Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong Top 5 đồng bằng dễ bị tổn thương
🀅Dự án Mekong NbS "sinh kế thuận thiên" góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện dự án giúp nhiều tỉnh khôi phục dòng chảy tự nhiên, tích tụ và bồi lắng phù sa ở vùng đệm, thông qua thực hiện hàng loạt hoạt động trong và xung quanh Rừng tràm Trà Sư (An Giang); xây dựng và thực hiện các giải pháp sinh kế dựa vào tự nhiên (canh tác “thuận thiên”) có tiềm năng mở rộng và khả thi cho đầu tư quy mô lớn cho vùng đầu nguồn khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.
Hiện dự án đã triển khai thí điểm 7 mô hình sinh kế dự vào lũ trên diện tích 160 tại nhiều tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long như: trữ cá tự nhiên, nuôi bổ sung cá mùa lũ; nuôi bổ sung cá lóc, trồng sen; nuôi bổ sung cá trê, trồng sen, du lịch sinh thái; trồng lúa ngập sâu mùa lũ; trữ cá tự nhiên, trồng sen và điên điển mùa lũ; lúa ngập sâu và trữ cá tự nhiên. Các mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tích cực khi tỷ suất lợi nhuận tăng cao; giảm 20-30% lượng phân bón ở vụ lúa kế tiếp; tạo việc làm cho lao động nông thôn trong mùa lũ; giúp khôi phục các giá trị văn hóa mùa nước nổi truyền thống vùng sông nước. Đồng thời các mô hình có tác động tích cực về môi trường như: tăng khả năng bồi lắng phù sa từ 20-30 lần so với canh tác lúa 3 vụ; góp phần vào giảm sụt lún đồng bằng; tăng dinh dưỡng cho đất, cải thiện chất lượng đất; tăng khả năng trữ nước và kết nối với kênh rạch xung quanh; tăng nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh học được cải thiện khi có hơn 35 loài cá bản địa cá di cư có mặt.🎐Bà Lưu Thị Lan cho biết, thời gian qua WWF Việt Nam triển khai nhiều dự án “thuận thiên” trong vùng và áp dụng chiến lược sinh kế dựa vào lũ như: mô hình lúa nổi kết hợp nuôi cá mùa lũ; chương trình phục hồi nguồn lợi thủy sản, tăng cường bồi lắng phù sa và trữ nước thông qua việc khôi phục các tiến trình lũ tự nhiên; sinh kế dựa vào lũ... mang lại nhiều kết quả tích cực trong việc giúp người dân thích ứng với biển đổi khí hậu.
Hiện mô hình canh tác lúa mùa nổi kết hợp nuôi cá mùa lũ đã có nhiều tác động tích cực về môi trường. Lúa mùa nổi đây là giống lúa bản địa không phân bón, không thuốc trừ sâu, ít công lao động, ít chi phí đầu tư. Mô hình nuôi cá mùa lũ đây là loài cá địa phương không tốn thức ăn, cá được nuôi trong ruộng lúa mùa nổi. Mô hình này đã tăng khả năng bồi lắng phù sa, khi phù sa trong mô hình lúa nổi cao gấp 3 lần so với mô hình lúa 3 vụ góp phần vào giảm sụt lún; tăng dinh dưỡng cho đất, cải thiện chất lượng đất; tăng khả năng trữ nước và kết nối với kênh rạch xung quanh - bà Lan chia sẻ. Ông Trương Linh Ân, Giám đốc Tập đoàn Khải Nam khẳng định, mô hình lúa mùa nổi không chỉ tái hiện cảnh quan đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa nước lũ mà còn mang lại giá trị kinh tế và sinh thái to lớn. Cụ thể, giúp tăng khả năng trữ nước ngọt, cải thiện độ phì nhiêu của đất nhờ phù sa tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài thủy sinh. Thêm vào đó, việc canh tác lúa mùa nổi còn mở rộng cơ hội cho các sản phẩm nông nghiệp sạch và thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong nước và quốc tế. Theo ông Ân, để nhân rộng mô hình này, các thách thức về chi phí, kỹ thuật và đặc biệt là khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường cần được giải quyết. Hiện Tập đoàn Khải Nam đã thu mua lúa mùa nổi cho nông dân và chế biến ra thành nhiều sản phẩm như sữa gạo, mì, phở, bánh phồng, cơm ăn liền, bánh dinh dưỡng... xuất khẩu sang nhiều nước châu Âu và được đón nhận tích cực từ các thị trường bởi câu chuyện sản xuất "thuận thiên" của cây lúa mùa nổi. Bên cạnh mô hình lúa mùa nổi, ông Trần Lam Sơn - Giám đốc Công ty Thiên Minh cho rằng, cỏ năng tượng - nguồn tài nguyên phong phú, mọc tự nhiên vùng ven biển các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre ẩn chứa tiềm năng to lớn, mang đến giải pháp cho việc khai thác bền vững, tạo ra giá trị kinh tế mới và góp phần bảo vệ môi trường vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Bởi cỏ năng tượng mọc không cần chăm sóc hay gieo giống, rễ cỏ giúp cải tạo đất, cung cấp oxy, chống mốc, mối, tăng cường sức khỏe cho đất. Theo ông Sơn, cỏ năng tượng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô khoảng 1,8 triệu ha, năng suất đạt 10 tấn/ha, với giá trị đóng góp cho phát triển kinh tế nông nghiệp lên đến 9 tỷ USD. Đây là nguồn nguyên liệu lớn tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo xuất khẩu và cho sản xuất bột giấy, túi giấy, vật liệu kê lót, thân thiện môi trường; đồn thời, cỏ năng tượng cũng là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho gia súc thúc đẩy phát triển chăn nuôi... Với tiềm năng to lớn và những ứng dụng đa dạng trong sản xuất và phát triển kinh tế nông nghiệp, cỏ năng tượng hứa hẹn sẽ là nguồn nguyên liệu chiến lược cho ngành nông nghiệp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống và bảo vệ môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
🍌Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
14:16' - 11/12/2024
▨Tổng Bí thư Tô Lâm định hướng xây dựng Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long để làm trụ đỡ cho nền kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long khẳng định vị thế
09:49' - 11/12/2024
✱Năm 2024, Đồng bằng sông Cửu Long đã tích cực phát triển sản phẩm, tăng cường quảng bá, tiếp tục đạt nhiều kết quả ấn tượng về lượng khách và doanh thu ngành du lịch, dịch vụ.
-
Công nghệ
🐼Hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho các trường học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
07:16' - 01/12/2024
🦩Năm 2025, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tập trung hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông thuộc 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
𓆏Thí điểm cho học sinh học 5 ngày/tuần, nghỉ học thứ Bảy
16:17'
ℱNgày 19/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ đã ban hành văn bản số 1918/SGD&ĐT-GDTrH về việc thí điểm dạy học 5 ngày/tuần và cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, nghỉ học ngày thứ Bảy.
-
Kinh tế & Xã hội
Vì sao tần suất bão ngày càng dày đặc hơn?
14:46'
🐽Lượng băng tan tại Nam Cực kỷ lục trong năm 2023 là nguyên nhân gây ra nhiều cơn bão xuất hiện với tần suất dày hơn ở các vùng mới được phát hiện trên Nam Đại Dương.
-
Kinh tế & Xã hội
🍃Vụ 84 công nhân nhập viện sau bữa ăn trưa: Có vi khuẩn Coliforms trong mẫu thức ăn
14:42'
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚQua xét nghiệm mẫu thức ăn (cá bạc má chiên, rau cải xào, thịt kho củ cải, cam) lấy tại Công ty cổ phần thương mại B.A.C, cơ quan chức năng phát hiện vi khuẩn Coliforms.
-
Kinh tế & Xã hội
𒊎Lên phương án bảo đảm cung ứng điện trong các dịp lễ, Tết năm 2025
14:22'
ꦡBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
ඣSau sắp xếp, Kiên Giang có 14 cơ quan chuyên môn và tương đương
14:12'
💦Sau sắp xếp, khối chính quyền có 14 cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc UBND tỉnh, giảm 6 cơ quan, giảm 11 phòng và tương đương, giảm 3 chi cục và tương đương trong các cơ quan.
-
Kinh tế & Xã hội
ꦅVụ đốt quán cà phê gây cháy tại Hà Nội: Đã xác nhận được danh tính 5 nạn nhân
13:59'
ꩵĐến 13 giờ ngày 19/12, lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 5 nạn nhân.
-
Kinh tế & Xã hội
📖Phú Yên sắp xếp các tổ chức Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ
13:58'
⛎Phú Yên nhận thấy cần hợp nhất một số tổ chức để tinh gọn đầu mối quản lý, tránh trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ và phát huy sức mạnh để kiện toàn năng lực lãnh đạo.
-
Kinh tế & Xã hội
♔Vụ đốt quán cà phê tại Hà Nội: Hai nạn nhân cấp cứu trong tình trạng sức khỏe xấu
11:30'
ꦺĐến sáng 19/12, có 4 người trong vụ cháy đang được cấp cứu, điều trị; trong đó có 3 người bị ngạt khói điều trị tại Bệnh viện E và 1 người bị bỏng nặng điều trị tại Bệnh viện 198.
-
Kinh tế & Xã hội
ꦏĐèo Khánh Lê thông tuyến một làn xe sau 4 ngày khắc phục sạt lở
11:17'
♔Lúc 2 giờ 30 phút ngày 19/12, đèo Khánh Lê trên Quốc lộ 27C (huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa) đã cho lưu thông 1 làn xe trên tuyến.