Nga khôi phục ngành sản xuất nam châm đất hiếm

08:00' - 28/01/2025
BNEWS Nam châm đất hiếm được sử dụng rộng rãi trong các công nghệ hiện đại, từ động cơ điện và máy phát điện đến thiết bị y tế, bao gồm cả máy chụp MRI.

❀Một công viên công nghệ đã được khởi công xây dựng tại Glazov, Cộng hòa Udmurtia, nơi sẽ trở thành địa điểm sản xuất nam châm đất hiếm vĩnh cửu quy mô lớn đầu tiên của Nga dựa trên hệ thống neodymium-sắt-bo.

Dự án này được thực hiện với sự tham gia của tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước Rosatom, nhằm mục đích tạo ra chu trình sản xuất hoàn chỉnh, giúp giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu.

 

Điều đáng chú ý là nam châm đất hiếm được sử dụng rộng rãi trong các công nghệ hiện đại, từ động cơ điện và máy phát điện đến thiết bị y tế, bao gồm cả máy chụp MRI. Hiện tại, Nga hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp linh kiện từ nước ngoài.

Mục tiêu đặt đến năm 2028, sản lượng sẽ đạt 1000 tấn/năm, với triển vọng tăng gấp ba lần. Điều này sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu hiện tại của đất nước và đảm bảo tính độc lập chiến lược trong ngành này.

Điều đáng chú ý nhất của dự án nói trên là chỉ sử dụng nguồn lực trong nước để sản xuất, từ khai thác kim loại đất hiếm đến sản xuất nam châm thành phẩm.

Liên Xô từng chiếm vị trí hàng đầu trong sản xuất kim loại đất hiếm và các sản phẩm đất hiếm. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã thì ngành công nghiệp này không còn nữa.

Hiện nay, Nga đang khôi phục toàn bộ chu trình, bao gồm khai thác, chế biến nguyên liệu thô và tạo ra sản phẩm cuối cùng.

Ở cấp độ toàn cầu, kim loại đất hiếm đang trở thành đối tượng cạnh tranh địa chính trị. Trung Quốc, quốc gia kiểm soát phần lớn hoạt động sản xuất và chế biến, đang dần hạn chế xuất khẩu.

Điều này tạo ra thách thức cho các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu, bao gồm Mỹ, nơi kim loại đất hiếm được coi là nguồn tài nguyên chiến lược./

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục