Sự khác biệt tình hình lạm phát tại hai bờ Đại Tây Dương

07:46' - 22/10/2024
BNEWS Các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu vẫn đang thận trọng cho dù lạm phát chung đang có xu hướng giảm và về mức ổn định hơn.

🌸Họ hiểu rõ rằng người tiêu dùng và doanh nghiệp, vốn đã phải chịu đựng mức lạm phát cao nhất kể từ thập niên 1970, sẽ không đánh giá cao những tuyên bố quá sớm.

 

ꦰTrong nội bộ các ngân hàng này, nhiều nhà hoạch định chính sách đã cảm thấy hài lòng với kết quả đạt được. Các đợt tăng lãi suất mạnh nhất trong nhiều thập kỷ đã có hiệu quả tốt hơn mong đợi. Lạm phát toàn cầu đã giảm mà không gây ra tình trạng thất nghiệp tăng vọt hoặc suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, khi lạm phát tiếp tục hạ nhiệt, thách thức mới bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là sự khác biệt giữa hai bờ Đại Tây Dương. Các nhà hoạch định chính sách châu Âu, sau khi đối phó với lạm phát cao, giờ đây lo ngại họ sẽ quay trở lại với một vấn đề cũ: lạm phát quá thấp khi tăng trưởng kinh tế của châu lục này ngày càng suy yếu. Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phát hiện ra rằng, dù đã đạt nhiều tiến triển, lạm phát vẫn cao hơn mức họ mong muốn giữa lúc nền kinh tế Mỹ đang bùng nổ.

Trước đây, lạm phát tại cả Mỹ và châu Âu thường diễn biến cùng chiều. Tuy nhiên, theo phân tích của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (dự kiến công bố đầy đủ vào ngày 22/10), đợt lạm phát gần đây mang tính chất đặc biệt. IMF cho rằng lạm phát diễn ra theo giai đoạn: đầu tiên, nhu cầu hàng hóa tăng mạnh trong đại dịch COVID-19 khi chuỗi cung ứng bị áp lực. Sau đó, khi nền kinh tế mở cửa lại, nhu cầu dịch vụ dồn nén đã đẩy giá cả lên cao; và cuộc xung đột tại Ukraine càng làm tình hình thêm trầm trọng. Đến giữa năm 2022, lạm phát toàn cầu cao gấp ba lần so với mức trung bình trước đại dịch, ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia.

Giờ đây, khi chuỗi cung ứng đã gần như trở lại bình thường, những khác biệt này ngày càng rõ nét. Chúng được thể hiện qua kỳ vọng lạm phát trung hạn trên thị trường tài chính. Đến giữa năm ngoái, các tỷ lệ lạm phát ở Mỹ và châu Âu gần như ngang nhau, nhưng trong năm nay, tỷ lệ này đã phân tách rõ rệt, với kỳ vọng lạm phát trung hạn của Mỹ cao hơn đáng kể so với châu Âu.

Tháng Chín vừa qua, lạm phát tiêu dùng tại Mỹ giảm xuống 2,4%, song vẫn cao hơn mức dự báo 2,3%. Ngày 14/10, ông Christopher Waller, một thành viên có ảnh hưởng trong Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) của Fed, mô tả dữ liệu này là “đáng thất vọng”. Ngược lại, các nhà hoạch định chính sách tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lại lo lắng về lạm phát quá thấp. Ngày 17/10, ECB đã cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm và thị trường dự báo sẽ có thêm ba đợt giảm lãi suất nữa trước tháng Ba tới. Theo ECB, nguy cơ không đạt mục tiêu lạm phát 2% hiện không còn là chuyện nhỏ, khi lạm phát trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hiện chỉ ở mức 1,7%.

Việc lạm phát quá thấp không phải là điều mới với ECB. Trước đợt tăng giá toàn cầu bắt đầu vào năm 2021, lạm phát của khu vực này đã dưới mức 2% trong hầu hết thập kỷ trước đó. Khi tăng trưởng kinh tế châu Âu suy yếu, kinh tế Đức có nguy cơ suy thoái và áp lực giá cả dường như biến mất, một số nhà kinh tế lo ngại rằng ECB đã hiểu sai đợt lạm phát toàn cầu này là sự thay đổi cơ bản trong xu hướng giá cả, dẫn đến việc tăng lãi suất quá cao.

🍰Điều này đã tạo nên sự phân tách rõ rệt: trong khi Mỹ gặp khó khăn với thị trường lao động vẫn thắt chặt và lạm phát khó giảm, châu Âu lại đối mặt với tình trạng tăng trưởng yếu và áp lực giá cả yếu dần.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục