Nhiều tín hiệu phục hồi, nhu cầu tín dụng dự báo sẽ tăng mạnh
Tăng trưởng tín dụng sau giai đoạn tăng tốc mạnh mẽ hồi tháng 6 (đạt mốc 6,1%) có nhịp chậm lại trong tháng 7 khi tổng dư nợ toàn nền kinh tế chỉ tăng 5,66%. Tuy vậy, theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng tính đến giữa tháng 8 đã tích cực trở lại, tăng 6,25% so với cuối năm 2023.
Nhìn vào bức tranh tổng thể của nền kinh tế, giới chuyên gia cho rằng với nhiều tín hiệu phục hồi, nhu cầu tín dụng dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đây sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy các ngân hàng thương mại tăng cường cho vay trong những tháng cuối năm. Cải thiện nhu cầu vốnTheo nhận định của TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Bộ Tài chính), nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng ấn tượng trong quý II/2024, tạo nên sự lạc quan cho cả thị trường. Kết quả này có thể thúc đẩy nhu cầu tín dụng, khi các doanh nghiệp và cá nhân tìm kiếm các cơ hội đầu tư và mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, vị chuyên gia đánh giá trong bối cảnh áp lực tỷ giá giảm và khả năng Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất điều hành trong thời gian tới, lãi suất ngân hàng có thể tiếp tục duy trì ở mức thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn. Điều này không chỉ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, mà còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế. TS. Nguyễn Đức Độ dự báo tăng trưởng tín dụng trong những tháng tới sẽ có khả năng tiệm cận với các mục tiêu đề ra, đặc biệt nếu các điều kiện kinh tế tiếp tục cải thiện.Bên cạnh đó, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Tín dụng hiện đang đáp ứng tốt nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn. Những lĩnh vực này ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mức trung bình chung. GDP quý II/2024 tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự hồi phục rõ rệt của nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu vay vốn cũng sẽ tăng, khi các doanh nghiệp và cá nhân cần nguồn tài chính để mở rộng hoạt động.
Lý giải về nhịp chậm lại của tín dụng trong tháng 7 vừa qua, Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng diễn biến này chỉ mang tính thời vụ, phần nào do tâm lý của người dân trong “tháng Ngâu” dẫn đến hạn chế giải ngân. Tình trạng tương tự cũng ghi nhận trong tháng 7 năm trước. "Xu hướng này vẫn phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế và tín dụng sẽ dần phục hồi, tăng trưởng trở lại trong những tháng sắp tới", ông Lực nhận định. Cùng quan điểm, các chuyên gia từ Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS) trong báo cáo mới đây cho rằng, tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm đã đạt được mục tiêu nhờ vào sự hỗ trợ mạnh mẽ từ mức tăng trưởng ấn tượng của GDP Việt Nam trong quý II/2024, đạt 6,93% và tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2024 đạt 6,42%. Kết quả này chủ yếu là nhờ vào sự phục hồi của ngành du lịch quay lại mức trước đại dịch COVID-19, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, thể hiện qua chỉ số PMI đạt 54,7 điểm vào cuối quý II. Bên cạnh đó, các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã được xác định từ đầu năm như FDI và hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục góp phần hỗ trợ tăng trưởng tín dụng. Điều này được minh chứng bởi kết quả khả quan của các ngân hàng nước ngoài có thế mạnh trong cho vay FDI, chẳng hạn như Shinhan Bank, với mức tăng trưởng tín dụng đạt 13% trong 6 tháng đầu năm (năm 2023 tăng gần 20%). Theo kết quả khảo sát từ Vụ Dự báo thống kê - Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng sẽ cải thiện trong quý III/2024. Nhu cầu vay vốn được dự báo tăng mạnh hơn so với nhu cầu gửi tiền và thanh toán. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn duy trì tốt trong quý II và dự kiến tiếp tục cải thiện trong quý III, mở ra cơ hội lớn cho việc tăng trưởng tín dụng. VPBankS dự báo tăng trưởng tín dụng năm nay có thể đạt mức 14,83%, nhờ vào sự khởi sắc của mùa tiêu dùng và sản xuất kinh doanh trong nửa cuối năm, cùng với tác động tích cực từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng giảm lãi suất, qua đó hỗ trợ cho chính sách tiền tệ của Việt Nam. Kiểm soát rủi roMặc dù có những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức, tro♚ng đó phải kể tới sự phụ thuộc vào thị trường bất động sản.
Báo cáo của VPBankS cho thấy, dư nợ cho vay bất động sản vào cuối quý II/2024 đạt 3,083 triệu tỷ đồng, chiếm 21,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Ngành bất động sản vẫn là lĩnh vực chiếm ưu thế trong hoạt động cho vay của các ngân hàng, nhờ vào nhu cầu cao và tài sản thế chấp ổn định.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếuꦰ giá trị tài sản giảm hoặc thị trường bất động sản gặp khó khăn, kéo theo nguy cơ gi��a tăng nợ xấu.Mặt khác, mặc dù lãi suất cho vay mua nhà đã giảm đáng kể trong năm qua nhưng giá nhà vẫn duy trì ở mức cao so với thu nhập và ngành ngân hàng vẫn cần tập trung vào việc xử lý nợ xấu tồn đọng.
Do đó, tình hình giải ngân cho vay mua nhà vẫn chưa thực sự tích cực. "Trong bối cảnh này, các chính sách hỗ trợ như gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội và những điều chỉnh trong Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở mới được kỳ vọng sẽ tạo ra sự phát triển tín dụng bền vững hơn. Đồng thời, sự thay đổi trong Luật Các tổ chức tín dụng cũng sẽ góp phần cải thiện tính minh bạch, phát triển tín dụng tiêu dùng và đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng", báo cáo trên đề cập. Liên quan đến lãi suất, TS. Nguyễn Đức Độ nhận định: Lãi suất huy động vừa tăng một phần là do Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng một số loại lãi suất điều hành khiến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động ngắn hạn cùng tăng theo. Nhưng việc Ngân hàng Nhà nước tăng một số lãi suất trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu để đối phó với áp lực của tỷ giá. Đến nay, tỷ giá đang có xu hướng giảm và có thể còn giảm tiếp, Ngân hàng Nhà nước có thể có dư địa hạ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng xuống. Khi đó, lãi suất huy động cũng sẽ ổn định."Tôi hy vọng lãi suất sẽ ổn định ở mức như hiện nay trong giai đoạn từ nay đến cuối năm và vì thế sẽ không tạo nên áp lực đối với lãi suất cho vay", vị chuyên gia chia sẻ. Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá cho vay mua nhà có thể dẫn dắt tăng trưởng tín dụng bán lẻ trong thời gian tới, khi lãi suất ở mức thấp và thị trường bất động sản dần hồi phục.VCBS ước tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 đạt từ 12-13% với động lực tăng trưởng đến từ hoạt động sản xuất, xuất khẩu tích cực, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, thị trường bất động sản hồi phục rõ nét hơn từ quý II/2024 kéo theo tăng trưởng tín dụng các phân khúc cho vay doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, cho vay mua nhà. Nhìn chung, tín dụng vẫn là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nhưng sự phụ thuộc vào thị trường bất động sản cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh rủi ro và đảm bảo sự phát triển bền vững.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sáu định hư🅺ớng của Thủ tướng đối với tín dụng chính sách xã hội
18:13' - 14/08/2024
Trên cơ sở kết quả tổng kết 10🦄 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, Thủ tướng nhấn ꩵmạnh 06 định hướng nhằm tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tăng trưởng tín dụng của Tp. Hồ Chí Minh chững 🐲lại
18:10' - 14/08/2024
Sau 5 tháng duy trì tăng trưởng liên tiếp, tín dụng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh bất ngờ giảm nhẹ trong tháng 7/2024 so với tháng trước đó💮.
-
Bất động sản
Tăng trưởng tín dụng bất động sản giảm, p💞hát hành trái phiếu tăng
12:20' - 14/08/2024
Một trong những mảng cho vay “trụ cột” chính của tăng trưởng tín dụng là bất động sản♚ thời gian qu𝓰a rơi vào tình trạng trầm lắng bởi nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và cả người dân đều chậm lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Lạm phát tiếp tục vượt mụ♒c tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản
07:25'
Chính phủ Nhật Bản ngày 20/12 công bố số liệu ch🤡o hay lạm phát của Nhật Bản trong tháng 11/2024 tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2023.
-
Tài chính & Ngân hàng
Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Thị trường tiền t🔜ệ - "màn độc tấu" của đồng bạc 📖xanh
14:30' - 20/12/2024
Năm 2024, đồng USD đã có mức tăng ấn tượng nhất trong gần một thập kỷ và 🦩đà tăng này được dự báo sẽ được thúc đẩy trong năm 2025 bởi nhiều yếu tố.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB: Tăng gấp đôi số người sở🐎 hꦦữu tiền điện tử tại Eurozone
07:20' - 20/12/2024
Sự quan tâm tới tiền 🧸điện tử càng tăng cao sau kh🧸i đồng bitcoin vượt ngưỡng 100.000 USD vào đầu tháng 12.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Anh giữ💛 nguyên lãi suất 4,75%
21:04' - 19/12/2024
Ngân hàng trung ương꧙ Anh (BoE) ngày 19/12 giữ nguyên lãi suất ở mức 4,75% trước những quan ngại về lạm phát dai dẳng do tăng trưởng tiền lương cao và giá cả tăng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng trung ưꦫơng châu Á "đau đầu" 𓆏vì đà tăng của đồng USD
16:34' - 19/12/2024
Sau quyết định cắt giảm lãi suất của Fed, các ngân hàng🌄 trung ương tại châu Á đang phải "đau đầu" trước đà tăng của đồng USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
Vì sao 🌱tín dụng tăng nhanh có thể mang đến rủi ro tiềm ẩn?
16:18' - 19/12/2024
Không chỉ cung cấp nguồn vốn giá rẻ, nhiều ngân hàng còn đư👍a ra những giải pháp ཧtài chính toàn diện cho khách hàng như cho vay tín chấp, cho vay theo dòng tiền… để đưa vốn ra nền kinh tế.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng euro yếu - công cụ✤ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?
08:10' - 19/12/2024
Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cự🥃c từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
-
Tài chính & Ngân hàng
Ocean Bank chính thức đổi tên từ hôm nay 18/12
12:10' - 18/12/2024
Từ hôm nay 18/12, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (Ocean Bank) chính thức hoạt động với tên gọi mới là Ngân꧙ hàng TNHH MTV Việt Nam Hiện Đại (Modern B🌱ank of Vietnam - MBV).
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng đô la Canada bất ngờ giảm mạnh
11:16' - 18/12/2024
Trong phiên giao dịc🎃h 17/12, đồng đô la Canada (CAD) đã bất ngờ giảm xuống dưới ngưỡng 0,7 USD đổi 1 CAD lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 3/2020.