Ngân hàng Hàn Quốc thích ứng với "thượng đế" tóc bạc

07:45' - 03/02/2025
BNEWS Theo Bộ Nội vụ và An toàn, Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội siêu già vào tháng 12/2024, khi tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên vượt quá 20%.

Trong bối cảnh dân số ngày càng già hóa, dự báo tích cực tiềm năng tăng trưởng của nhóm nhân khẩu học này gia tăng của một xã hội siêu già, c꧃ác ngân hàng thương mại Hàn Quốc đang đẩy nhanh việc🍌 giới thiệu các dịch vụ dành riêng cho người lớn tuổi tại các chi nhánh của mình.

 

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, các ngân hàng, vốn từng coi các văn phòng chi nhánh là giải pháp cuối cùng cho những khách hàng lớn tuổi đang vật lộn để theo kịp kỷ nguyên số, hiện đang chuyển đổi những chi nhánh này thành không gian sáng tạo cho hoạt động bán hàng và tiếp thị.

Tại đây, những khách hàng lớn tuổi nhận được các dịch vụ chất lượng cao được thiết kế riêng để đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ. Các dịch vụ nà🌱y không chỉ giới hạn ở lĩnh vực ngân hàng và tài chính mà còn mở rộng sang hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho người lớn tuổi. Khi ngân hàng số tiếp tục phát triển đi kèm xu huống đóng cửa chi nhánh, nhiều ngân hàng đang điều chỉnh chiến lược bán hàng để phục vụ khách hàng lớn tuổi tốt hơn.

Theo Ngân hàng Hàn Quốc (BOK), số lượng chi nhánh do các ngân hàng địa phương điều hành là 5.849 vào cuối quý III/2024. Con số này cho thấy sự sụt giảm hơn 50 chi nhánh so với một năm trước đó, tiếp tục xu hướng giảm theo quý kể từ quý III/2018, khi con số này tăng nhẹ. Dữ l💎iệu riêng từ Cơ quan Giám sát tài chính cũng cho thấy 4 ngân hàng thương mại lớn nhất của Hàn Quốc - KB Kookmin, Shinhan, Hana và Woori - đã vận hành 2.824 chi nhánh tính đến tháng 9/2024, giảm 20% so với 4 năm trước. Tuy nhiên, thực tế là các ngân hàng đang chứng kiến số lượng khách hàng lớn tuổi ngày càng tăng trong bối cảnh cơ cấu dân số đang thay đổi.

Theo Bộ Nội vụ và An toàn, Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội siêu già vào tháng 12/2024, khi tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên vượt quá 20%. Khi nước này phải đối mặt với tỷ lệ sinh thấp, tỷ lệ người lớn tuổi dự kiến sẽ đạt 30% vào năm 2036 và vượt quá 40% vào năm 2050. Theo ông Jung Ho Chul, thành viên Liên minh Công dân vì công lý kinh tế, các ngân hàng rõ ràng đang tận dụng tiềm năng tăng trưởng của người♉ lớn tuổi để mở rộng doanh số, khi mà trước đó từng xem họ là một nhóm bị cô lập về mặt kỹ thuật số. Ông lưu ý rằng những khách hàng lớn tuổi thường phải chờ đợi rất lâu để được sử dụng các dịch vụ ngân hàng cơ bản tại các văn phòng chi nhánh.

Một nhân viên chăm sóc khách hàng của một ngân hàng lớn cho biết đơn vị này đã đưa ra nhiều biện pháp sáng tạo hơn để sử dụng các văn phòng chi nhánh phục vụ tốt hơn cho người cao tuổi. Ngân hàng KB Kookmin điều hành KB Senior Lounge thậm chí còn điều một xe tải lưu động thường xuyên đến các trung tâm phúc lợi ở Seoul để hỗ trợ những người lớn tuổi không có khả năng đến các chi nhánh gần đó trong khu phố của họ. Công ty cũng điều hành KB Golden Life Center, cung cấp dịch vụ tư vấn về quản lý tài sản cho người về hưu, và KB Golden Life X, một nền tảng di động cung cấp dịch vụ quản lý tài sản, chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ tùy chỉnh khác cho khách hàng lớn tuổi. Shinhan Bank vận hành Hakijae, một trung tâm giáo dục tài chính kỹ thuật số dành cho khách hàng lớn tuổi. Trung tâm này đặc biệt được sử dụng cho các sáng kiến tập trung vào việc ngăn ngừa gian lận tài chính, hợp tác với nhiều tổ chức khác nhau.

Trong khi đó, công ty mẹ của Hana Bank, Hana Financial Group, cũng đã ra mắt một thương hiệu dành riêng cho người lớn tuổi có tên HANA THE NEXT vào năm 2024. Thương hiệu này phản ánh sự tôn trọng đối với những trải nghiệm của người lớn tuổi và cam kết hỗ trợ tương lai tươi sáng của họ. Thương hiệu này hướng đến những người đãꦺ nghỉ hưu và những người sắp nghỉ hưu, cung cấp các dịch vụ chăm sóc cuộc sống toàn diện bao gồm lập kế hoạch nghỉ hưu, thừa kế, quản lý sức khỏe và nhiều dịch vụ khác. Tập đoàn đã mở phòng chờ HANA THE NEXT đầu tiên tại chi nhánh trung tâm Seoul của Hana Bank, nơi các chuyên gia tư vấn cung cấp các dịch vụ phù hợp với người đã nghỉ hưu, bao gồm phân tích tài chính, chuẩn bị chuyển giao tài sản thông minh và quản lý sức khỏe cá nhân.

Woori Bank cũng vận hành các chi nhánh có máy ATM có phông chữ lớn hơn để hướng dẫn, giúp khách hàng lớn tuổi có thị lực kém dễ dàng hơn. Các hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng thay vì thuật ngữ ngân hàng, có thể khó hiểu đối với nhiều khách hàng lớn tuổi. Ngân hàng NongHyup Bank thì chọn giải pháp thúc đẩy quan hệ với người cao tuổi ở các vùng nông nghiệp và nông thôn, nơi dân số đang giảm dần. Hàng tuần, các tư vấn viên của công ty sẽ đến thăm những khách hàng lớn tuổi sống một mình và đưa ra cho họ những lời khuyên về tài chính cũng như sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục