Ngành ngân hàng nhanh chóng "kích hoạt" các chính sách hỗ trợ khách hàng
🏅Ngày 18/9, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã chủ trì buổi làm việc để trao đổi, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra.
Ngân hàng nhanh chóng "kích hoạt" các chính sách hỗ trợ khách hàng
🔯Phát biểu khai mạc cuộc họp, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, Bão số 3 (Yagi) là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền đã gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, các hạ tầng kinh tế - xã hội; ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch.
𒆙Bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề về người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, các hạ tầng kinh tế - xã hội; ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch. Thống kê sơ bộ đến ngày 17/9/2024, đã có 329 người chết, mất tích, khoảng 1.929 người bị thương; khoảng 234,7 nghìn căn nhà, 1.500 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 726 sự cố đê điều; trên 307,4 nghìn ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; 3.722 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 03 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310 nghìn cây xanh đô thị bị gẫy đổ… Tổng thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra ước tính sơ bộ trên 50 nghìn tỷ đồng, dự báo có thể làm tốc độ tăng trưởng GDP cả năm giảm khoảng 0,15% so với kịch bản tăng trưởng đạt 6,8-7%.
💮Nhằm để ứng phó và khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ đã có 10 Công điện chỉ đạo việc phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và tổ chức Hội nghị với các địa phương bị ảnh hưởng, Chính phủ có Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 Yagi nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Gần đây nhất Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 143 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
♍Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3 làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất kinh doanh của người dân, để hỗ trợ cho khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão, ngày 09/9/2024, NHNN đã khẩn trương chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão; thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay theo quy định hiện hành.
𝕴Đồng thời, để nắm bắt thực tế tình hình thiệt hại sau bão, Lãnh đạo NHNN cũng đã đi khảo sát, nắm bắt tình hình và triển khai công tác khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, toàn ngành ngân hàng đã tích cực tham gia công tác an sinh xã hội và ủng hộ trên 38,4 tỷ hỗ trợ đồng bào tại các vùng bị thiệt hại. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới.
💞Thông tin cụ thể hơn về số liệu, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN Hà Thu Giang cho biết, qua tổng hợp sơ bộ đến ngày 17/09/2024 từ các TCTD và 26 chi nhánh NHNN tại các địa bàn bị ảnh hưởng, tình hình thiệt hại có khoảng 73.000 khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ ước tính khoảng 94.000 tỷ đồng. Còn theo thống kê sơ bộ của 04 NHTM BIDV, VCB, Agribank và Vietinbank, có khoảng 13.494 khách hàng bị ảnh hưởng với số dư nợ khoảng 191.457 tỷ đồng.
𝓡Dự kiến số lượng khách hàng và dư nợ bị ảnh hưởng sẽ còn gia tăng trong những ngày tới do các TCTD và NHNN chi nhánh đang tiếp tục thống kê và cập nhật số liệu. “Những thiệt hại từ cơ bão số 3 gây ra là quá lớn. Đi thực tế tại địa phương, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản hầu như mất trắng. Khách hàng gặp rất nhiều khó khăn, bất lực nhìn tài sản bị cuốn đi theo bão”, Phó Thống đốc chia sẻ.
🥀Với dư nợ bị ảnh hưởng lớn như vậy Phó Thống đốc nhấn mạnh đây cũng là câu chuyện lớn đặt ra đối với ngành Ngân hàng. Nếu không có chính sách phù hợp kịp thời không chỉ khách hàng mà bản thân ngành Ngân hàng cũng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ để sớm khắc phục những hậu quả nặng nề của cơn bão số 3.
🅷Tại Nghị quyết 143 vừa ban hành, Chính phủ đã giao NHNN báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định pháp luật hiện hành.
𝕴"Căn cứ tình hình thực tế trên và ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN tổ chức buổi làm việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 để triển khai các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành Ngân hàng", Phó Thống đốc cho biết và đề nghị các đại biểu phát biểu, trao đổi tập trung vào một số nội dung chính ánh giá sơ bộ mức độ ảnh hưởng/thiệt haị của khách hàng; Các giải pháp mà TCTD đã triển khai nhằm kịp thời hỗ trợ, khắc phục thiệt hại do bão, lũ lụt gây ra tại các địa phương và tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể đối với khách hàng bị ảnh hưởng.
🐭Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Việt Cường cho biết, ngay ngày làm đầu tiên sau bão ngân hàng đã yêu cầu các chi nhánh tại địa phương chịu ảnh hưởng bão thống kê thiệt hại. Đồng thời đưa ra các chương trình hỗ trợ người dân, DN bị ảnh hưởng bởi bão. Theo thống kê tại 39 chi nhánh, dư nợ bị ảnh hưởng do bão số 3 lên tới 105 nghìn tỷ đồng chiếm 7% dư nợ, trong đó 12,9 nghìn tỷ đồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Song song với đó, sau khi rà soát, Vietcombank cũng đưa ra chính sách giảm lãi suất cho vay 0,5%/năm đối với các khoản vay hiện hữu và vay mới của khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp do bão. Theo ước tính của ngân hàng có khoảng 130 số khách hàng được hưởng hỗ trợ với số tiền 22 nghìn tỷ đồng. Vietcombank cũng thực hiện linh hoạt các quy định chính sách hiện hành khác để hỗ trợ khách hàng như quy định tại Thông tư 02, Nghị định 55... Ngoài ra, ngân hàng còn yêu cầu chi nhánh làm việc với cơ quan bảo hiểm để có biện pháp thảm định bồi thường trực tiếp cho khách hàng.
ওQua thống kê sơ bộ ảnh hưởng thiệt hại do bão, lũ lụt, Phó Tổng giám đốc Agribank Hoàng Minh Ngọc cho biết, đến ngày 16/9, Agribank có tổng số trên 12.600 khách hàng vay bị thiệt hại do bão số 3, ước tính dư nợ bị nảnh hưởng ngàn 25.000 tỷ đồng; dư nợ bị thiệt hại dự kiến trên 8.000 tỷ đồng trong đó các lĩnh vực chủ yếu bị ảnh hưởng thủy hải sản, trồng trọt, chăn nuôi... Con số thiệt hại có thể tăng lên trong thời gian tới do ngân hàng vẫn chưa thống kê đầy đủ, chi tiết đối với khách hàng tại một số địa phương đang khắc phục hậu quả sau bão. Một số nơi còn ngập sâu, thông tin liên lạc còn bị gián đoạn.
💖Để khẩn trương khắc phục hậu quả của bão số 3, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Agribank đã chỉ đạo toàn hệ thống đặc biệt các chi nhánh trên địa bàn các tỉnh bị ảnh hưởng do bão triển khai ngay các giải pháp hỗ trợ khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay theo mức độ thiệt hại, tiếp tục cho vay mới... Cụ thể, căn cứ mức độ thiệt hai của khách hàng ngân hàng giảm lãi suất từ 0,5-2%/năm và miễn giảm 100% lãi quá hạn, lãi chậm trả trong thời gian từ 6/9 đến 31/12/2024. Đồng thời ngân hàng lập đoàn công tác nắm bắt tình hình thiệt hại của các khách hàng đánh giá cụ thể thiệt hại, hỗ trợ thanh toán bảo hiểm và đề xuất phương án hỗ trợ kịp thời cho các chi nhánh khách hàng. Đến nay, Agribank phối hợp với Công ty bảo hiểm ABIC và các đơn vị bảo hiểm khác kịp thời xác định thiệt hại, bồi thường cho khách hàng khoảng 150 tỷ đồng.
ꦯỞ khối NHTMCP cũng đã phản ứng rất nhanh kích hoạt các chương trình tín dụng ưu đãi, giảm lãi suất cho vay. Đơn cử HDBank triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô 10 nghìn tỷ đồng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão với lãi suất cho vay giảm tối đa 2%/năm...
Tiếp tục đồng hành, chia sẻ với khách hàng
ꦗCó thể nói ngành Ngân hàng đang triển khai mọi giải pháp theo quy định của pháp luật để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Trong thời gian tới, các ngân hàng tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN vận dụng áp dụng chính sách để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng như giảm lãi suất cho vay, tăng quy mô gói hỗ trợ...
ﷺTuy nhiên, hiện tại các ngân hàng cũng đang thiếu cơ sở pháp lý để triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng trên diện rộng nhất là chính sách khoanh nợ. Theo quy định tại Nghị định 55 nay là Nghị định 116 đối tượng được hưởng chính sách khoanh nợ chỉ tập trung khu vực NNNT, các lĩnh vực khác không được hỗ trợ cũng làm hạn chế phạm vi hỗ trợ của các ngân hàng. Qua khảo sát của chi nhánh, những doanh nghiệp bị tác động bởi bão lũ, nguồn tiền mới rất cần thiết đối với họ để tiếp tục duy trì hoạt động phục hồi nhanh.
☂Ngoài ra, các ngân hàng cũng đề nghị NHNN xem xét có chính sách mới về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão, lũ lụt cho phù hợp... Bên cạnh nỗ lực ngân hàng, để hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất, lãnh đạo Vietcombank cũng đề nghị sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng khác như công ty bảo hiểm cần tăng tốc đẩy nhanh tiến độ xử lý thẩm định, đền bù cho khách hàng.
ꦍQua báo cáo cũng như nắm bắt từ thực tế, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú ghi nhận và biểu dương các ngân hàng đã kịp thời có các giải pháp thiết thực hỗ trợ khách hàng, thể hiện trách nhiệm của ngành đối với cộng đồng, xã hội thông qua ủng hộ an sinh xã hội rất tích cực.
ඣTrên tinh thần lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ, Phó Thống đốc đề nghị các TCTD tiếp tục đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ khách hàng trên nhiều mặt không chỉ bằng nguồn lực tài chính, nguồn vốn mà cần hỗ trợ tư vấn, động viên khách hàng trong thời điểm khó khăn này; Tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp một cách công khai minh bạch, tuyệt đối không lợi dụng chính sách, áp dụng đúng đối tượng; Chấp hành tốt chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như của Thống đốc NHNN.
♎“Trong những lúc khách hàng khó khăn, sự động viên hỗ trợ cả về tinh thần, tài chính của ngân hàng giúp cho họ vơi đi nỗi lo nhiều. Làm ngân hàng thì uy tín phải cao. Chính vì vậy, nói sao, làm đúng như vậy và công khai, minh bạch”, Phó Thống đốc nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Phó Thống đốc cũng yêu cầu các TCTD xây dựng cơ chế thông tin báo cáo giám sát đầy đủ, kịp thời với cơ quan chức năng, NHNN, chính quyền địa phương; Tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường truyền thông cơ chế, chính sách, kế hoạch thực hiện qua các phương tiện.
🌟Ngoài ra, Phó Thống đốc đề nghị các TCTD rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để xây dụng chương trình hỗ trợ phù hợp; Xây dựng các chương trình hỗ trợ phù hợp với năng lực của mỗi TCTD trên trên tinh thần tích cực, trách nhiệm cao nhất, tập trung vào chính sách giãn, hoãn thời hạn trả nợ; chính sách giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ do ảnh hưởng của bão lũ và cả các khoản vay mới; Tiếp tục phối hợp với bộ, ngành, địa phương và NHNN để chung tay khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra…
꧟Để các TCTD mạnh dạn triển khai các giải pháp hỗ trợ, NHNN cũng đang xây dựng Thông tư hướng dẫn cơ chế giãn, hoãn các khoản nợ bị ảnh hưởng do cơ bão số 3 gây ra. Trong quá trình triển khai nếu có vấn đề khó khăn vướng mắc, các TCTD chủ động báo cáo đề xuất cơ quan quản lý.
- Từ khóa :
- 🤪 ngân hàng nhà nước
- ൩ tổ chức tín dụng
- bão số 3
- bão lũ
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
ཧKêu gọi 3 ngân hàng tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị thiệt hại do bão số 3
18:00' - 18/09/2024
♔Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã có các công văn gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị 3 ngân hàng về việc tháo gỡ khó khăn cho khách hàng đang vay vốn tại các ngân hàng này chịu ảnh hưởng do bão số 3.
-
Ngân hàng
꧋Ngân hàng Nhà nước: Tin đồn về hoạt động của PGBank Phú Thụy và Trâu Quỳ là không chính xác
15:32' - 14/09/2024
✨Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội khẳng định PGBank đang hoạt động ổn định, các thông tin lan truyền về hoạt động của phòng giao dịch Phú Thụy và Trâu Quỳ của PGBank là không chính xác.
-
Công nghệ
༒Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với GenAI
15:30' - 13/09/2024
ꦍChuyển đổi số ngành Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm (BFSI) với việc ứng dụng AI tạo sinh – GenAI được xem lời giải giúp các doanh nghiệp Việt Nam đi tắt đón đầu.
-
Ngân hàng
𝔉Ngành ngân hàng trao tặng 38,4 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
22:23' - 10/09/2024
✤Theo tin từ Ngân hàng Nhà nước, 38,4 tỷ đồng đã được ngành ngân hàng trao tặng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Chính sách mới
⭕Quy định mới quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
12:18' - 21/01/2025
🐠Ngày 20/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2025/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
-
Chính sách mới
🐟Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh
20:55' - 15/01/2025
ꦑChính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.
-
Chính sách mới
♈Điều chỉnh chủ trương đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Sóng Thần III
20:40' - 15/01/2025
💟Theo điều chỉnh, quy mô sử dụng đất của dự án là 428,027 ha.
-
Chính sách mới
🃏Từ 1/3/2025, miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch
20:37' - 15/01/2025
🧸Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về việc miễn thị thực theo Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025 cho công dân các nước: Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Séc và Liên bang Thụy Sỹ.
-
Chính sách mới
🔯Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản
19:46' - 15/01/2025
💜Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.
-
Chính sách mới
꧋Nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy: Tỷ lệ hưởng lương hưu được tính thế nào?
15:31' - 15/01/2025
🍌Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị tác động khi sắp xếp bộ máy cần hiểu rõ hơn để tránh hiểu lầm về mức hưởng lương hưu trong chế độ nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
-
Chính sách mới
💟Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025
20:49' - 14/01/2025
👍Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025.
-
Chính sách mới
ꦗThay đổi khung thời gian khai thác cát, sỏi lòng sông
18:41' - 14/01/2025
🍬Theo quy định mới, giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông phải có nội dung về thời gian được phép hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trong ngày, từ 5 giờ đến 19 giờ...
-
Chính sách mới
▨Gia hạn giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đến 30/6/2025
18:40' - 14/01/2025
෴Giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế không phải là sinh phẩm chẩn đoán in vitro đã được cấp từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2021 được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 30/6/2025.