Cải thiện năng lực trong ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ số
Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử trong nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, chiều 6/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã tổ chức Diễn đàn Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam 2024.
ꩲPhát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Lại Việt Anh cho biết, thời gian qua Chính phủ đã thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số thông qua các các Quyết định số 749/QĐ-TTg thực hiện “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Quyết định 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, giúp ứng dụng công nghệ số ngày càng phổ biến trong đời sống. Những thay đổi tích cực từ quản lý nhà nước, cách thức vận hành doanh nghiệp đến thói quen tiêu dùng của người dân thông qua thương mại điện tử đã đánh dấu bước tiến đáng ghi nhận của chuyển đổi số và thương mại điện tử Việt Nam.
Tại tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, tài chính số và thương mại điện tử như Shopee, TikTok, Vietnam Post và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cùng đại diện Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên tham gia trao đổi về những giải pháp và thách thức trong lĩnh vực, mang tới cho những góc nhìn đa chiều, những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
Ông Nguyễn Khánh Toàn- Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên bày tỏ: Nguồn nhân lực, năng lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã chưa được đào tạo bài bản về công nghệ thông tin, thực tiễn ứng dụng còn hạn chế, không có nguồn lực để thuê các kỹ sư về vận hành, thuê maketing để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Hơn nữa, về vốn tự có của doanh nghiệp cũng khó khăn, nguồn lực để dành cho sản xuất kinh doanh, thiết kế sản phẩm đã khó nên việc đầu tư cho kinh tế số là cả một vấn đề. Logicstis để tiếp cận được sản phẩm từ vùng sâu vùng xa bán được trên sàn thương mại điện tử cũng còn nhiều hạn chế. Bà Đỗ Hồng Hạnh- Giám đốc Quan hệ đối tác chiến lược Amazon Global Selling Việt Nam cho hay: Để bán được hàng, trước hết cần hiểu được thị trường, xu hướng ưa dùng trên thị trường cũng như quy định của thị trường cần phải tuân thủ, nhất là về sở hữu trí tuệ. Chẳng hạn những sản phẩm nhỏ nhất như hình ảnh in trên cốc, áo phông nếu bị vi phạm thì sẽ bị khoá gian hàng. Tiêu chuẩn chất lượng tác động tới con người như hoá mỹ phẩm cần phải tuân thủ quy chuẩn và có chứng chỉ, quan tâm đến quy chuẩn kỹ thuật khác, tuỳ theo từng ngành hàng. Do vậy, doanh nghiệp nên quan tâm xây dựng lộ trình, chiến lược dài hơn ở trên Amazon cần phải có sự kiên trì, có kịch bản về quản trị rủi ro và có ngưỡng chịu đựng rủi ro. Thời gian qua, Amazon đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức 20-30 khoá đạo tạo, cho khoảng 4000 doanh nghiệp về thương mại điện tử, thúc đẩy việc tiếp cận tốt hơn với thương mại điện tử và xuất khẩu. Ngoài ra, tại Diễn đàn, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về tiềm năng và thách thức của thương mại điện tử xuyên biên giới đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng ra thị trường quốc tế. Các tổ chức và doanh nghiệp xuất khẩu như Amazon Global Selling, OSB (đại lý ủy quyền của Alibaba.com), Ratraco Solutions, Ngân hàng BIDV và Hiệp hội Dừa Việt Nam đều nhận định rằng thương mại điện tử là kênh xuất khẩu hiệu quả, giúp giảm chi phí, mở rộng thị trường nhanh chóng và kết nối trực tiếp với người tiêu dùng toàn cầu. Về lợi ích, thương mại điện tử xuyên biên giới không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu khâu trung gian, tiết kiệm chi phí, mà còn cung cấp dữ liệu chi tiết về hành vi người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến sản phẩm và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng chia sẻ những rào cản mà họ gặp phải. Vấn đề logistics và chi phí vận chuyển quốc tế là trở ngại lớn, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, rào cản về ngôn ngữ, khác biệt văn hóa và hệ thống pháp lý phức tạp tại từng thị trường đích đều tạo thêm khó khăn. Doanh nghiệp còn phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm định, thuế quan, và chính sách bảo vệ người tiêu dùng tại các nước nhập khẩu, điều này đòi hỏi nỗ lực lớn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Các đơn vị công nghệ như VNPT, VISA, MISA và EFFECT và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã giới thiệu các nền tảng hỗ trợ thanh toán, quản lý và kết nối giao thương số cho doanh nghiệp. Việc áp dụng giải pháp công nghệ số là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp không chỉ tăng hiệu quả sản xuất mà còn tiết kiệm đáng kể các chi phí.Tại Diễn đàn, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) cùng Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Thái Nguyên ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy phát triển ứng dụng thương mại điện tử và công nghệ số cho doanh nghiệp tại địa phương.
Cùng đó, Hiệp hội Dừa Việt Nam và Công ty TNHH Giải pháp vận tải Ratraco ký kết Thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh xuất khẩu dừa và sản phẩm từ dừa ra thị trường nước ngoài qua thương mại quốc tế và thương mại điện tử xuyên biên giới. Đây là cơ hội quan trọng để các tổ chức, doanh nghiệp kết nối và mở rộng hợp tác, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
🔴Bộ Công Thương cảnh báo về rủi ro khi mua sắm trên sàn thương mại điện tử chưa đăng ký
16:43' - 01/11/2024
🍨Người tiêu dùng Việt Nam đang bị thu hút bởi sản phẩm nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Tuy nhiên, việc mua sắm trên nền tảng chưa đăng ký và chưa được Nhà nước quản lý có thể dẫn đến rủi ro.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
✤Hỗ trợ ngành dệt may, da giày thích ứng với yêu cầu sản xuất xanh của EU
16:20' - 19/12/2024
꧑Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với hàng dệt may, da giày Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là thị trường có yêu cầu cao về sản xuất xanh, bền vững.
-
DN cần biết
﷽Chi tiêu cho ứng dụng trên App Store và Google Play lên tới 127 tỷ USD
15:04' - 19/12/2024
🌠Chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu cho các ứng dụng và trò chơi di động trên App Store và Google Play trong năm 2024 ước đạt 127 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2023.
-
DN cần biết
𒀰Hoa Kỳ gia hạn thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp
17:27' - 18/12/2024
🌼Cục Phòng vệ thương mại cho biết, ngày 9/12, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo quyết định gia hạn thời hạn xử lý hành chính trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
-
DN cần biết
ꩵHơn 150 công ty tham gia chuỗi triển lãm quốc tế sản phẩm trẻ em và đồ gia dụng
15:08' - 18/12/2024
💜Triển lãm IGHE 2024 thu hút hơn 150 công ty đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, giới thiệu phong phú sản phẩm đồ dùng nhà bếp, đồ gia dụng, quà tặng… c
-
DN cần biết
ꦑThái Lan dự kiến tăng tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp
09:13' - 18/12/2024
꧑Theo quy định trong luật pháp Thái Lan, mức trần số lượng lao động nước ngoài tại một doanh nghiệp không quá 100 người và đối với lao động nước ngoài không quốc tịch, giới hạn là 50 người.
-
DN cần biết
🎶Malaysia: Doanh nghiệp niêm yết phải tuân thủ quy định giảm phát thải carbon
22:19' - 17/12/2024
🧸Từ ngày 1/1/2027, các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Malaysia có vốn hóa trên 450 triệu USD sẽ phải báo cáo về việc tuân thủ quy định giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
-
DN cần biết
𒅌Việt Nam gây ấn tượng và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư Trung Quốc
19:18' - 17/12/2024
𒉰Duy trì tăng trưởng kinh tế tích cực trong nhiều năm, Việt Nam gây ấn tượng và trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư Trung Quốc.
-
DN cần biết
♕Bình Định đầu tư gần 285 tỷ đồng xây dựng Cụm công nghiệp Cát Hiệp
14:57' - 17/12/2024
ꦫDự án sẽ được đầu tư xây dựng tại thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, với tổng vốn đầu tư 284,3 tỷ đồng.
-
DN cần biết
🎶Hút doanh nghiệp đầu tư tăng chuỗi giá trị xuất khẩu sản phẩm dừa
14:51' - 17/12/2024
🧜Trà Vinh phấn đấu có ít nhất 10 doanh nghiệp liên kết với hợp tác xã sản xuất chế biến sản phẩm từ dừa và xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn xuất khẩu.