Tập đoàn UOB: Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn rất tích cực

15:34' - 16/07/2024
BNEWS Sự phục hồi của nhu cầu bên ngoài và trong nước, cũng như lĩnh vực sản xuất đã hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn mong đợi trong nửa đầu năm 2024.

Đây là cơ sở cho triển vọng tăng tưởng của cả năm 2024 được Tập đoàn UOB tiếp tục duy trì dự báo ở mức 6,0%, với mục ﷺtiêu tăng trưởng chính thức là 6 - 6,5% có khả năng đạt được.

Nhận định này được ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thịꦇ trường và Kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB chia sẻ tại buổi công bố Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2024 củꦕa UOB được tổ chức vào ngày 16/7 tại Tp. Hồ Chí Minh.

*Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vượt mức mong đợi

Theo ông Suan Teck Kin, các động lực cho sự tăng trưởng đến từ sự phục hồi của nhu cầu ngành điện tử, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực cũng như khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng Trung ương lớn sẽ hỗ trợ cho triển vọng của Việt Nam.

Phân tích về các kết quả tích cực trong 6 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam, chuyên gia của UOB cho biết, GDP thực tế của Việt Nam đã tăng 6,93% trong quý II/2024, tiếp nối đà tăng từ mức 5,87% trong quý I/2024 và mức tăng 6,72% trong quý VI/2023 và vượt xa mức tăng 4,05% trong cùng quý III/2023. Tính chung, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,42% trong nửa đầu năm 2024, vượt xa mức 3,84% trong nửa đầu năm 2023.

Đi vào cụ thể, ông Suan Teck Kin phân tích, lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng trưởng trong quý thứ năm liên tiếp, ở mức 10% và lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng trong quý thứ 11 liên tiếp (kể từ khi phục hồi sau đợt sụt giảm do COVID-19 vào quý III/2021). Trong nửa đầu năm 2024, ngành sản xuất đóng góp 29% thị phần và lĩnh vực dịch vụ đóng góp 45% trong mức tăng trưởng chung 6,42%.

Về nhu cầu bên ngoài, ông Suan Teck Kin nhận💦 định, thương mại qu🎀ốc tế hoạt động mạnh mẽ trong quý II/2024, được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng cũng như sự phục hồi nhu cầu của ngành điện tử kể từ giữa năm 2023.

Bất chấp xung đột Nga-Ukraine và tình trạng gián đoạn vận chuyển ở Biển Đỏ đang diễn ra, xuất khẩu vẫn ghi nhận tháng thứ tư tăng hai con số,🅠 ở mức 10,5% (13,9% trong tháng 5) trong khi nhập khẩu tăng 13,1% (25,7% trong thá💖ng 5).

Trong nửa đầu năm 2024, xuất khẩu và nhập khẩu tăng lần lượt 14 % và 16,6% so với cùng kỳ, đạt thặng dư thương mại 11,3 tỷ USD, gần bằng mức thặng dư 12,1 tỷ USD đạt được trong cả năm 2022.

Đối với nhu cầu trong nước, tổng thương mại bán lẻ ghi nhận mức tăng trưởng ổn định trong nửa đầu năm 2024, được hỗ trợ bởi doanh số bán lẻ và dịch vụ du lịch, doanh số khách sạn và dịch vụ ăn uống ghi nhận mức tăng hai con số. Điều này được thúc đẩy bởi ngành du lịch với sự phục hồi liên tục của dòng khách du lịch. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 8,8 triệu trong 6 đầu năm, tăng cao so với 5,6 triệu cùng kỳ năm ngoái.

Liên quan đến lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các chuyên gia của UOB nhận định🥃, các nhà đầu tư nước ngoài phần lớn nhìn nhận tích cực về triển vọng của Việt Nam trong những năm tới, vượt qua những thay đổi về chính trị trong nước trong đ꧃ầu năm 2024.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đăng ký đã tăng 13,1%, đạt 15,2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024, trong đó dòng vốn FDI thực hiện (hoặc giải ngân) vào Việt Nam đạt 10,8 tỷ USD.

“Chúng tôi vẫn lạc quan trong nửa cuối năm vì những dữ liệu FDI cho thấy các doanh nghiệp tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng trong trung và dài hạn, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra sự tái cấu trúc chuỗi cung ứng. Mặt khác, sự gia tăng cả dòng vốn FDI thực hiện và đăng ký sẽ thúc đẩy hơn nữa các hoạt động trong nước trong các quý tới, bao gồm cả xây dựng và việc làm. Từ đó, khẳng định niềm tin và cam kết của các doanh nghiệp nước ngoài đối với Việt Nam trong làn sóng phi toàn cầu hóa, giảm rủi ro và chuyển dịch chuỗi cung ứng hiện nay”, ông Suan Teck Kin nhận định.

Bên cạnh những thuận lợi, chuyên gia UOB cũng đưa ra một số khuyến cáo liên quan đến các thách thức, xu hướng cần theo dõi để duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024. Theo đó, ngoài các rủi ro vẫn còn hiện hữu và có thể có tác động đáng kể nếu tình hình xấu đi, bao gồm xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như ở Trung Đông giữa Israel và Hamas có thể làm gián đoạn thị trường thương mại, vận chuyển và năng lượng, hàng hóa toàn cầu.

Cùng với đó là áp lực lạm phát cò🗹n hiện hữu, đặc biệt là giá thực phẩm và năng lượng. Đối với rủi ro từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng, ông Suan Tec Kin cho rằng: Một giải pháp quan trọng là m♚ở rộng và đa dạng hóa thị trường và nguồn cung để tránh bị ảnh hưởng bởi chuỗi cung ứng và sự gián đoạn vận chuyển. Ví dụ, việc bán sản phẩm cho các thị trường lân cận sẽ mở ra những cơ hội mới và giảm rủi ro lô hàng bị trì hoãn do khoảng cách xa, cũng như đối với gián đoạn nguồn cung.

 

*Doanh nghiệp Việt Nam lạc quan về môi trường kinh doanh hiện tại

Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp năm 2024 của UOB đã khảo sát hơn 4.000 doanh nghiệp (doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và doanh nghiệp lớn) tại 7 thị ꧙trường trọng điểm trên khắp ASEAN và Trung Quốc; trong đó có 525 doanh nghiệp tại Việt Nam, kết quả cho thấy hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn lạc quan về môi trường kinh doanh hiện tại.

Gần 90% doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến việc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, trong đó ASEAN là thị trường hàng đầu mà các doanh nghiệp nhắm đến để mở rộng kinh doanh trong ba năm tới.

Theo các chuyên gia của UOB, mặc dù tâm lý kinh doanh nhìn chung là tích cực, nghiên cứu cho thấy có sự sụt giảm trong số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam đạt mức doanh thu tăng trong năm 2023 so với năm trước. Lạm phát cao, giá cả hàng hóa bất ổn và sự phục hồi sau suy thoái෴ kinh tế là ba yếu tố vĩ mô hàn🎐g đầu tác động đến doanh nghiệp trong năm 2023.

Mặt khác, lạm phát cao cũng khiến chi phí cung ứng của gần 50% doanh nghiệp tại Việt Nam tăng cao trong năm 2023, trở thành thách thức hàng đầu trong việc quản lý chuỗi cung ứng bên cạnh những thách thức từ việc mua sắm vật tư, nguyên liệu thô.

Để đối phó với những thách thức này, các doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch thận trọng trong đó kết hợp giữa các biện pháp ngắn hạn như giảm chi phí và các biện pháp dài hạn như đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tìm kiếm quan hệ đối tác kinh doanh mới để hợp tác trong vòng 1 đến 3 năm tới.

Về triển vọng trong tương lai, gần 90% doanh nghiệp tại Việt Nam kỳ vọng năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực với hiệu quả kinh doanh được cải thiện. Các doanh nghiệp đang lên kế hoạch để tăng cường áp dụng các giải pháp kỹ thuật số, nâng cấp trang thiết bị hoặc cơ sở vật chất để nâng cao năng suất và đa dạng hóa các kênh bán hàng để thúc đẩy tăng trưởng. Các nền tảng thương mại kỹ thuật số xuyên biên giới là một phương tiện phổ biến để mở rộng kinh doanh ra nước ngoài được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm sử dụng.

Theo nghiên cứu của UOB, các khu vực trọng điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam đang nhắm tới cho việc đầu tư ra nước ngoài trong 3 năm tới, ASEAN là lựa chọn hàng đầu với 70% doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ra khu vực này; tiếp đó là Trung Quốc với 37% doanh nghiệp lựa chọn. Trong ASEAN, Thái Lan là quốc gia quan trọng nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam muốn đầu tư vào, tiếp theo là Singapore, Malaysia và Indonesia.

Để thành công trong việc mở rộng ra thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang mong đợi những hỗ trợ tài chính như ưu đãi thuế hoặc hoàn thuế (42%), các nguồn tài trợ hoặc trợ cấp dành cho các thị trường mới (40%). Bên cạnh đó, hơn 40% doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm các hỗ trợ phi tài chính, như kết nối với các doanh nghiệp lớn là khách hàng tiềm năng mà công ty của họ có thể cung cấp ở thị trường nước ngoài.

Nghiên cứu của UOB cũng cho𝓀 thấy gần 90% doanh nghiệp ở Việt Nam được khảo sát đã áp dụng số hóa ở ít nhất một bộ phận trong doanh nghiệp; trong đó, khoảng 41% doanh nghiệp đã số hóa trên toàn bộ hoạt động kinh doanh, tỷ lệ này là cao nhất trong khu vực ASEAN. Hơn 80% doanh nghiệp Việt Nam đang có kế hoạch chi nhiều hơn cho hoạt động số hóa vào năm 2024, với ngân sách tăng từ 10-25%.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng dự báo gặp phải một số thách thức như vấn đề an ninh mạng, thiếu hụt về kỹ năng kỹ thuật số trong đội ngũ nhân viên và rủi ro gia tăng về xâm phạm dữ liệu.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục