Tuyên Quang: Chuyển đổi mô hình chợ, phát triển theo hướng hiện đại

07:00' - 10/09/2024
BNEWS Chuyển đổi mô hình quản lý chợ là giải pháp phát triển chợ theo hướng văn minh, hiện đại, kết hợp yếu tố truyền thống, bảo đảm đồng bộ hạ tầng cơ sở, đáp ứng kịp thời nhu cầu giao thương hàng hóa.

𒐪Nhằm thu hút đầu tư một cách hiệu quả cho hạ tầng thương mại, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện hàng loạt các giải pháp, cơ chế chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư một cách hiệu quả vào hạ tầng thương mại. Nhờ đó hạ tầng thương mại đã được cải thiện đáng kể góp phần phát triển thương mại chung của tỉnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, mở cửa, hạ tầng thương mại Tuyên Quang vẫn còn một số hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường. Nhằm làm rõ các giải pháp để thúc đẩy hạ tầng thương mại chợ, phóng viên BNEWS/TTXVN đã có cuộc phỏng vấn với ông Lộc Kim Liễn, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tuyên Quang. 

Phóng viên: Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn thời gian qua.

PGĐ Sở Công Thương Lộc Kim Liễn: 😼Trong thời gian qua, Tuyên Quang đã tích cực thúc đẩy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, đa dạng các loại hình, xuất hiện ngày càng nhiều cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, đáp ứng được cơ bản nhu cầu bán buôn, bán lẻ, mua sắm tiêu dùng của người dân trên địa bàn. Đến nay tỉnh Tuyên Quang có 01 trung tâm thương mại, 05 siêu thị, 97 chợ và hàng trăm cửa hàng tạp hóa. Hệ thống cửa hàng tiện lợi Winmart + phát triển nhanh chóng với 25 cửa hàng trên toàn tỉnh. Đến với các siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện ích, người dân không chỉ dừng lại ở việc mua sắm mà còn được giải trí, vui chơi, thụ hưởng các chính sách ưu đãi, chọn lọc hàng hóa có chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ.

🍌Cùng với mục tiêu hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới; các chợ được quan tâm, đầu tư hơn trước do để đạt tiêu chí số 7 – Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, các xã có chợ bắt buộc phải đánh giá theo tiêu chí chợ, xã nào chợ chưa đạt phải tiếp tục đầu tư cải tạo nâng cấp. Đây cũng là một động thái rất tích cực của các cơ quan Trung ương, bộ, ngành và địa phương trong việc quan tâm đến kết cấu hạ tầng thương mại và tiếp tục duy trì nét văn hóa của người Việt Nam đó là chợ. Theo đó, tỉnh Tuyên Quang đã bổ sung nguồn kinh phí với 12,2 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp 16 chợ đã xuống cấp, không đảm bảo; 49,7 tỷ đồng để xây dựng mới 11 chợ trên địa bàn các xã. 

🅷Bên cạnh đó, UBND tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng Phương án phát triển hạ tầng thương mại được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở duy trì, nâng cấp các công trình thương mại, dịch vụ đã có, nhất là nâng cấp hệ thống chợ truyền thống, tỉnh dự kiến phát triển, mở rộng hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại như: Trung tâm Logistics, trung tâm thương mại, mua sắm, siêu thị, cửa hàng tiện ích. Tỉnh hướng đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại được hiện đại hóa, dán nhãn công trình thương mại xanh, đảm bảo vệ sinh môi trường và nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. 

Phóng viên: Đâu là những hạn chế trong phát triển hạ tầng chợ trên địa bàn tỉnh thời gian qua?

PGĐ Sở Công Thương Lộc Kim Liễn: 𓆉Mặc dù công tác quy hoạch và đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại đã được quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, mở cửa, hạ tầng thương mại tỉnh Tuyên Quang vẫn còn một số hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường, cụ thể: 

💫Các chợ trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chợ hạng 3, chợ nông thôn quy mô nhỏ. Số chợ hạng 1 và hạng 2 ít, với 01 chợ hạng 1 là chợ Tam Cờ và 02 chợ hạng 2 là chợ Phan Thiết và chợ trung tâm huyện Chiêm Hóa. Một số chợ do vị trí không phù hợp, không thuận tiện cho người dân trong quá trình giao thương mua bán, dẫn đến việc không thu hút được các hộ kinh doanh vào bán hàng trong chợ. 

💝Trong khi đó, hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiện ích tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, thị trấn. Chưa thu hút đầu tư ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Phóng viên: Ông có thể cho biết hiện trạng việc thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ ở địa phương hiện nay? Còn những bất cập gì cần tháo gỡ? 

PGĐ Sở Công Thương Lộc Kim Liễn: 🌞Tỉnh Tuyên Quang hiện nay có 97 chợ đang hoạt động, trong đó 01 chợ hạng 1, 02 chợ hạng 2 và 94 chợ hạng 3. Có 37 doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý chợ, còn lại là do UBND các xã trực tiếp quản lý hoặc giao tổ, nhóm, cá nhân quản lý. 

ܫChuyển đổi mô hình quản lý chợ là giải pháp phát triển chợ theo hướng văn minh, hiện đại, kết hợp yếu tố truyền thống, bảo đảm đồng bộ hạ tầng cơ sở, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu giao thương hàng hóa, phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, các chợ giao cho các doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý đã được đầu tư bổ sung những hạng mục đã xuống cấp, cũng như mở rộng đáp ứng cơ bản nhu cầu mua bán của người dân trong vùng. Các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa ở những nơi trọng tâm, trọng điểm để phục vụ nhân dân ở cụm liên xã, tạo môi trường thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

🏅Tuy nhiên, công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ tại tỉnh Tuyên Quang còn chậm. Các doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến những dự án ở khu vực đô thị - nơi có lợi thế thương mại với khả năng thu hồi vốn nhanh và sinh lợi cao, còn các chợ nông thôn, vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn trong việc kêu gọi được đầu tư. Mặt khác, mô hình chợ truyền thống hiện nay đang vấp phải sự cạnh tranh không nhỏ từ các hình thức bán hàng online, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi… làm giảm sút doanh thu. Điều này, ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư khi quyết định lựa chọn xây dựng, cải tạo, quản lý chợ.

ꦰMột bất cập lớn trong thời gian qua là từ năm 2017, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được ban hành có nhiều nội dung chưa đồng nhất với Nghị định số 114/2009/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, khiến nhiều địa phương trong tỉnh gặp khó khăn, vướng mắc trong quy trình tổ chức đấu giá, lựa chọn doanh nghiệp, HTX quản lý và kinh doanh, khai thác chợ theo quy định do chưa có căn cứ pháp lý và văn bản hướng dẫn cụ thể. Trong khi Nghị định 02/2003/NĐ-CP và Nghị định 114/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và phát triển chợ đã quá lâu và lạc hậu, bộc lộ nhiều thiếu sót không còn phù hợp với thời điểm hiện tại.

🐼Tuy nhiên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/8/2024. Theo đó, Sở Công Thương sẽ tiến hành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Quy định Nội quy mẫu để thống nhất việc xây dựng nội quy chợ và áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn; Quy định Hướng dẫn về Quản lý điểm kinh doanh tại chợ trên địa bàn tỉnh; Quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,... để các cơ quan chuyên môn cấp huyện/thành phố, các doanh nghiệp dễ dàng có căn cứ pháp lý để thực hiện.

🌸Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý chợ tới các hộ kinh doanh, công khai minh bạch phương án hoạt động chợ sau chuyển đổi, xem xét giải quyết hợp lý các kiến nghị, đề xuất của tiểu thương, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các chợ truyền thống bằng việc áp dụng các mô hình chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt, đa dạng hóa các ngành hàng, dịch vụ thương mại...

Phóng viên: Trong thời gian tới, ông có đề xuất gì để phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại của tỉnh?

PGĐ Sở Công Thương Lộc Kim Liễn: 😼Trong thời gian tới, để phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Sở Công Thương kiến nghị, đề xuất một số nội dung sau: 

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh:

Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các hoạt động thương mại; khuyến khích các loại hình kinh doanh hiện đại như: trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi, bán hàng qua mạng, máy bán hàng tự động.... 

🐽Tiếp tục quan tâm đầu tư bổ sung kinh phí hoặc kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa để nâng cấp cải tạo các chợ đã xuống cấp; xây dựng mới chợ cho các xã có nhu cầu mua bán giao thương.

☂Cần tiếp tục củng cố, phát triển chợ truyền thống ở khu vực nông thôn, lựa chọn kỹ các điều kiện để phát triển một số chợ đầu mối bán buôn nông sản gần các trung tâm tiêu dùng lớn. 

Đối với Bộ Công Thương:

🧸Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan tới phát triển hệ thống thương mại, đặc biệt là các loại hình cần tập trung phát triển trong thời gian tới, như hạ tầng logistics, chợ đầu mối.

🀅Ban hành Thông tư Quy định về phân loại và quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại thay thế Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại.

Ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục