Nhật Bản đặt mục tiêu mới về năng lượng hạt nhân hậu Fukushima
Theo báo Japan Times số ra mới đây, Nhật Bản sẽ hướng tới mục tiêu tăng cường sử dụng năng lượng hạt nhân, từ bỏ chính sách kéo dài hàng thập kỷ về việc giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng này và đảo ngược các biện pháp hạn chế được đưa ra sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 năm 2011.
Đề xuất dự thảo Chính sách năng lượng cơ bản mới
🍨Nhật Bản, vốn phụ thuộc vào than và khí đốt tự nhiên để sản xuất hơn 60% sản lượng điện vào năm ngoái, đã đề xuất một chiến lược năng lượng mới hôm 17/12, trong đó kêu gọi sử dụng cả năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo “ở mức tối đa” để duy trì tăng trưởng và giúp hạn chế khí thải. Dự thảo chính sách năng lượng cơ bản dự kiến sẽ được thông qua, cũng khuyến nghị xây dựng các lò phản ứng hoàn toàn mới.
🦩Theo chiến lược do Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản soạn thảo và được tư vấn bởi một nhóm chuyên gia gồm 16 người, năng lượng hạt nhân sẽ chiếm khoảng 20% trong cơ cấu năng lượng quốc gia vào năm tài chính 2040 và năng lượng tái tạo chiếm khoảng 40% đến 50%. Đó là sự tiếp nối mục tiêu trong kế hoạch năng lượng cơ bản trước đó, nêu rõ năng lượng hạt nhân chiếm từ 20% đến 22% trong cơ cấu vào năm 2030. Điều này cho thấy cam kết của quốc gia đối với công nghệ này sẽ tiếp tục trong thập kỷ tới.
✤Theo số liệu mới nhất của METI, năng lượng tái tạo chiếm khoảng 23% cơ cấu điện năng trong năm tài chính 2023 và hạt nhân chiếm khoảng 8,5%.
♍Các quốc gia trên toàn cầu đang thúc đẩy sự phục hưng của năng lượng hạt nhân khi các chính phủ và ngành công nghiệp “khát điện” tìm cách tăng cường an ninh năng lượng bằng cách hạn chế sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu và đảm bảo nguồn cung cấp điện đáng tin cậy không phát thải.
🔥Tại một cuộc họp hội đồng vào ngày 17/12, Ủy viên Cơ quan Tài nguyên thiên nhiên và Năng lượng thuộc METI – ông Yoshifumi Murase cho biết: “Quốc gia của chúng tôi không có sẵn các nguồn tài nguyên và có nhiều thách thức về mặt địa lý, với địa hình đồi núi và vùng nước sâu” nên gặp hạn chế việc phát triển năng lượng tái tạo. Ông nói thêm: “Nhật Bản vẫn tiếp tục có những điểm yếu trong nguồn cung cấp năng lượng của mình”.
🍎Việc bổ sung thêm nguồn điện không phát thải được coi là tối quan trọng để Nhật Bản có thể thu hút thêm nhiều nhà điều hành trung tâm dữ liệu (data center) và sản xuất tiên tiến như nhà máy bán dẫn. Google của Alphabet và công ty dịch vụ đám mây Ubitus do “gã khổng lổ” Nvidia hậu thuẫn đều đã bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng năng lượng hạt nhân tại quốc gia này, trong khi các công ty bao gồm Microsoft đã đầu tư vào việc xây dựng những nhà máy điện Mặt Trời tại địa phương.
ꦕChiến lược năng lượng cập nhật cũng sẽ cho phép Nhật Bản, nước gây ô nhiễm carbon dioxide (CO2) lớn thứ 5, thúc đẩy những nỗ lực khử carbon. Nhật Bản hiện đang xem xét mục tiêu mới là cắt giảm 60% lượng khí thải vào năm 2035 so với mức năm 2013, mặc dù mục tiêu này vẫn ít tham vọng hơn so với các quốc gia như Vương quốc Anh.
✃Trước đây, năng lượng hạt nhân chiếm khoảng 1/3 cơ cấu năng lượng của Nhật Bản và tất cả 54 lò phản ứng của quốc gia này đã ngừng hoạt động sau thảm họa năm 2011 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Trong số 33 lò phản ứng còn tồn tại, chỉ có 14 lò phản ứng đã hoạt động trở lại. Một chính sách được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2014 đã kêu gọi quốc gia này giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân.
ꦉTheo khuyến nghị của ban cố vấn, Nhật Bản nên cân nhắc thay thế các nhà máy đã ngừng hoạt động bằng những lò phản ứng mới, tiên tiến hơn. Tuy nhiên, việc tăng sản lượng hạt nhân có thể sẽ là thách thức, vì các quy định nghiêm ngặt vẫn được áp dụng sau thảm họa Fukushima. Các công ty cung cấp dịch vụ tiện ích cũng phải trải qua một quá trình dài để giành được sự đồng ý của công chúng và đáp ứng những quy định khác.
Nhật Bản coi hạt nhân là nguồn điện cơ bản rẻ nhất vào năm 2040
🅘Theo các tài liệu công bố từ cuộc họp về chi phí điện bình quân (LCOE) cho mỗi tài sản điện của Hội đồng METI ngày 16/12 – một ngày trước khi METI công bố dự thảo, chi phí xây dựng và vận hành một nhà máy điện hạt nhân mới vào năm 2040 ước tính là 12,5 yen (0,08 USD) cho mỗi kilowatt-giờ. Chi phí này giả định rằng các lò phản ứng sẽ được sử dụng trong 40 năm với tỷ lệ hoạt động 70%.
﷽Một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 – thời điểm đưa chính sách năng lượng gần nhất cho thấy, các nhà máy điện chạy bằng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là nguồn điện rẻ nhất vào năm 2030. Tuy nhiên, phân tích mới nhất đã bao gồm chi phí để giảm phát thải và giá nhiên liệu cũng cao hơn thời điểm năm 2021.
𝓰Trong khi đó, theo tài liệu mới nhất, các nguồn năng lượng tái tạo không liên tục như năng lượng Mặt Trời có giá thấp hơn năng lượng hạt nhân vào năm 2040. Tuy nhiên, khi bao gồm tổng chi phí hệ thống, bao gồm cả việc triển khai pin, năng lượng hạt nhân lại rẻ hơn năng lượng Mặt Trời trong một số trường hợp.
ಞPhân tích công bố hôm 16/12 cũng ước tính LCOE của điện đồng đốt amoniac và hydro, cũng như kết hợp thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) với các nhà máy điện LNG và than - các công nghệ mà Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc cho quá trình chuyển đổi năng lượng dài hạn của mình. Đồng đốt với hydro đã làm tăng chi phí của một nhà máy LNG để triển khai vào năm 2040, trong khi CCS không làm thay đổi đáng kể giá.
Giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch
🉐Theo nhóm chuyên gia METI, nhiên liệu hóa thạch dự kiến sẽ chiếm từ 30% đến 40% cơ cấu năng lượng của Nhật Bản vào năm 2040, so với 69% trong năm tài chính 2023. Có thể nói, chiến lược mới này vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng liên tục của than và LNG, đồng thời kêu gọi Chính phủ Nhật Bản tiếp tục phát triển các nguồn tài nguyên trong và ngoài nước.
﷽Trong khi trọng tâm chính của kế hoạch năng lượng trước đây là phi carbon hóa, những rủi ro địa chính trị gia tăng, bao gồm cả xung đột tại Ukraine, đã chuyển sự chú ý nhiều hơn sang an ninh năng lượng.
๊Dự báo năm 2040 cho rằng nhu cầu điện sẽ tăng từ 12% đến 22% so với mức năm 2023 nên tất cả các mục tiêu đều là tạm thời. Mặc dù kế hoạch năng lượng hiện tại đến năm 2030 đặt mục tiêu nhiên liệu mới như hydro và amoniac sẽ chiếm khoảng 1% tổng lượng điện, nhưng kế hoạch cập nhật lại bỏ qua những mục tiêu cụ thể cho các loại nhiên liệu này.
Cuộc họp chung của METI và Bộ Môi trường Nhật Bản vào tháng trước đã công bố dự thảo chiến lược kêu gọi cắt giảm 60% lượng khí thải nhà kính vào năm 2035 và cắt giảm 73% vào năm 2040 như “con đường một chiều” hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc mở đường cho làn sóng tăng trưởng mới
06:30'
𝔍 Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể trong nhiều thập kỷ qua và những điều chỉnh chính sách trong thời gian tới dự kiến có thể dẫn đến một làn sóng tăng trưởng cao khác.
-
Phân tích - Dự báo
ꦆChìa khóa đảm bảo an ninh năng lượng cho Đông Nam Á
06:30' - 18/12/2024
🌠Lưới điện ASEAN, cùng với sự hội nhập và hợp tác trong khu vực, là điều cần thiết để hiện thực hóa các mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
♍Thị trường bất động sản Trung Quốc đang hồi sinh mạnh mẽ?
05:30' - 18/12/2024
𓄧Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng số ra mới đây, một số dữ liệu của thị trường bất động sản Trung Quốc cho thấy những dấu hiệu hồi sinh mạnh mẽ.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau việc Malaysia muốn gia nhập BRICS
06:30' - 17/12/2024
꧙Giới tinh hoa ở Malaysia tin rằng việc liên kết với BRICS sẽ mang lại cho Malaysia những lợi thế đáng kể, tương tự với ảnh hưởng của hệ thống Bretton Woods.
-
Phân tích - Dự báo
Bất ổn chính trị tại Pháp và những ảnh hưởng
05:30' - 17/12/2024
🐽Theo báo Les Echos, mặc dù uy tín của Pháp trên thị trường đang suy giảm, tình trạng này sẽ không gây ảnh hưởng đến thị trường nợ ở những nền kinh tế khác trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
-
Phân tích - Dự báo
⛎Đà tăng của đồng USD sẽ đối mặt với thử thách trong năm 2025
21:23' - 16/12/2024
🍰Các chiến lược gia tiền tệ hàng đầu dự đoán rằng Fed, vốn là nguồn hỗ trợ lớn nhất cho đồng USD trong những tháng gần đây, sẽ trở thành một yếu tố bất lợi cho đồng tiền này vào cuối năm 2025.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu thất thế trong cuộc đua pin xe điện
06:30' - 16/12/2024
🧸Việc các nhà sản xuất ô tô châu Âu cố gắng kéo dài thời gian bán được những chiếc ô tô sinh lời của họ đã làm suy yếu nỗ lực của EU trong việc phát triển thị trường pin xe điện.
-
Phân tích - Dự báo
🌼Những tín hiệu từ Hội nghị Công tác Kinh tế trung ương Trung Quốc
05:30' - 16/12/2024
🎐Hội nghị Công tác Kinh tế trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô tích cực hơn, đồng thời chính sách tài chính và tiền tệ cũng được điều chỉnh cho phù hợp.
-
Phân tích - Dự báo
ဣTrụ cột marketing mới của ngành công nghiệp phần mềm
06:30' - 15/12/2024
🐲Cho đến nay, AI tạo sinh vẫn chưa đóng góp nhiều vào tăng trưởng doanh thu của các công ty phần mềm và toàn ngành vẫn đang ở giai đoạn “chứng minh giá trị” đối với các copilot hay các tác nhân AI.