Ưu tiên nguồn vốn cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh cà phê

09:28' - 03/12/2024
BNEWS Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho ngành hàng cà phê bằng hoặc cao hơn so với kế hoạch tăng trưởng tín dụng chung của ngành.

Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Lê Văn Lương cho biết, xác định cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực v🍸à là một trong những lĩnh vực kinh tế trọng điểm của t🧔ỉnh, hàng năm, ngân hàng xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho ngành hàng cà phê bằng hoặc cao hơn so với kế hoạch tăng trưởng tín dụng chung của ngành.

 

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh doanh, thu mua, c💦h😼ế biến cà phê.

Niên vụ cà phê ᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚ2023 - 2024, doanh số cho vay toàn tỉnh (bao gồm trồng mới, chăm sóc, thu mua, xuất khẩu) đạt 294.839 tỷ đồng, cao hơn doanh số cho vay niên vụ 2022 - 2023 là 6.632 tỷ đồng. Dư nợ cho vay cà phê bình quân niên vụ 2023 - 2024 đạt 22.039 tỷ đồng; trong đó, dư nợ bình quân cho vay trồng trọt đạt 13.570 tỷ đồng; dư nợ bình quân cho vay thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu đạt 7.881 tỷ đồng; dư nợ bình quân cho vay chế biến, bảo quản đạt 589 tỷ đồng.

Tại thời điểm tháng 9/2024, dư nợ cho vay cà phê đạt 23.653 tỷ đồng, chiếm 15,08% tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh với 115.402෴ khách hàng còn dư nợ; trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn 🔴đạt 16.701 tỷ đồng, chiếm 70,61% dư nợ cho vay cà phê; dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 6.952 tỷ đồng.

Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn, ưu tiên hạn mức tín dụng được giao để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê, đặc biệt là vào các tháng cao điểm (tháng 1, 2, 11, 12). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk cùng với hệ thống tổ chức tín dụng luôn chủ động, sẵn sàng bố trí kịp thời nguồn vốn đối với lĩnh vực cà phê. Do đó, nhìn chung hoạt động cho vay đối với ngành hàng cà phê diễn ra thuận lợi, suôn sẻ vꩵà đáp ứng được nhu cầu 🌜vay vốn của các tổ chức, cá nhân.

"Tuy nhiên, với chiến lược phát tr𒅌iển cà phê bền vững đến năm 2030 của HĐND tỉnh Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo các tổ chức, cá nhân căn cứ vào Đề án phát triển ngành hàng cà phê bền vững để có lộ trình phát triển phù hợp, vừa đảm bảo sản lượng, vừa đảm bảo về giá cả, tránh rủi ro về thị trường trong tương lai” - ông Lê Văn Lương nhấn mạnh.

Về phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, ông Trương Xuân Nam, Phó Trưởng phòng Kế hoạch và quản lý rủi ro cho biết, n♔iên vụ cà phê 2023 - 2024, doanh số cho vay của đơn vị đạt 36.750 tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng doanh số cho vay cà phê của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Dư nợ cho vay bình quân đạt 3.350 tỷ đồng, chiếm 15,2% tổng dư nợ cho vay cà phê của các tổ chức tín dụng. Niên vụ 2024 - 2025, Agribank chi nhánh tỉnh Đắk Lắk cam kết tiếp tục đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, người dân phục vụ sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh.

Niên vụ cà phê 2024 - 2025, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dự kiến nguồn vốn cho vay thu mua, tiêu thụ cà phê khoảng 8.700 tỷ đồng, tăng 10,39% so với niên vụ cà phê 2023 - 2024. Sau khi được Hội sở chính phân bổ thêm nguồn vốn hoạt động trong năm 2025, các chi nhánh ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục bố trí nguồn vốn để ưu tiên cho vay đối với lĩnh vực cà phê.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục