Ninh Bình đồng bộ các giải pháp trong xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ

14:42' - 27/10/2024
BNEWS Theo quy hoạch, tỉnh Ninh Bình được định hướng đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.

Theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ninh Bình được định hướng đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.

Ô♌ng Đoàn Minh Huấn - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình cho biết, từ năm 2022, Ninh Bình đã vươn lên là tỉnh tự cân đối ngân sách và có điều tiết một phần về Trung ương. Tỉnh Ninh Bình đã và đang thực hiện nhất q💧uán, hiệu quả chiến lược theo hướng phát triển “xanh, bền vững và hài hòa”.

Địa phương xác định lấy du lịch và công nghiệp văn hóa làm mũi nhọn, lấy công nghiệp công nghệ cao là trụ cột của công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo làm đột phá và nông nghiệp sinh thái, đa giá trị làm trụ đỡ. 

Với những nguồn lực sẵn có, Ninh Bình lựa chọn con đường phát triển trở thành đô thị với tính chất là Đô thị di sản thiên niên kỷ bao chứa cả Thành phố di sản thế giới và Thành phố sáng tạo, tựa vào Quần thể danh thắng Tràng An về kinh tế và du lịch. Việc cần làm là thực hiện đồng bộ các giải pháp để tận dụng những cơ hội, vượt qua các thách thức, góp phần đưa Ninh Bình vững bước xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ, vừa bảo tồn các giá trị bền vững của di sản, vừa mang tính văn minh, hiện đại.

Trên thực tế, Ninh Bình hiện sở hữu những điều kiện và cơ hội để xây dựng mô hình đô thị di sản thông minh; đầu tiên phải kể đến là bề dày lịch sử. Ngoài những giá trị to lớn về văn hóa, Ninh Bình còn có cảnh quan thiên nhiên phong phú, độc đáo và hấp dẫn như: Danh thắng Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long,… 

So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừng lớn, đặc biệt phải kể tới rừng nguyên sinh Cúc Phương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, động thực vật đa dạng, phong phú. Xây dựng Ninh Bình trở thành đô thị di sản thông minh hoàn toàn dựa trên cơ sở vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên thiên nhiên đa dạng…

Để đạt mục tiêu đề ra, Ninh Bình cũng còn nhiều phần việc phải làm, nhất là hóa giải các thách thức trong phát triển đô thị. Mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình có văn bản yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả “Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030” theo đúng các mục tiêu phát triển đô thị bền vững theo hướng thông minh tại Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Ông Đinh Đức Hữu - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Ninh Bình chia sẻ, tỉnh đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện, thành phố và đơn vị liên quan rà soát những vấn đề trọng tâm, trọng điểm của địa phương để thực hiện phát triển đô thị thông minh bền vững năm 2024 – 2025 một cách tổng thể, có quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự ưu tiên đầu tư đảm bảo hiệu quả của nguồn lực. 

Việc huy động xã hội hóa các nội dung về đầu tư xây dựng dự án, hạng mục phát triển đô thị thông minh nhằm giảm bớt áp lực cho ngân sác꧙h Nhà nước và huy động sự tham gia tích cực của tất cả các cấp, các ngành, chính quyền, doanh nghiệp và người dân... Bản thân người dân phải được tham gia ngay từ đầu trong quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng Đề án đô thị thông minh bền vững - ông Hữu nhấn mạnh.

Ngoài ra, Sở Xây dựng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị căn cứ tình hình thực tế, có giải pháp phù hợp để đẩy mạnh áp dụng hệ thống thông tin địa lý GIS để quản lý và thực hiện quy hoạch. 

Đồng thời, địa phương sẽ tăng cường phối hợp, liên thông, đa ngành để phát triển hạ tầng dữ liệu không gian đô thị, dữ liệu về đất đai, môi trường, đô thị, xây dựng và dữ liệu khác trên nền GIS, để phục vụ nhiều nhiệm vụ khác nhau như: xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, cải cách hành chính, trung tâm điều hành thành phố thông minh,... 

Hiện UBND các huyện, thành phố cũng chú trọng quy hoạch đô thị thông minh, lồng ghép nội dung phát triển đô thị thông minh bền vững vào trong các đồ án quy hoạch xây dựng cũng như chương trình, đề án, dự án phát triển đô thị; gắn kết chặt chẽ quá trình chuyển đổi số với phát triển đô thị thông minh bền vững...

Tỉnh Ninh Bình xác định, chủ động xây dựng kế hoạch phát triển đô thị thông minh theo lộ trình ưu tiên, tránh dàn trải, thiếu kết nối, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương, hướng đến phục vụ người dân, dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; tiến hành dần từng bước, tổ chức thí điểm điển hình và rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng. 

Điều này nhằm bảo đảm hài hòa giữa yêu cầu phát triển dài hạn của đô thị với nhu cầu bức thiết của người dân; đảm bảo hiệu quả đầu tư ngắn hạn và dài hạn, không phát triển tự phát, tràn lan, theo phong trào.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục