Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 24/10 (theo giờ địa phương), tại thành phố Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên toàn thể Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng năm 2024 với chủ đề “BRICS và Nam bán cầu: Cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn” dưới sự chủ trì của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch BRICS năm 2024.
Tham dự hội nghị có hơn 40 lãnh đạo cấp cao các nước thành viên BRICS, các nước khách mời là đại diện của các nước đang phát triển tại các khu vực trên thế giới và các tổ chức quốc tế.
Phát biểu khai mạc, trên cương vị nước Chủ tịch BRICS năm 2024, Tổng thống Nga V.Putin khẳng định BRICS sẽ tiếp tục phát huy vai trò, thúc đẩy hợp tác toàn cầu, trao cho tất cả các quốc gia cơ hội bình đẳng, xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu cân bằng và công bằng hơn, nâng cao vai trò của các quốc gia đang phát triển hơn nữa nhằm xây dựng một thế giới tốt hơn, trong đó các lợi ích chính đáng và quyền phát triển của tất cả các dân tộc được tôn trọng.
Tại hội nghị, lãnh đạo các nước tham dự đã tập trung thảo luận các định hướng lớn để giải quyết một số vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, như xung đột, khủng bố, xóa đói nghèo, biến đổi khí hậu và an ninh lương thực… Các lãnh đạo nhấn mạnh BRICS phải là nơi để các quốc gia cùng phối hợp vì mục tiêu chung là phát triển thịnh vượng, góp phần tăng cường hợp tác ở Nam bán cầu, thúc đẩy nỗ lực chung của các nước đang phát triển trong ứng phó thách thức, cải thiện quản trị toàn cầu theo hướng công bằng và toàn diện hơn.
Nhiều nước cũng nhấn mạnh trước hết cần bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định cho hợp tác và phát triển; đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo…
Phát biểu tại hội nghị, nhận định sâu sắc về “kỷ nguyên mới – kỷ nguyên kết nối và hội nhập sâu rộng, kỷ nguyên công nghệ thông minh và đổi mới sáng tạo”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm nhìn “cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện và đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, xây dựng một trật tự thế giới dựa trên luật lệ, chia sẻ chung trách nhiệm để giải quyết thách thức chung chưa từng có".
Để cùng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn, hợp tác vì hòa bình và thịnh vượng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 5 kết nối chiến lược.
Một là, kết nối nguồn lực, theo đó BRICS cần đi đầu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực để thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển mạnh mẽ hơn nữa kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng và an ninh thông tin.
Hai là, kết nối hạ tầng chiến lược, cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm.
Ba là, kết nối các chuỗi cung ứng toàn cầu trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đổi mới sáng tạo để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế, mở rộng không gian phát triển cho mọi quốc gia.
Bốn là, kết nối con người với con người thông qua hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch và giao lưu nhân dân giữa BRICS và các nước để xây dựng một không gian văn hóa “thống nhất trong đa dạng”; nơi mà các giá trị khác biệt được tôn trọng, điểm đồng được nhân lên, nơi vẻ đẹp của tình hữu nghị và hợp tác được nuôi trồng, vun đắp; như Đại văn hào Nga Fyodor Dostoevsky nhấn mạnh “Cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới”.
Năm là, kết nối trong cải cách các cơ chế quản trị toàn cầu theo hướng liên kết, chia sẻ, cân bằng, bình đẳng, hiệu quả, bao trùm, toàn diện để phát triển nhanh và bền vững. BRICS cần đấu tranh mạnh mẽ hơn trong chống lại xu hướng bảo hộ và chính trị hóa các quan hệ kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Chia sẻ bài học phát triển của Việt Nam về “kết nối, hội nhập, cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh 3 quan điểm lớn.
Một là, lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Hai là, kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Ba là, chính sách quốc phòng “4 không”: là không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Trên tinh thần thúc đẩy hoà bình, đối thoại, hợp tác, trích dẫn câu văn của đại thi hào Nga Maxim Gorky rằng “Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia là một phần không thể thiếu trong cơ thể con người vĩ đại và chỉ cùng nhau chúng ta mới có thể đạt được tiến bộ thực sự”, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng BRICS sẽ đoàn kết hơn nữa, phát huy sức mạnh nội sinh để cùng xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Nhắc lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”, Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng BRICS và cộng đồng quốc tế để hiện thực hóa ý tưởng “cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn” cho tất cả mọi người dân.
Tin liên quan
-
Bất động sản
🌸Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đánh giá thực chất tình hình thị trường bất động sản
17:57' - 24/10/2024
ꦇTheo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong những tháng đầu năm 2024, nguồn cung của thị trường bất động sản có những chuyển biến tích cực song vẫn còn khá hạn chế.
-
Kinh tế Việt Nam
♑Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp ngắn Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
15:04' - 24/10/2024
✅Tại Kazan, Liên bang Nga, ngày 23/10 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp ngắn với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
🉐Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Công ty Zarubezhneft
09:57' - 24/10/2024
🦋Chiều 23/10 theo giờ địa phương, tại thành phố Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Giám đốc Công ty Zarubezhneft.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
ℱThúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với Bangladesh
08:33'
🔜Từ ngày 11-13/12, Đại sứ Việt Nam tại Bangladesh và nhóm doanh nghiệp Việt Nam đã làm việc với chính quyền và các đối tác doanh nghiệp tại thành phố Sylhet, tỉnh Moulvibazar và tỉnh Habiganj.
-
Kinh tế Việt Nam
🐻Việt Nam - đối tác thương mại tiềm năng của Mexico
08:25'
🎶Trong bối cảnh Mexico tăng thuế nhập khẩu đối với các nước không có Hiệp định Thương mại tự do (FTA), Việt Nam đang nổi lên như một đối tác thương mại tiềm năng của quốc gia Mỹ Latinh này.
-
Kinh tế Việt Nam
🍷Thủ tướng tiếp Thống đốc và Đoàn đại biểu, doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản
21:58' - 16/12/2024
ꦫThủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Muraoka Tsugumasa, Thống đốc tỉnh Yamaguchi cùng Đoàn đại biểu, doanh nghiệp tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản).
-
Kinh tế Việt Nam
ꦛCần thiết quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống
21:22' - 16/12/2024
ꦫCần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo để giúp nông dân và các bên có liên quan nắm bắt kịp thời những kiến thức, công nghệ mới
-
Kinh tế Việt Nam
🐈Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:51' - 16/12/2024
🗹Việc tinh gọn tổ chức bộ máy lần này phải thật sự là một cuộc cách mạng, việc sắp xếp phải bảo đảm bộ máy thật sự “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”.
-
Kinh tế Việt Nam
൲Giảm thiểu tác động trong quá trình tinh gọn ngành hải quan
20:24' - 16/12/2024
ꦗQuan điểm của lãnh đạo Bộ Tài chính là triển khai chủ trương của Đảng, Nhà nước nhưng giảm thiểu tác động, duy trì một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
ꦯXuất khẩu trực tuyến dự kiến đạt 5,8 tỷ USD năm 2028
18:26' - 16/12/2024
𒊎Hai xu hướng lớn của thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 là thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành xu hướng tất yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
🌠Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2024 Tp. Hồ Chí Minh tăng 11%
16:59' - 16/12/2024
🌠Tổng mức bán lẻ hàng hóa của Tp. Hồ Chí Minh năm 2024 đạt 567.982 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023 (cùng kỳ tăng 9,6%).
-
Kinh tế Việt Nam
ꦕCó 174 dự án FDI lĩnh vực bán dẫn đầu tư vào Việt Nam
16:49' - 16/12/2024
ಞViệt Nam cần nắm bắt được cơ hội để tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn. Do đó cần có sự tham gia, vào cuộc của tất cả các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp...