Đà Nẵng nắm bắt cơ hội trở thành chuỗi cung ứng nhân lực vi mạch bán dẫn ​

11:33' - 06/04/2024
BNEWS Đà Nẵng xác định ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo là bộ phận quan trọng trong 5 nhóm ngành đột phá, tạo xung lực phát triển nhanh và bền vững.

Để chủ động phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực vi mạch bán dẫn, thành phố đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, trong đó ưu tiên tăng cường hợp tác quốc tế về vi mạch bán dẫn, nhằm sớm tiếp cận nguồn lực và thông tin về nhu cầu nhân lực ngành công nghiệp này.

*Cơ hội trở thành chuỗi cung ứng nhân lực vi mạch bán dẫn toàn cầu

ܫÔng Trịnh Thanh Lâm, Giám đốc kinh doanh Synopsys Nam Á cho biết, hiện nay trên thế giới chưa có quốc gia nào tự chủ toàn bộ trong việc sản xuất vi mạch bán dẫn như phần mềm, phần cứng, thiết kế, sản xuất và nguồn nhân lực.

Các nước và vùng lãnh thổ có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản đang tạo thành liên minh khép kín, song đều thiếu nguồn nhân lực. Dự đoán đến 2030, thị trường vi mạch bán dẫn sẽ tăng từ khoảng 300 tỷ USD hiện nay lên 1.000 tỷ USD và thiếu 900 nghìn nhân lực công nghệ cao.

Tại Việt Nam, khu vực miền Trung có lực lượng lớn lao động tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn. Theo thống kê, một số công ty bán dẫn của Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tại Thành phố Hồ Chí Minh có gần 50% là lao động người miền Trung. Như vậy, cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn toàn cầu của thành phố Đà Nẵng là khả thi.

🍨Ông Trịnh Thanh Lâm cho rằng, Đà Nẵng có quyết tâm, tầm nhìn và bước đi mạnh mẽ hướng đến phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn. Điều này được minh chứng bởi hai chuyến công tác gần nhất của lãnh đạo thành phố đến các tập đoàn, công ty vi mạch bán dẫn lớn của Mỹ như Intel, Synopsys, Marvell…

Ngoài ra, thành phố đã thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng; tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường Đại học trên địa bàn thành phố về ngành công nghiệp này.

♛Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho hay, trên địa bàn thành phố hiện nay có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử với gần 10.500 lao động.

Trong đó, có khoảng 6 doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn với 550 kỹ sư vi mạch bán dẫn. Con số này còn khá khiêm tốn so với nhu cầu về nhân lực chip bán dẫn được các cơ quan Trung ương và chuyên gia dự đoán trong thời gian tới.

Theo ông Hồ Kỳ Minh, để chủ động phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực vi mạch bán dẫn, thời gian qua, Đà Nẵng đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, trong đó có ưu tiên tăng cường hợp tác quốc tế với các công ty, tổ chức uy tín trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, nhằm sớm tiếp cận nguồn lực và thông tin nhu cầu về nhân lực ngành vi mạch, bán dẫn.

* Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn

Ngày 26/1/2024, Đà Nẵng công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng (DSAC). Trung tâm này đóng vai trò như cơ quan liên kết, hợp tác với các trường Đại học trong tổ chức triển khai chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn của thành phố.

𝓀Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho hay, các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang tích cực xây dựng, mở các mã ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực vi mạch bán dẫn, cụ thể như trường Đại học Bách khoa, trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn đã công bố chương trình đào tạo và bắt đầu thực hiện công tác tuyển sinh trong năm 2024.

Ngoài ra, một số trường khác cũng đang đẩy mạnh xúc tiến hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm để xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho ngành vi mạch bán dẫn.

ཧTheo Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Đà Nẵng, để triển khai tốt các nội dung về phát triển nguồn nhân lực vi mạch, bán dẫn của thành phố, bên cạnh cơ sở vật chất, hệ thống chính sách hỗ trợ thì sự chuẩn bị sẵn sàng về đội ngũ giảng viên có chất lượng để đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn có vai trò vô cùng quan trọng.

Do đó, việc khởi động chương trình đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn tại thành phố Đà Nẵng có thể được xem là một dấu mốc cụ thể, bước đi quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Năm 2024, thành phố Đà Nẵng đang hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để triển khai các khóa đào tạo tiếp theo cho đội ngũ giảng viên cũng như nhân lực ngành vi mạch, bán dẫn của thành phố hoặc cử giảng viên của các trường Đại học trên địa bàn thành phố sang nghiên cứu, học tập trực tiếp tại các cơ sở đào tạo quốc tế. Việc hợp tác quốc tế sẽ được mở rộng sang các đối tác uy tín ở các nước khác trong các khóa đào tạo tiếp theo.

Ông Huỳnh Công Pháp, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (Đại học Đà Nẵng) cho hay, thời gian qua, toàn hệ thống chính trị của Việt Nam đã và đang vào cuộc với quyết tâm cao, khát vọng lớn, nhằm đạt được mục tiêu đưa Việt Nam đến 2030 trở thành một trung tâm lớn về công nghiệp vi mạch bán dẫn với 50 nghìn kỹ sư thiết kế và hàng trăm nghìn kỹ sư, lao động kỹ thuật trong các ngành liên quan tham gia vào các hoạt động thiết kế, đóng gói và kiểm thử.

𒁃Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn đã tiên phong hoàn thành thủ tục và công bố tuyển sinh Kỹ sư thiết kế Vi mạch bán dẫn năm 2024, với tổng chỉ tiêu dự kiến đào tạo từ 600 đến 1.000 kỹ sư (đến năm 2028); đồng thời điều chỉnh chương trình đào tạo các ngành gần, trong đó có thêm định hướng Vi mạch bán dẫn để đào tạo chuyển đổi các sinh viên từ năm 1 (khóa 2023) đến năm 3 (khóa 2021) để kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp bách nguồn nhân lực lĩnh vực này.

Đặc biệt, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn cũng đã gấp rút hoàn thành đưa vào vận hành và khai trương Trung tâm Vi mạch bán dẫn và Công nghệ thông minh (VKU-SSTH). Trung tâm được trang bị 30 máy tính và phần mềm thiết kế vi mạch có bản quyền của Synopsys cùng nhiều trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu vi mạch bán dẫn và công nghệ thông minh.

🦋Ông Huỳnh Công Pháp nhận định, với những kết quả đạt được, Đà Nẵng đã có bước tiến lớn và nhanh chóng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn, chuẩn bị sẵn sàng điều kiện thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư phát triển lĩnh vực này trong thời gian tới.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục