Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long

14:12' - 18/11/2024
BNEWS Việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Sáng 1✱8/11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa Đồng bằng sông Cửu Lo🦋ng phát triển nhanh, bền vững”.

Hội thảo với sự tham gia của các đại biểu từ các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp, đại diện các ngân hàng, hợp tác xã,... cùng nhau thảo luận về những khó khăn, bất cập trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng; từ đó đề xuất giải pháp tăng tín dụng cho nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long.

Khó khăn tiếp cận vốn tín dụng

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, chiếm tới 60% sản lượng𒈔 lúa, 40% sản phẩm thủy sản của cả nước. Ngoài tiềm năng của một trung tâm sản xuất nông nghiệp của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn có tiềm năng về phát triển công nghiệp như: công nghiệp chế biến nông, thủy, hải sản; đầu tư vào công nghệ cao nuôi trồng, canh tác, bảo quản nông, thủy, hải sản…

Với vị trí, vai trò quan trọng, Đảng ♛và nhà nước đã có nhiều chỉ đạo, định hướng về chiến lược vĩ mô, các chủ trương, chính sách trọng tâm cho phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Ngành ngân hàng cũng đã và đang triển khai nhiều giải pháp, cơ chế chính sách đồng 💯hành, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các sản phẩm, ngành hàng kinh tế chủ lực của vùng.

Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Kết quả triển khai một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa được như kỳ vọng; dư nợ tín🦋 dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đối với hợp tác xã còn thấp, hợജp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn khó tiếp cận vốn tín dụng;...

Theo ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đánh giá, việc tiếp cận nguồn tín💟 dụng để phát triển ngành hàng nông sản chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Người đứng đầu chính quyền Cần Thơ chia sẻ, do đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long bị chia nhỏ và giá trị không cao, nông dân khó có đủ tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng. Việc sử dụng tài sản thế chấp cũng gặp khó khăn vì quy định pháp lý chưa hoàn thiện, làm giảm cơ hội tiếp cận nguồ👍n tín dụng.

 

Ngoài ra, các khoản vay nông nghiệp thường có lãi suất cao hơn so với mức mà nông dân có thể chi𝓀 trả, dẫn đến khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất. Các tổ chức tín dụng chưa có nhiều sản phẩm tín dụng phù hợp với chu kỳ sản xuất dài hạn và đặc thù của ngành nông sản, gây hạn ch🍎ế trong việc tiếp cận vốn.

"Do thiếu các giải pháp bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp, r🔯ủi ro thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của nông dân, khiến các ngân hàng thêm thận trọng trong việc cung cấp tín dụng", ông Trần Việt Trường nhận định.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (gọi tắt là Công ty Tꦏrung An) chia sẻ, từ năm 2011 đến năm 2017 có rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tham gia thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn ở khắp các tỉnh thành🌌 vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, do không tiếp cận được vốn vay để đáp ứng t♔hanh toán cho các khâu trong chuỗi liên kết nên các cánh đồng liên kết bị giảm dần. Đến cuối năm 2022, ở ngành hàng lúa, gạo chỉ còn lại 2 doanh nghiệp còn duy trì cánh đồng liên kết đó là Công ty Trung An ở Cần Thơ và Tập đoàn Lộc Trời ở An Giang.

Ngày 27/11/2023, Thủ tướng ban hành Quyết định số 1490/QĐ-TTg phê duyệt "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030". Chính quyền địa phương, nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp ngành hàng lúa, gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất phấn khởi, háo hức, kỳ vọ♛ng vào các giải pháp mới của bộ, ngành,…để Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao không lặp lại "nút thắt" như mô hình cánh đồng🥀 mẫu lớn năm 2010 gặp phải.

"Mở trói" thúc đẩy tín dụng cho nông sản

Việc tháo gỡ những khó khăn nhằm thúc đẩy tín dụng cho các ngành hàng nông sản chủ lực của Đồng bằng sông ཧCửu Long có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu tại Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của khu vực theo hướng phát triển theo chiều sâu, góp phần đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, cần phải có giải pháp căn cơ để tháo gỡ nút thắt tín dụng cho nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế cần tiếp tục xác định nông nghiệp, nông thôn nói chung và lĩnh vực nuôꦜi trồng, sản xuất, chế biến, thu mua, tiêu thụ xuất khẩu lúa gạo, thủy sản nói riêng vẫn là những lĩnh vực được ưu tiên và ngành ngân hàng sẽ tập trung vốn để đầu tư. Hướng dòng vốn tín dụng vào các chương trình tín dụng xanh, tín dụng phục vụ xuất khẩu, tín dụng theo💞 các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của khu vực theo hướng phát triển theo chiều sâu, bền vững.

Các đại biểu tại một số địa phư🏅ơng nhận định sự cần thiết tăng cường chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản, trái cây... Do đó, cần sửa đổi các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới nhằm nâng cao cơ hội tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong các ngành hàng nông sản chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đề xuất Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và có chính sách để có nguồn tín dụng với lãi suất phù hợp cho hoạt động dự trữ nguyên liệu theo thời vụ thu hoạch. Bên cạnh vấn đề lãi suất, đề nghị quan tâm đến chính sách phân bổ nguồn tín dụng thông qua quy định🧸 các điều kiện phù hợp giúp các doanh nghiệp có nhu cầu thực sự dễ dàng tiếp cận, giúp cho hoạt động tín dụng ổn định và lâu dài.

Đồng quan điểm, bà Mã Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, thời gian qua, các doanh nghiệp ở Sóc Trăng làm ăn hiệu quả đều tiếp cận nguồn vốn dễ dàng. Tuy nhiên, các gói vốn trung và dài hạn thiếu. Do đó, mong muốn ngành ngân hàng có gói tín dụng trung và dài hạn để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục