Đề xuất giảm áp lực chi phí đầu vào cho doanh nghiệp
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết: Thời gian gần đây, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên phạm vi cả nước tăng cao. Có thể thấy, các doanh nghiệp này đang có kế hoạch để đón nhận cơ hội trong năm 2025.
Để hỗ trợ tốt hơn nữa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, Tổng cục Thống kê đề xuất để giảm áp lực chi phí đầu vào của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn vốn sản xuất kinh doanh, 42% doanh nghiệp kiến nghị nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất chế biến thực phẩm có tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị giảm lãi suất cho vay cao nhất với 50,3%. Thứ hai là ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) với 50,1%; thứ ba là ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác với 47,3%. Theo địa phương, có tới 36/63 địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị giảm lãi suất cho vay cao hơn mức bình quân 🌊chung của cả nước (42%). Một số trung tâm công nghiệp lớn của cả nước có tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị giảm lãi suất cho vay cao gồm: Tp. Hồ Chí Minh 51,6%; Hà Nội 48,8%; Bắc Ninh 40,5%; Đồng Nai 35,6%.Bên cạnh đó, có 33,3% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước cần có các biện pháp nhằm bình ổn giá nguyên vật liệu và năng lượng để doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Theo ngành kinh tế, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại có 40,2% doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ bình ổn giá nguyên vật liệu, năng lượng; ngành sản xuất chế biến thực phẩm với 37,3%; ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) với 35,0%.
Theo địa phương, có 32/63 địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ bình ổn giá nguyên vật liệu, năng lượng cao hơn mức bình quân chung của cả nước (33,3%). Một số trung tâm công nghiệp lớn của cả nước có tỷ lệ doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ bình ổn giá nguyên vật liệu, năng lượng cao gồm: Hà Nội 36,7%; Bắc Ninh 33,6%; Tp. Hồ Chí Minh 28,1%; Bình Dương và Đồng Nai lần lượt là 26% và 21,6%. Mặt khác, Tổng cục Thống kê đề xuất cải cách thủ tục hành chính bao gồm việc rút ngắn thời gian và cắt giảm quy trình xử lý thủ tục hành chính có 25,2% doanh nghiệp kiến nghị, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng như ngành sản xuất phương tiện vận tải khác với 32,4%; ngành sản xuất thiết bị điện với 31,5%; ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học với 30,7% doanh nghiệp kiến nghị. Đồng thời, doanh nghiệp cũng kiến nghị Nhà nước có chính sách cụ thể đối với việc thuê đất dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế việc gia tăng gánh nặng cho doanh nghiệp do giá thuê đất trong năm 2024 tăng cao; đặc biệt là các doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ như: Tp. Hồ Chí Minh có tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị là 18,5%; Đồng Nai 24,1%. Ngoài các kiến nghị trên, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành, địa phương có chính sách thúc đẩy hoạt động xây dựng phát triển để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất thép nói riêng có thị trường đầu ra ổn định, lâu dài. Bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng, Tổng cục Thống kê cũng đã chỉ ra những điểm sáng trong bức tranh đăng ký doanh nghiệp năm 2024. Đó ✱là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã có những tác động tích cực đến tâm lý của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, được phản ánh qua số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2024 vẫn đạt mức cao, gấp 1,2 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, vượt mức 70 nghìn doanh nghiệp tái gia nhập thị trường trong một năm; đồng thời, các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế đẩy mạnh việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hơn so với năm trước: số vốn đăng ký bổ sung của doanh nghiệp đang hoạt động vào nền kinh tế trong năm 2024 đạt trên 2 triệu tỷ đồng, tăng 3,6% so với năm 2023. “Đây là một trong những dấu hiệu tích cực, các doanh nghiệp đang hoạt động là những doanh nghiệp đã có trải nghiệm, thích nghi trong nền kinh tế, khi bỏ vốn kinh doanh đồng nghĩa với việc đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết. Bên cạnh những điểm sáng, theo bà Phí Thị Hương Nga, bức tranh doanh nghiệp năm 2024 vẫn còn một số điểm đáng lưu tâm như: doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, trong khi nguồn lực của người dân, doanh nghiệp có dấu hiệu suy giảm sau nhiều biến động tiêu cực. Số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2024 giảm 1,4% so với năm 2023. Trong 2 tháng cuối năm 2024, số doanh nghiệp gia nhập thị trường giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Không những thế, khó khăn của doanh nghiệp đến từ việc giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao ảnh hưởng tới chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, sự phát triển của thương mại điện tử cũng khiến nhiều cá nhân không lựa chọn thành lập doanh nghiệp mà chỉ cộng tác và tham gia vào khâu trung gian bán hàng trên những nền tảng số, sàn thương mại điện tử để giảm chi phí hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận. Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh đã vượt mốc 100 nghìn doanh nghiệp, phần nào cho thấy những khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn hiện hữu. Bên cạnh đó, sức mua và nhu cầu trong nước giảm cũng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn cho đầu ra của sản phẩm. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, các vùng động lực quan trọng như: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và 2 cực tăng trưởng là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có sự sụt giảm về số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2024. “Có thể thấy những kết quả ấn tượng về xuất khẩu, sản xuất và thu hút nguồn vốn FDI đã góp phần khẳng định khu vực doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển tích cực nhưng vẫn còn khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao, ngành sản xuất đang tồn tại những rủi ro tiềm tàng”, bà Phí Thị Hương Nga nhấn mạnh. Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2024, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong đạt 76.179 doanh nghiệp. Như vậy, trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Tính chung, số doanh nghiệp trở lại hoạt động và đăng ký mới trong năm 2024 là 233.419 doanh nghiệp. Bình quân một tháng có thêm 19.452 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp du lịch gồng mình hỗ trợ trong vụ chá🃏y rừng ở Mỹ
17:43' - 12/01/2025
Hàng chục doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và khách sạn đã nhanh chóng vào cuộc, cung cấp chỗ ở miễn phí, giảm giá và hỗ trợ di chuyển cho nh𝐆ững người phải rời bỏ nơi ở.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp da giày Việt tận dụng cơ hội tăng giá t✱rị thương hiệu
13:34' - 12/01/2025
Tiêu chuẩn xanh trong xuất khẩu da gi🦹ày là xu hướng chung yêu cầu bắt buộc đối với cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngành da giày.
-
Chứng khoán
Giảm số doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD
17:05' - 11/01/2025
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 12/2024, chỉ số VN-Index đạt 1.266,78 điểm, tăng 🐓hơn 12% so với đầu năm.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp dệt may, da giày cải t🔯hiện thưởngꦛ Tết, hút lao động mới
12:42' - 10/01/2025
Một số ngành như dệt may, da giày, dịch vụ... ghi n🍎hận mức thưởng khá, dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng P�🦄�hạm Minh Chính: Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW bằng những bước đi mạnh mẽ, bài bản
12:35'
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị🌳 toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi 𒉰số quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Vụ ngư 🌠dân Việt Nam được cứu khỏꦑi tàu chìm: 18 ngư dân chuẩn bị về nước
11:37'
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cho biết đêm 12/1, 18 ngư dân Việt Nam gặp nạn trên biển một ngày trước đ♕ã nhập cảnh Malaysia trong điều kiện sức khỏe tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng: Đấu giá 36 mỏ khoáng sản giải quyết tình trạng kha🀅n 📖hiếm vật liệu xây dựng
11:17'
Tỉnh Lâm Đồng chu💃ẩn bị tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với 36 điểmꦇ mỏ chưa thăm dò, đánh giá trữ lượng, trong đó có 22 mỏ đất san lấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngư dân kỳ vọng bội thu chuyến biển cuối năm
11:07'
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con ngư dân tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh♎ Quảng Bình tích cực vươn khơi bám biển để phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV
10:30'
Trên𒉰 cơ sở sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các bộ, ngành nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026) dự kiến có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ (giảm 5 B⭕ộ, cơ quan ngang Bộ).
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Hội nghị toàn quốc về phát tꦬriển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
09:47'
Sáng 13/1, tại Thủ đô H🔴à Nội, Bộ Chính tr🐭ị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang và Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhꦍìn đến năm 2050
09:39'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhì🐓n đến năm 2050 (Kế hoạch).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhịp cầu kết nối thư♏ơng mại hàn♌g hóa Việt Nam - Canada
08:23'
Thông qua các doanh nghiệp kiều bào hàng Việt Nam không những vào được hệ thống bán lẻ và siêu thị tại Canada mà còn vươn tới được khu vực Bắc Mỹ nói riêng và châu Mỹ nói ꦡchung.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ t𝔉ướ෴ng Phạm Minh Chính: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
19:14' - 12/01/2025
Theo Ban Chỉ đạo, kết quả cập nhật của 42 địa phương, đến nay, đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột🍰 nát được 88.488 căn nhà, với 48.989 căn nhà đã khánh thành và khởi công mới 35.899 căn nhà.