Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Tập trung 5 nhóm việc để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

19:26' - 16/01/2025
BNEWS Chiều 16/1, tại thành phố Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, với sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình.

Hội thảo thu hút khoảng 400 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, các địa ph💛ương, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tưജ chiến lược trong và ngoài nước.

 

Hội thảo nhằm giới thiệu chủ trương, định hướng phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, bao gồm Trung tâm tài chính quốc tế to𝓀àn diện tại Tp. Hồ Chí Mꩲinh và Trung tâm tài chính khu vực tại thành phố Đà Nẵng; giúp quảng bá các tiềm năng và điều kiện thuận lợi để các trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại Việt Nam sớm hình thành và phát triển.

 

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng 🌳Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã cảm ơn các diễn giả, ch🤪uyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra những nhận định chính xác, nghiên cứu thiết thực và có nhiều gợi mở rất quan trọng trong việc nghiên cứu hình thành các trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. Việt Nam sẽ tiếp thu các ý kiến, kinh nghiệm quốc tế để quyết tâm hình thành và phát triển trung tâm tài chính để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cũng chỉ đạo, trong thời gian tới, các bộ ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung vào 5 nhóm việc lớn; trong đó, quan trọng nhất là hoàn thiện hạ tầng pháp lý và cơ 🙈chế chính sách ưu đãi theo hướng thông thoáng, cởi mở, minh bạch và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Về nhân lực, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ꧂ Nguyễn Hòa Bình cho rằng cần sớm đào tạo, cử chuyên gia đi học hỏi thực tiễn thế giới để đảm bảo cung cấp đủ đội ngũ các chuyên gia quản trị, vận hành, xử lý rủi ro, giải quyết tranh chấp trong các trung tâm tài chính. Bên cạnh đó, các bộ ngành, 𓄧địa phương cần sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ sinh thái hoàn thiện phục vụ các Trung tâm tài chính.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo phải lựa chọn định hướng phát triển đúng đắn ngay từ đầu, phù hợp với điều kiện ꦬvà định hướng của Việt Nam như phát triển Fintech, Blockchain…

Qua hội thảo này, Phó Thủ tướng ♚Thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng đề nghị các chuyên gia, nhà đầu tư quốc tế sẽ tiếp tục phối hợp với Việt Nam trong kết nối, kêu gọi, thu hút đầu tư, sớm hình thành𓆏 và phát triển các trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Về phía Tp. Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ tài chính số của ♐Việt Nam, là thị trường dẫn đầu về tỷ lệ áp dụng các công nghệ tài chính cùng với hệ sinh thái tài chính tập trung hơn 50% công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính (Fintech). Thành phố cũng có lực lượng lao động, lập trình viên có trình độ, tay nghề cao với mức chi phí rất cạnh tranh so với các nước trong khu vực, có thể tạo được lợi thế và hình thành các sản phẩm đặc thù cho trung tâm tài chính quốc tế.

Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho biết thêm, Tp. Hồ Chí Minh có vị trí chiến lược có múi giờ khác biệt với 21 trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu, cũng như vị trí địa chính trị quan trọng nằm ở khu vực phát triển năng động, sáng tạo hàng đầu thế giới.♒ Từ lợi thế của quốc gia và lợi thế các địa phương, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của từng địa phương để cùng hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau phát triển các trung tâm tài chính trong tương lai.

Với Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cho rằng, mô hình Trung tâm tài chính Đà Nẵng sẽ là một hệ sinh thái đa thành phần, với các dịch vụ tài chính quốc tế (dịch vụ thanh toán, thương mại quốc tế, dịch vụ quản lý rủi ro và giao dịch ngoại hối, dịch vụ tài chính xa𝔉nh); các dịch vụ Fintech và TechFin cung cấp phần mềm, nền tảng ứng dụng để thực hiện dịch vụ thanh toán, giao dịch tài sản mã hóa; các dịch vụ hỗ trợ đầu tư, phát triển doanh nghiệp và dịch vụ tiện ích (kiểm toán, kế toán🍌, dịch vụ pháp lý, tư vấn thuế, hải quan, các dịch vụ nghỉ dưỡng, hội nghị, vui chơi giải trí cao cấp, cho thuê, định giá bất động sản…).

Để chuẩn bị cho Trung tâm tài chính, thành phố Đà Nẵng đã bố trí 2 quỹ đất sạch với diện tích lần lượt là 6,17 ha ♏và 9,7 ha, với điều kiện vị trí kết nối, hạ tầng thuộc loại tốt nhất của Việt Nam để thiết lập khu phức hợꦰp, văn phòng, nghỉ dưỡng cao cấp và khu dịch vụ công nghệ tài chính.

Tại hội thảo, các diễn giả, chuyên gia quốc tế đã phát biểu tham luận, bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ Việt Nam lựa chọn 2 thành phố Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh để phát triển trung tâm tài chính. Các thành phố đều có những thế mạnh riêng, hội tụ đầy đủ những tiềm năng trong tương lai để hình thành t🎐rung tâm tài chính quốc tế. Về chiến lược phát triển Trung tâm tài chính Đà Nẵng theo mô hình trên rất phù hợp, nhất là công nghệ tài chính Fintech.

Theo ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, trung tâm tài chính trong tương la🃏i sẽ có những giao dịch mang tính chất công nghệ, phù hợp chủ trương Nghị quyết 57 Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vừa qua. Đồng thời việc thúc đẩy giao dịch xuyên biên giới theo xu hướng tài𝓡 chính Fintech cũng là sự đổi mới sáng tạo, giảm chi phí hoạt động tài chính, đem lại độ phủ khách hàng toàn cầu.

Trung tâm tài chính được định nghĩa là một “hệ sinh thái đa dạng các dịch vụ tài chính tập trung tại một khu vực nhất định”, là nơi tập trung nhiều đị♏nh chế tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty dịch vụ tài chính và có các sàn giao dịch chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa.

Thế giới hiện có 121 Trung tâm tài chính, là 𒉰các khu vực có thể chế riêng, vượt trội, đặc thù, khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính, kết nối với các Trung tâm tài chính quốc tế.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục