Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
Phát biểu tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025: Đổi mới, sáng tạo và hội nhập trong kỷ nguyên mới” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ tổ chức ngày 14/1, tại Hà Nội, Viện trưởng CIEM, bà Trần Thị Hồng Minh nhận định, dự báo tình hình thế giới và khu vực trong năm 2025 khá phức tạp. Tại thời điểm này, các kịch bản xung quanh việc Mỹ gia tăng các biện pháp thuế quan và các công cụ chính sách thương mại khác còn nhiều bất định. Bất ổn chính trị ở nhiều nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đầu tư, thương mại, chuyển đổi xanh...
“Với tâm thế ấy, các khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để Việt Nam quyết liệt hơn trong việc thực hiện các cải cách kinh tế có tính căn bản hơn, tập trung vào đổi mới, sáng tạo và hội nhập để nền kinh tế có thể hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2025 và các thập niên tiếp theo”, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh. Theo bà Trần Thị Hồng Minh, việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội là một yêu cầu cần thiết, song “không dễ” và “không đủ”. Bối cảnh bất định ấy không chỉ toàn “màu xám”, mà đang mở ra không ít cơ hội phát triển cho các nước thu nhập trung bình. Báo cáo “Kinh tế Việt Nam năꦆm 2024 và triển vọng năm 2025: Đổi mới, sáng tạo và hội nhập trong kỷ nguyên mới”, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM nêu rõ, triển vọng kinh tế thế giới năm 2025 có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố. Đó là kinh tế toàn cầu có thể đối mặt với khó khăn, thách thức trong bối cảnh gia tăng bất định, xung đột có thể diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực. Giá hàng hóa có thể biến động đáng kể do hệ quả của các cú sốc về khí hậu, căng thẳng địa chính trị leo thang.Cạnh tranh thương mại - công nghệ giữa các siêu cường gia tăng. Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Các công nghệ mới (đặc biệt là trí tuệ nhân tạo) sẽ tiếp tục chuyển biến nhanh, qua đó có thể thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cải thiện năng suất lao động.
Nhận định về bối cảnh hiện nay, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) cho rằng, kinh tế Việt Nam có thể có một số cơ hội quan trọng như: xu hướng phát triển của khoa học – công nghệ có thể giúp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các ngành, hoạt động, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng, khoa học - công nghệ cao hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tiếp tục có cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ hội từ thu hút đầu tư nước ngoài có thể mở rộng không gian cho tăng trưởng kinh tế thông qua chuyển giao công nghệ. Đồng thời, Việt Nam có thể có cơ hội gia tăng đáng kể năng suất lao động nhờ cải cách thể chế, trong đó có cải cách bộ máy và cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải xử lý một số vấn đề, thách thức đối với tăng trưởng kinh tế trong năm 2025. Đó là, tăng trưởng kinh tế thế giới có thể phục hồi chậm, thậm chí suy giảm trong năm 2025. Sự phát triển nhanh của các công nghệ mới - bên cạnh các cơ hội to lớn - cũng đặt ra thách thức không nhỏ nếu Việt Nam không sớm hiện thực hóa một cách tiếp cận phù hợp. Bên cạnh đó, thu hút FDI có chất lượng là một yêu cầu đúng đắn, song khó có thể hiệu quả và đúng hướng nếuܫ không kịp thời cụ thể hóa các tiêu chí về chất lượng của dự án, phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế.Lúc này, hiện thực hóa tăng trưởng cao là một yêu cầu quan trọng để Việt Nam hướng tới các mục tiêu phát triển đầy tham vọng vào năm 2030 và 2045, song điều này chỉ thực sự có ý nghĩa nếu không đi kèm với áp lực lạm phát cao, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh.
Nhìn lại đầu năm 2024, Viện trưởng CIEM chia sẻ, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Quốc hội cho cả năm (từ 6-6,5%) là rất thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, Việt Nam đã chuyển nhanh sang thực hiện các giải pháp toàn diện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đặc biệt là trong 6 tháng cuối năm. Sau tác động nghiêm trọng của cơn bão số 3, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp khắc phục hậu quả của bão, thúc đẩy các hoạt động kinh tế ở các địa phương chịu ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc tăng lương trở nên ý nghĩa hơn nhờ các giải pháp kiểm soát lạm phát. Nhờ đó, Việt Nam đã đạt được những kết quả kinh tế - xã hội ấn tượng, toàn diện. Tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét, ước đạt 7,09% trong năm 2024. Lạm phát đạt 3,63%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Quốc hội. Một kết quả quan trọng của năm 2024 là niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân vào triển vọng kinh tế trở nên tích cực hơn, thể hiện phần nào qua các con số như vốn FDI thực hiện đạt tới 25,35 tỷ USD, kiều hối ước đạt tới 16 tỷ USD. Nổi bật, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, qua đó đã tạo ra không khí hứng khởi cho cộng đồng khoa học trong những tuần gần đây. Dư địa chính sách cho đổi mới, sáng tạo còn rất nhiều, nếu như kết nối được các lĩnh vực này với chính sách phát triển các mô hình kinh tế mới (kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo...) và nếu kết nối sớm được qua cách tiếp cận thử nghiệm chính sách. Tại hội thảo, các chuyên gia, đại biểu đã trao đổi, phân tích, kiến nghị về các nội dung, ưu tiên chính sách nhằm duy trì đà phục hồi tăng trưởng gắn với cải thiện chất lượng tăng trưởng, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, tận dụng mô hình kinh tế mới, nâng cao hiệu quả thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải thiện năng suất lao động, gắn với thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và các FTA nói riêng…Tin liên quan
-
Công nghệ
CMC giới thiệu công nghệ đột phá và chiến lược༒ đổi mới sáng tạo
10:19'
CMC tạo ấn tượng mạnh mẽ 🦋thông qua các sản phẩm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
-
Ngân hàng
Agribank đẩy mạnh đổi mới sáng tạo khoa họ൩c công nghệ phục vụ chuyển♏ đổi số quốc gia
18:11' - 13/01/2025
Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sán🦩g tạo và chuyển đổi số quốc gia, Agribank đã tham gia triển lãm khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi𓃲 số.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Than𒐪h Mẫn: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo v🅺à chuyển đổi số
12:48' - 13/01/2025
Sáng 13/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát tri🌞ển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.
-
Kinh tế & Xã hội
Thành lập Ba𓆉n Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chu♈yển đổi số
11:05' - 13/01/2025
Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện giải pháp đඣột phá, phát triển khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị toàn quố♚c về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
09:47' - 13/01/2025
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương ♐Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi♛ mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ông𝔉 Nguyễn Mạnh Hùng giữꦿ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình
14:56'
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1974, quê huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; là Cử nhân Trường Đại học Thương mại, Tiến sỹ Kinh tế; có trình độ lý luận chính trị: Cao𒁏 cấpღ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đồng bằng sông Hồng và Hà Nội phải tiên phong♈ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
13:16'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đồng bằng sông Hồng và Hà Nội phải tiên phong, cùng cả nước bướ🀅c vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng bằng sông Hồng - vùng động ♊lực dẫn dắt tăng trưởng 🧜kinh tế cả nước
11:32'
Với nhiều kết quả nổi bật đạt được về phát triển kinh tế, có thể khẳng định vị thế, vai trò là vùng động lực, định hướng, dẫn dắt tăng t🍬rưởng kinh tế của cả nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng⭕ Đồng bằng sông Hồng
11:27'
Hội nghị nhằm tổng k✃ết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Hội đồng; đồng thời công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn ♕bộ máy: Nhiều cán bộ ở Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi
11:13'
Thời gian qua, nhiều cán bộ, côn❀g chức, viên chức trên cả nước chủ động xin nghỉ hưu sớm theo đúng tinh thần sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
-
Kinh tế Việt Nam
Ti✤nh gọn bộ máy:💝 Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi
11:13'
Để tạo thuận lợi cho công tác sắp xếp cán bộ, công chức trong cuộc "cách mạng" tinh gọn bộ máy, ở Nghệ An đã có hàng trăm đơn tự nguyện xin nghỉ hưu 𓆉trước tuổi.
-
Kinh tế Việt Nam
Giám đốc Sở Xây dựng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đ�ꦺ�ồng Nai
11:08'
Ông Hồ Văn Hà, sinh năm 1976, quê quán tỉnh Quảng Ngãi; có trình độ: Thạc sỹ chuyên ngℱành Quản trị kinh doanh,𒅌 Cử nhân chuyên ngành Xây dựng, Cao cấp lý luận chính trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Namꦦ và Liên bang Nga
11:08'
Việt Nam xác định quan hệ với Liên bang Nga có tầm quan trọng chiến lược✃, coi Liên bang Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Người tiêu꧅ dùng tin tưởng lựa chọn sản phẩm OCOP cho dịp Tết
08:33'
Nhiều sản phẩm OCOP của các tỉnh đã được ng꧃ười tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để sử dụng và làm quà biếu, tặng trong dịp Tết Nguyên đán