RCEP thúc đẩy thanh toán điện tử giữa các quốc gia thành viên
Các nền tảng kỹ thuật số, bao gồm nhiều dịch vụ từ mua sắm đến chuyển tiền trực tuyến, đã mang lại sự tiện lợi, hiệu quả và tính bảo mật cao cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Theo Tiến sĩ Foo Lee Peng, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Chính sách tại Đại học Quản lý và Công nghệ Tunku Abdul Rahman, Malaysia, trong bối cảnh kết nối toàn cầu được tăng cường thông qua các hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hệ thống thanh toán điện tử đang ngày càng trở nên thiết yếu hơn nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư cả ở trong và ngoài nước.
RCEP bao gồm 15 quốc gia thành viên, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và 10 quốc gia ASEAN - đại diện cho khoảng 30% dân số và GDP của toàn cầu. Hiệp định thương mại này nhằm mục đích tăng cường dòng chảy thương mại, giảm thuế quan và thúc đẩy hội nhập kinh tế trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
💮Trong bối cảnh các nền kinh tế ngày càng kết nối với nhau, vai trò của hệ thống thanh toán điện tử càng trở nên quan trọng nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho các giao dịch xuyên biên giới. Một trong những tác động chính của RCEP đối với hệ thống thanh toán điện tử là sự chuẩn hóa của các khuôn khổ pháp lý giữa các quốc gia thành viên để tạo điều kiện cho các giao dịch.Ví dụ, hiệp định này có thể khuyến khích việc áp dụng các tiêu chuẩn chung về bảo vệ dữ liệu, chống rửa tiền và các yêu cầu về thông tin của khách hàng, nhờ đó giảm bất đồng trong thanh toán xuyên biên giới và tăng cường lòng tin giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
﷽Tại Trung Quốc, một trong những quốc gia đi đầu trong thanh toán điện tử với các nền tảng như Alipay và WeChat Pay, RCEP đã tạo cơ hội để nước này mở rộng phạm vi tiếp cận đối với thị trường của các quốc gia thành viên khác. Bằng cách tích hợp với các tiêu chuẩn của các thành viên RCEP khác, hệ thống thanh toán điện tử của Trung Quốc có thể cung cấp dịch vụ liền mạch, thuận tiện hơn.Bên cạnh đó, RCEP cũng giúp Trung Quốc thúc đẩy áp dụng các công nghệ và tiêu chuẩn thanh toán điện tử trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ đó gia tăng ảnh hưởng của nước này trong nền kinh tế kỹ thuật số.
꧂Tương tự như vậy, ở Đông Nam Á, các quốc gia như Singapore và Malaysia sẽ được hưởng lợi đáng kể từ RCEP. Với cơ sở hạ tầng tài chính tiên tiến và khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, Singapore đang ở vị thế thuận lợi để trở thành trung tâm khu vực cho các dịch vụ thanh toán điện tử.RCEP có thể tăng cường vai trò của Singapore khi tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng thâm nhập vào thị trường các quốc gia thành viên khác. Điều này có thể thúc đẩy việc ứng dụng các nền tảng của Singapore như PayNow và GrabPay trên toàn khu vực, thúc đẩy sự hội nhập khu vực trong thanh toán kỹ thuật số.
ജThông qua các sáng kiến của chính phủ, Malaysia cũng đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực thanh toán điện tử. Cùng với các điều kiện thuận lợi này, RCEP có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của thanh toán điện tử khi mở ra thị trường mới cho các nhà cung cấp dịch vụ của Malaysia và khuyến khích hợp tác xuyên biên giới.Theo đó, RCEP có thể thông qua việc cung cấp một môi trường quản lý thống nhất để giúp các doanh nghiệp Malaysia dễ dàng mở rộng dịch vụ thanh toán kỹ thuật số trong khu vực.
Việc giảm thuế quan và rào cản thương mại theo RCEP có thể thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thanh toán xuyên biên giới. Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng ngày càng tham gia sâu vào thương mại điện tử thì nhu cầu về quản lý, giám sát các hệ thống thanh toán điện tử ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Đối với Nhật Bản, thương mại điện tử là một phần quan trọng của nền kinh tế và RCEP có thể giúp thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng các nền tảng thanh toán điện tử như PayPay và Rakuten Pay. Các nền tảng này có thể tranh thủ điều kiện thuận lợi từ các hoạt động thương mại quốc tế để mở rộng thêm người dùng và nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế kỹ thuật số. 🌳Hàn Quốc, một thành viên quan trọng khác của RCEP, có hệ sinh thái thanh toán điện tử phát triển cao với các nền tảng như KakaoPay và Naver Pay. RCEP có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế bằng cách tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiếp cận thị trường của các quốc gia thành viên khác.Những quy định thúc đẩy thương mại xuyên biên giới của RCEP có thể có thể khuyến khích hợp tác và đổi mới nhiều hơn trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số, mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
ꦿLợi ích tiềm năng của RCEP đối với các hệ thống thanh toán điện tử không chỉ giới hạn ở các nền kinh tế lớn. Các quốc gia thành viên khác như Việt Nam và Philippines cũng có thể hưởng lợi đáng kể từ hiệp định này. Tại Việt Nam, thị trường thanh toán điện tử đang phát triển mạnh mẽ, với dân số trẻ, am hiểu công nghệ đã thúc đẩy việc áp dụng các nền tảng thanh toán kỹ thuật số. RCEP có thể hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử của Việt Nam mở rộng dịch vụ trong khu vực.Với Philippines, thông qua việc điều chỉnh các tiêu chuẩn quản lý và giảm rào cản, RCEP có thể giúp tạo điều kiện cho các dịch vụ kiều hối xuyên biên giới và tiết kiệm chi phí hơn, tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho người dân.
꧑Cuối cùng, RCEP đã đánh dấu sự thay đổi lớn trong hoạt động thương mại của khu vực và có ý nghĩa quan trọng đối lĩnh vực thanh toán điện tử. Bằng cách chuẩn hóa các khuôn khổ pháp lý, giảm rào cản thương mại và thúc đẩy hội nhập kinh tế, RCEP có thể tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng và phát triển các hệ thống thanh toán điện tử trên khắp các quốc gia thành viên.ꦯTín hiệu tích cực trong phát triển thanh toán kỹ thuật số có thể giúp các quốc gia tăng cường hội nhập tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng kết nối khu vực. Trong bối cảnh các quốc gia thành viên tiếp tục thực hiện các điều khoản của RCEP, thanh toán điện tử ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi và định hình lại tương lai của hoạt động thương mại trong khu vực.
- Từ khóa :
- RCEP
- ಌ thanh toán điện tử
- ๊ mua sắm trực tuyến
Tin liên quan
-
Ngân hàng
🐷Nga cho phép thử nghiệm thanh toán quốc tế bằng tiền kỹ thuật số
17:44' - 31/07/2024
𓂃Ngày 30/7, Duma quốc gia (Hạ viện) Nga đã thông qua dự luật cho phép thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới và giao dịch trao đổi bằng tiền kỹ thuật số, bắt đầu từ ngày 1/9 tới.
-
Tài chính & Ngân hàng
🎀Khủng hoảng thanh toán thương mại điện tử của "ông lớn" Qoo10
10:28' - 29/07/2024
꧂Số tiền cam kết quỹ khẩn cấp 70 tỷ won (50 triệu USD) của nhà sáng lập kiêm CEO Qoo10, nền tảng thương mại điện tử Đông Nam Á, khó có thể đủ để giải quyết các khoản nợ gần đây lên tới hơn 170 tỷ won.
-
Ngân hàng
🎉Tỷ trọng thanh toán toàn cầu của đồng Nhân dân tệ tiếp tục tăng
16:17' - 28/07/2024
✤Kể từ khi triển khai thanh toán bằng đồng NDT trong thương mại xuyên biên giới vào năm 2009, quá trình quốc tế hóa đồng NDT đã phát triển trong hơn 10 năm và có sức sống mãnh liệt.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
♐Thuế quan của Mỹ - cơn địa chấn mới cho thị trường tài chính toàn cầu
14:21'
🅰Một số nhà phân tích tiếp tục đánh giá khả năng các nước có thể trì hoãn hoặc tránh hoàn toàn nguy cơ bị áp thuế thông qua các cuộc đàm phán vào phút chót.
-
Tài chính
💜Định hình Trung tâm Tài chính quốc tế Tp. Hồ Chí Minh
10:30'
𒐪Sau hơn 20 năm “thai nghén”, Đề án xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế ở Tp. Hồ Chí Minh đã có bước tiến mới tích cực trong thời gian gần đây, khi Bộ Chính trị chính thức đồng ý chủ trương này.
-
Tài chính
Bitcoin rơi xuống dưới ngưỡng 100.000 USD
09:24'
ꦯGiá tiền điện tử lao dốc khi lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu khiến nhà đầu tư thận trọng và rút khỏi các tài sản rủi ro.
-
Tài chính
ꦑTrung Quốc cảnh báo kiện Mỹ lên WTO về vấn đề thuế quan
07:30'
ꦡSau Mexico và Canada, Trung Quốc cũng đã ra các tuyên bố phản đối về việc Mỹ áp thuế bổ sung 10% đối với các sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu vào nước này.
-
Tài chính
Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng
09:07' - 02/02/2025
𒐪Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.
-
Tài chính
ꦍThị trường tiền tệ chuẩn bị cho biến động mạnh trước rủi ro thuế quan của Mỹ
14:07' - 01/02/2025
♎Chỉ trong vài phút sau những bình luận về thuế quan ngày 30/1 của ông Donald Trump, đồng USD đã tăng hơn 1% so với đồng CAD và đạt mức cao gần 5 năm là 1,4596 CAD đổi 1 USD trước khi giảm trở lại.
-
Tài chính
ꦛĐầu tư năng lượng sạch toàn cầu đạt kỷ lục 2.100 tỷ USD
10:30' - 01/02/2025
🦩Xe điện, năng lượng tái tạo và hệ thống truyền tải điện đều thu hút được nguồn vốn kỷ lục trong năm 2024.
-
Tài chính
♔Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025
19:26' - 31/01/2025
ꦿTheo quy luật giá cả một số mặt hàng thiết yếu thường nhích tăng trong các ngày Tết và sau đó dần giảm trở lại bình thường sau Tết.
-
Tài chính
ꩵEU thông qua gói đầu tư khổng lồ trị giá hơn 1 tỷ USD
06:00' - 31/01/2025
🌺Gói đầu tư khổng lồ trị giá hơn 1 tỷ euro (1,04 tỷ USD) sẽ được phân bổ cho các dự án nghiên cứu và phát triển hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.