Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Mọi “đột phá” muốn thành công đều bắt đầu từ nguồn nhân lực
🔯Trên hành trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, bước sang năm 2025, ngành Giáo dục tiếp tục có nhiều nhiệm vụ lớn phải làm. Đây cũng là năm khởi đầu tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN nhìn lại một năm đã qua cũng như chia sẻ về những công việc ngành sẽ tập trung triển khai trong năm mới.
Hoàn thành chu trình đầu tiên của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, năm 2024 là năm ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai rất nhiều các nhiệm vụ quan trọng. Xin Bộ trưởng điểm lại những kết quả nổi bật của ngành trong năm vừa qua? Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 2024 đối với ngành Giáo dục là năm nhiều công việc, nhiệm vụ, cũng là năm đánh dấu bằng nhiều kết quả quan trọng, hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra, đồng thời tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới của giáo dục nước nhà. Sau 10 năm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, năm 2024 đánh dấu một mốc quan trọng đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo đất nước, đó là việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 91-KL/TW ngày 10/8/2024 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Cùng với những chủ trương, định hướng lớn, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo, năm 2024 cũng là năm ngành Giáo dục tiếp tục tập trung cho hoàn thiện thể chế, chính sách. Trong đó, dự thảo Luật Nhà giáo được trình và thảo luận lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV là điểm nhấn.Sau gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm gấp rút chuẩn bị, bằng sự tận tâm, tận lực của đội ngũ chuyên gia, những cán bộ, chuyên viên được giao xây dựng dự thảo Luật, cùng với quyết tâm của toàn ngành, dự thảo Luật Nhà giáo trình lần đầu nhận được sự ủng hộ, đồng thuận cao của đại biểu Quốc hội. Hiện nay, chúng tôi đang gấp rút tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội, hoàn thiện và thực hiện các công việc tiếp theo trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần hai tại Kỳ họp thứ 9. Theo dự kiến, dự thảo Luật Nhà giáo có thể được thông qua tại Kỳ họp này.
Năm 2024 cũng đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Việc tăng cường quản lý, bảo đảm sách giáo khoa theo hình thức xã hội hóa là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hoàn thành chu trình đầu tiên đổi mới giáo dục phổ thông. Thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn ghi dấu bằng Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông cuối cùng theo chương trình 2006 được tổ chức thành công và công tác chuẩn bị khẩn trương, tích cực, chất lượng cho kỳ thi đổi mới từ năm 2025. Cùng với quá trình đổi mới thi tốt nghiệp, những chuẩn bị cho đổi mới tuyển sinh phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng cũng đã được Bộ triển khai trong năm 2024 thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy chế hiện hành. Những kết quả về giáo dục và đào tạo trong năm 2024 còn có thể kể đến với thành tích vượt trội của học sinh Việt Nam tham dự các Kỳ thi Olympic khu vực, quốc tế; một kỳ tuyển sinh đại học mà số lượng thí sinh dự tuyển và nhập học đại học tăng cao; các ngành sư phạm và các ngành đào tạo về trí tuệ nhân tạo, đặc biệt ngành vi mạch bán dẫn có sức hút mạnh cho thấy những bước tiến ban đầu theo chủ trương, kế hoạch lớn của Chính phủ về đào tạo nhân lực ngành bán dẫn… Giáo dục mầm non - cấp học vốn nhiều khó khăn cũng đã có một năm với chuyển biến từ sự quan tâm về chính sách, đầu tư, định hướng. Giáo dục thường xuyên, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời tiếp tục được quan tâm thúc đẩy. Năm 2024, hai điều kiện tiên quyết của giáo dục và đào tạo là đội ngũ nhà giáo và cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục được các địa phương, ngành Giáo dục quan tâm. Thiếu giáo viên dù vẫn là thực tế song dần được tháo gỡ bằng các giải pháp linh hoạt, quyết liệt của nhiều địa phương. Một hội nghị toàn quốc về kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, với quyết tâm đến năm 2030 kiên cố hóa 100% trường học. Đào tạo nhân lực cốt lõi cho phát triển khoa học - công nghệ Phóng viên: Từ những kết quả đã đạt được, bước sang năm 2025, những nhiệm vụ nào sẽ được ngành Giáo dục và Đào tạo ưu tiên thực hiện thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Năm 2025, ngành Giáo dục tiếp tục có nhiều công việc, nhiệm vụ phải làm để tiếp tục trong hành trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, nhiệm vụ lớn là Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để hoàn thiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Kết luận số 91-KL/TW ngày 10/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Sau khi Chương trình hành động được ban hành sẽ là xây dựng các kế hoạch và bắt tay vào triển khai. Nếu như 2024 được coi là năm đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước, thì nửa đầu năm 2025 với những công việc cần phải làm tốt như kết thúc học kỳ II của năm học, thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, tuyển sinh đại học cao đẳng… mới có thể khép lại được chu trình đầu tiên này. Sau 4 năm triển khai trên thực tế, năm 2025, Bộ cũng sẽ tiến hành tổng kết giai đoạn đầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để đặt ra những mục tiêu, giải pháp đổi mới có chiều sâu hơn cho giai đoạn tiếp theo. Trong nửa đầu năm 2025, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội khóa XV lần thứ 2 tại Kỳ họp thứ 9. Xác định đây là việc lớn nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tập trung cao cho việc hoàn thiện dự thảo sau lần đầu lấy ý kiến Quốc hội. Chúng tôi mong rằng, những tâm huyết, ấp ủ về một dự thảo Luật sẽ phát triển được lực lượng nhà giáo, gỡ vướng được cho hàng loạt các vấn đề về quản lý nhà giáo trong suốt thời gian qua… sẽ thuyết phục được đại biểu Quốc hội, thuyết phục được xã hội. Năm 2025 cũng sẽ đánh dấu bước khởi đầu của đổi mới giáo dục mầm non - cấp học nền tảng nhưng còn nhiều khó khăn nhất hiện nay. Chương trình giáo dục mầm non mới sẽ được triển khai thí điểm tại 20 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đất nước đang bước vào “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi cùng nhiều chủ trương, chính sách lớn khác. Ngành Giáo dục xác định rõ trọng trách trong giai đoạn quan trọng này, bởi mọi “đột phá” muốn thành công đều phải bắt đầu từ con người, từ nguồn nhân lực. Cùng với các ban, bộ, ngành, địa phương, 2025 cũng sẽ là năm Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Giáo dục tập trung cho việc tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý. Trước mắt, chúng tôi đang tổ chức thực hiện việc sáp nhập, tiếp nhận các đơn vị, đầu mối theo chỉ đạo của Trung ương. Đối với nhóm công việc này sẽ có nhiều việc phải làm trong năm 2025. Giáo dục Việt Nam phấn đấu đạt trình độ tiên tiến của thế giới Phóng viên: Ngày 31/12 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Vậy Chiến lược này có ý nghĩa như thế nào với ngành trong thời gian tới? Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là một bước quan trọng để thể chế hóa, tiếp tục quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, coi phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước. Chiến lược này đặt mục tiêu tổng quát là phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới, chủ động tham gia và thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các tiến bộ mới nhất của khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Việt Nam cũng tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục mở, đảm bảo công bằng và bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, phục vụ học tập suốt đời, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế. Đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới. Với ngành Giáo dục, 2025 sẽ là năm khởi đầu, năm tập trung tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm sớm đạt được các mục tiêu mà Chiến lược đặt ra, góp phần quan trọng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Phóng viên: Khởi đầu năm mới, Bộ trưởng có thể chia sẻ một vài điều mong mỏi và gửi gắm tới cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trong toàn ngành cũng như với xã hội? Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Có thể coi 2025 là năm bản lề, bởi nhiều công việc, nhiệm vụ của năm khi hoàn thành sẽ tạo nền tảng, tạo đà cho quá trình phát triển trong 5 năm tiếp theo. Tôi mong rằng, toàn ngành đã nỗ lực sẽ tiếp tục nỗ lực để hoàn thành tốt nhất các công việc, nhiệm vụ đặt ra. Năm 2024 ghi dấu về sự quyết liệt trong các chính sách đầu tư, quan tâm tới giáo dục từ Trung ương tới địa phương; rất nhiều địa phương đã ban hành chính sách đặc thù về học phí, về chính sách cho nhà giáo, về đầu tư cơ sở vật chất… để thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo. Tôi mong rằng, những quan tâm, những chính sách quyết liệt, hiệu quả này sẽ tiếp tục được thể hiện trong năm 2025 và những năm tiếp theo. Cùng với đó, sự đồng hành, thấu hiểu, chia sẻ của xã hội với ngành Giáo dục đã nhiều sẽ nhiều hơn nữa. Nhân dịp năm mới, tôi gửi tới các cán bộ, giáo viên, nhân viên đã và đang công tác trong ngành Giáo dục lời chúc mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc. Chúc các em học sinh, sinh viên có một năm mới với nhiều niềm vui, sự tiến bộ và thành quả trong học tập. Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
🌌Tuyển sinh đại học 2025: Điều chỉnh phương thức và tổ hợp môn xét tuyển
16:05'
ꦕTrong chương trình mới và Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông xuất hiện một số môn mới, vì thế nhiều trường đại học cũng điều chỉnh tổ hợp xét tuyển để phù hợp với học sinh.
-
Kinh tế & Xã hội
🌠Chính thức ban hành Quy chế tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 từ năm 2025
11:24'
﷽Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức ban hành Thông tư số 30/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh Trung học Cơ sở và tuyển sinh Trung học Phổ thông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
🔯Khai thác dư địa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong thời kỳ mới
15:28'
✱Hợp tác thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức trong bối cảnh chuyển giao quyền lực tại Hoa Kỳ
-
Kinh tế Việt Nam
♏Nâng mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành vào giữa tháng 2
14:36'
ܫNgày 8/1, Ban Quản lý dự án sân bay Long Thành cho biết, các đơn vị đang tập trung hoàn thiện mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành; giữa tháng 2/2025 sẽ tiến hành nâng mái thép.
-
Kinh tế Việt Nam
𒆙 Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025
14:33'
ಌThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu đáp từ, kết thúc Hội nghị, trong đó nhấn mạnh tập thể Chính phủ cam kết quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
🌌Vương quốc Anh hỗ trợ Hà Nội nghiên cứu phát triển giao thông công cộng
13:47'
ꦺĐây là một cột mốc ý nghĩa, đánh dấu sự tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển hệ thống giao thông công cộng tại Thủ đô Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
😼Sắp xếp bộ máy gắn với phân cấp, phân quyền, không để ách tắc, gây phiền hà
13:35'
📖Bộ Xây dựng triển khai đúng mục tiêu, tiến độ các nhiệm vụ; đặc biệt là công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cải cách hành chính.
-
Kinh tế Việt Nam
𒁏Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất nhận thức và hành động, tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế
13:28'
ꦏTổng Bí thư đề nghị cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế; cần phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
🐻Doanh nghiệp châu Âu tin tưởng vào triển vọng kinh tế Việt Nam
11:36'
🐟 Đây là thông tin được cho biết trong Báo cáo chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý IV/2024 tại Việt Nam do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) công bố ngày 8/1.
-
Kinh tế Việt Nam
ܫKỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá
11:29'
🦂Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tập trung thảo luận những vấn đề trọng tâm, đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
🐼Hoạt động kinh doanh tại nước ngoài của PVOIL tăng 141%
09:59'
♌Năm 2024, doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh tại nước ngoài của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL, mã chứng khoán OIL) đạt hơn 36 nghìn tỷ đồng, tăng 141% so với năm 2023.