Thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định từ quản lý tín chỉ carbon
Việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 đã và đang là những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chính phủ cùng ngành Tài nguyên và Môi trường. Do đó, xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
Trước tình hình đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch số 09/KH-BTNMT triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.💛Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ cho đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; đồng thời nâng cao nhận thức, vai trò của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về việc thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam; về quản lý tín chỉ carbon, phương thức tạo tín chỉ carbon, phát triển thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường carbon thế giới.
Theo Kế hoạch trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra 8 nhiệm vụ cụ thể về chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, trong đó có các quy định về quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi tín chỉ carbon trong nước và ra nước ngoài.
✤Cùng với đó, xây dựng và ban hành Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của lĩnh vực quản lý chất thải theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone; nghiên cứu thiết lập Hệ thống đăng ký quốc gia về hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ carbon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường carbon trong nước, trao đổi với quốc tế.Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ carbon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải theo NDC; đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon của lĩnh vực quản lý chất thải.
🍃Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện tuyên truyền sâu rộng về các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện NDC, phương thức tạo tín chỉ carbon, tham gia thị trường carbon tự nguyện, tổ chức và phát triển thị trường carbon tuân thủ.💮Bộ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan và địa phương có rừng xác định tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC để làm cơ sở cho các hoạt động trao đổi tín chỉ carbon rừng với các đối tác quốc tế; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng và quy định chi tiết đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng hấp thụ carbon rừng; xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.
Bộ phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mục tiêu tổ chức, vận hành thí điểm và chính thức đã đề ra; nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển thị trường carbon.
Bộ cũng phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc rà soát, đánh giá hiện trạng các hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn để đánh giá tiềm năng tạo tín chỉ carbon, trao đổi tín chỉ carbon; yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trên địa bàn. 🔥Về tổ chức thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung hoàn thiện để trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP; chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Vụ Môi trường hoàn thiện dự thảo Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm khí methanol trong lĩnh vực quản lý chất thải đến năm 2030 theo quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ; nghiên cứu, đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon của lĩnh vực quản lý chất thải.Cục Biến đổi khí hậu chủ trì, phối hợp với Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường thiết lập Hệ thống đăng ký quốc gia về hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon, quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ carbon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường carbon trong nước, trao đổi với quốc tế.
Cùng với đó chủ trì, phối hợp các đơn vị trực thuộc Bộ trong tổ chức đàm phán, ký kết và triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ carbon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải và các lĩnh vực khác theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, bảo đảm việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo NDC; thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm tuyên truyền sâu rộng về việc thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện NDC; về quản lý tín chỉ carbon, phương thức tạo tín chỉ carbon, phát triển thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường carbon thế giới.Cục Biến đổi khí hậu cũng phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xác định tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC để làm cơ sở cho các hoạt động trao đổi tín chỉ carbon rừng với các đối tác quốc tế; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng và quy định chi tiết đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng hấp thụ carbon rừng; xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp…/.Tin liên quan
-
DN cần biết
💟Sớm xây dựng nguồn chuyên gia cho thị trường tín chỉ carbon
17:35' - 16/08/2024
꧒Thị trường tín chỉ carbon có tiềm năng phát triển và là kênh tài chính mới bổ sung để thực hiện cam kết giảm phát thải.
-
Doanh nghiệp
ꦓDoanh nghiệp Nhật Bản đẩy mạnh phát triển công nghệ mới thu giữ carbon
09:29' - 08/08/2024
ꦛCác doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang tăng cường phát triển, triển khai các công nghệ thu giữ carbon mới nhằm cắt giảm chi phí loại bỏ CO2 khỏi khí thải công nghiệp.
-
Tài chính & Ngân hàng
♉Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC đề xuất trái phiếu khí hậu mới và mạng lưới tín dụng carbon
11:18' - 05/08/2024
𝓰Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC đã kêu gọi các nền kinh tế mới nổi trong khu vực phát hành trái phiếu khí hậu được gắn theo một rổ tiền tệ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
ꦺTP. Hồ Chí Minh chờ ngày hái “quả ngọt” tăng trưởng kinh tế
10:52'
♌Năm 2025 là thời điểm quan trọng quyết định kết quả thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công xuyên Tết trên tuyến cao tốc Bắc - Nam
10:43'
💮Trong những ngày trước, trong Tết Nguyên đán 2025, trên công trường thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Quảng Bình, không khí làm việc vẫn rất sôi động.
-
Kinh tế Việt Nam
ꦇXuất khẩu thủy sản với khả năng vươn tới mốc 11 tỷ USD
09:44'
ꦺNgành thủy sản Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025, với khả năng vươn tới mốc 11 tỷ USD, đánh dấu bước phục hồi quan trọng sau năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
ꦏThủ đô Hà Nội hành động với khát vọng tăng trưởng kinh tế 2 con số
09:44'
✱UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chủ trì để xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ đột phá để đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 2 con số trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
𒀰Long An đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm 2025
09:30'
ဣTheo ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, tỉnh đề ra nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế để phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng từ 10-11% năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
💮Hải Dương thu hút khoảng 84 triệu USD đầu tư vào các khu công nghiệp
14:34' - 29/01/2025
𝕴Trong tháng 1 năm 2025, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 3 dự án của các doanh nghiệp vào đầu tư với tổng số vốn khoảng 84 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
💙Cửa khẩu quốc tế Móng Cái làm việc xuyên Tết phục vụ du khách
12:59' - 29/01/2025
𝓰Trong buổi sáng, thành phố Móng Cái đã đón đoàn khách du lịch 350 người làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái.
-
Kinh tế Việt Nam
ไDu khách đường biển, đường không “xông đất” Đà Nẵng ngày đầu năm mới Ất Tỵ
12:58' - 29/01/2025
💛Tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18/1, đã đi qua Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
﷽Quảng Ninh: Rộn ràng đón du khách “xông đất” cảng tàu, sân bay đầu Xuân Ất Tỵ
12:33' - 29/01/2025
ܫNhững vị khách quốc tế “xông đất” du lịch Quảng Ninh tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là tín hiệu mừng trong ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ.