc, người sử dụng đất trồng lúa đạt được các tiêu chí đặt ra về năng suất, chất lượng, quy mô, diện tích sản xuất, giảm phát thải... Một số ý kiến đề nghị Cơ quan soạn thảo làm rõ nguyên tắc có tính định hướng cho địa phương thực hiện thống nhất việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa; có căn cứ nghiên cứu khoa học đối với quy định chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm mà không làm mất đi điều kiện để trồng lúa trở lại... Tại cuộc họp, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề nghị Cơ quan soạn thảo làm rõ trình tự, thủ tục hỗ trợ cho từng nhóm đối tượng (doanh nghiệp, cá nhân, hợp tác xã) canh tác tại vùng lúa có năng suất, chất lượng cao; đánh giá tác động của chính sách chi ngân sách nhà nước hỗ trợ địa phương sản xuất lúa.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
⛎Kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về xử lý vướng mắc với dự án BT chuyển tiếp
21:40' - 09/07/2024
꧃Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 8/7/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội xử lý vướng mắc với dự án BT chuyển tiếp.
-
Kinh tế Việt Nam
ꦍPhó Thủ tướng chỉ đạo xử lý vướng mắc, bảo đảm cung ứng đầy đủ thuốc
05:30' - 26/06/2024
🐈Ngày 24/6/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 4406/VPCP-TH truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc nắm tình hình, xử lý vướng mắc, bảo đảm cung ứng đầy đủ thuốc.
-
Kinh tế Việt Nam
ꦫPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự lễ khởi công Dự án VSIP Hà Tĩnh
11:40' - 25/06/2024
🌜Dự án VSIP Hà Tĩnh (giai đoạn 1) quy mô 190,41 ha tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tổng kinh phí 1.555 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
♎ Xử lý tài sản công sau khi sáp nhập một số bộ, ngành và cơ quan báo chí
22:03' - 18/12/2024
🤪Về việc xử lý tài sản công sau khi sáp nhập các bộ, ngành, cơ quan báo chí, Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) đã có văn bản hướng dẫn xử lý tài cản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
-
Kinh tế Việt Nam
ඣNghị quyết chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
22:02' - 18/12/2024
♌Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 172/2024/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
💫Thủ tướng tiếp đoàn doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của ủa Việt Nam
21:11' - 18/12/2024
𝔉Thủ tướng đề nghị USABC và các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác với các tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam; đẩy mạnh hợp tác về thương mại, chuyển giao công nghệ, đầu tư, sản xuất tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
𒊎Điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
19:28' - 18/12/2024
⛦Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
꧑Thúc đẩy hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc
19:18' - 18/12/2024
🍃Chiều 18/12, tại thành phố Lạng Sơn đã diễn ra cuộc Hội đàm về thúc đẩy hợp tác phát triển Việt Nam - Trung Quốc giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
꧑Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Bình Dương
19:06' - 18/12/2024
𝐆Nhật Bản hiện là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Bình Dương, với 357 dự án có tổng vốn gần 6 tỷ USD. Các doanh nghiệp lớn như Panasonic, Toshiba và Aeon Mall đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế lớn nhất châu Á
17:52' - 18/12/2024
♊Theo trang Seasia Stats, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á với quy mô dự kiến năm 2025 đạt khoảng 506 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
🅺Lựa chọn các dự án có tính chất cấp bách để ưu tiên bố trí nguồn vốn
16:40' - 18/12/2024
𓆉Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cần xác định công tác điều phối thực hiện các dự án vùng, liên vùng, là nhiệm vụ trọng tâm để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành các dự án đúng tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
𝔉Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hải Phòng thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị
16:31' - 18/12/2024
🏅Chiều 18/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.