Mỹ đàm phán thiết lập tuyến đường xuất khẩu ngũ cốc Ukraine
Ngày 16/8, nhật báo Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời các quan chức giấu tên của Mỹ tiết lộ Washington đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và một số quốc gia Đông Âu nhằm thiết lập các tuyến đường thay thế để phục vụ hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
WSJ cho hay theo kế hoạch, đến tháng 10, sản lượng ngũ cốc hằng tháng của Ukraine dự kiến sẽ tăng lên mức 4 triệu tấn. Một phần đáng kể ngũ cốc của nước này sẽ được vận chuyển dọc theo sông Danube cũng như qua Biển Đen đến các cảng của Romania ở gần đó để đưa tới những điểm đến khác. Tuy nhiên, tuyến đường này có chi phí đắt đỏ và chậm hơn.
Cùng ngày, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết Mỹ kêu gọi Nga ngay lập tức quay lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Quan chức này nêu rõ Washington đang tìm kiếm các phương án và hành lang để vận chuyển ngũ cốc, song không cung cấp thêm chi tiết.
Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) cũng đang tiếp tục nỗ lực ngoại giao để đưa Nga quay trở lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.
Trong diễn biến khác, Bộ trưởng Hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết tàu chở hàng Joseph Schulte treo cờ Hong Kong (Trung Quốc) đã rời cảng Odesa vào sáng 16/8. Đây cũng là tàu đầu tiên di chuyển dọc theo các hành lang tạm thời được thiết lập cho các tàu dân sự đến và xuất phát từ các cảng ở Biển Đen.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hoan nghênh diễn biến trên, khẳng định Ukraine đã thực hiện được bước đi quan trọng việc hướng tới khôi phục tự do hàng hải ở Biển Đen.
Trước đó, Hải quân Ukraine thông bá🎶o hành lang nhân đạo tạm thời mới đã bắt đầu hoạt động từ ngày 10/8. Theo người phát ngôn của Hải quân, ông Oleh Chalyk, sử dụng hành lang này dự kiến sẽ là các tàu thương mại bị mắc kẹt tại các cảng bên bờ Biển Đen của Ukraine, chuyên chở các mặt hàng như ngũ cốc và các loạ🐎i nông sản khác.
Hoạt động vận chuyển trên hành lang này sẽ được ghi lại bằng các camera được lắp trên các tàu, và được phát sóng để cho thấy đây đơn thuần là một "sứ mệnh nhân đạo" và không có mục đích quân sự.
LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng ra làm trung gian cho Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nhằm giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng trầm trọng do tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine - hai nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới𓄧.
Trong khuôn khổ sáng kiến đạt được hồi tháng 7/2022, Nga và LHQ đã ký bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cung cấp các sản 🍰phẩm nông nghiệp và phân bón🐠 của Nga ra thị trường thế giới, trong khi Ukraine ký thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ về xuất khẩu thực phẩm và phân bón an toàn từ Ukraine qua Biển Đen. Thỏa thuận đã 3 lần được gia hạn và đã hết hiệu lực vào ngày 17/7 vừa qua.
Sau thời hạn này, Nga không gia hạn thỏa thuận với lý do phần thỏa thuận liên quan đến nước này đã không được các bên còn lại thực hiện. Moskva khẳng định ngay khi các bên còn lại tuân thủ đầy đủ các cam kết đối với Nga, nước này sẽ "ngay lập tức" trở lại thực hiện thỏa thuận./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Latvia sẽ xuất khẩu ngũ cốc Ukraine vào mùa Thu
07:09' - 16/08/2023
Latvia có thể bắt đầu xuất khẩu ngũ cốc Ukraine 🦋qua các cảng Latvia từ mùa Thu này, với khối lượng có thể lên đến một triệu tấn mỗi năm.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đề nghị Quốc hội phê duyệt khoản viện trợ khổng lồ cho🔯 Ukraine
09:59' - 11/08/2023
Tổ💝ng thống Mỹ Joe Biden ngày 10/8 đ🌊ã đề nghị Quốc hội phê duyệt khoản tài chính 40 tỷ USD chi tiêu bổ sung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan mới của Mỹ khiến chuỗi cung ứng bất ổn
19:16' - 02/02/2025
Các mức thuế quan mới mà Tổng thống Mỹ Dona🅺ld Trump áp đặt lên Canada và Mexico đang gây ra xáo trộn trong chuỗi cung ứng hàng hoá, khiến các ngành công nghiệp phải chuẩn bị phương án tăng chi phí.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản quan ngại về chính sách thuế quan mới củ💮a Mỹ
17:22' - 02/02/2025
Trong một phát biểu ngày 2/2, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động tiềm tàng của việc Mỹ đánh thuế quan đối vớ🔴i hàng hóa từ Trung Quốc, Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng với thuế quan mới, Trung Quốc kêu gọi Mỹ đối ღthoại thẳng thắn, tăng cường hợp tác
11:40' - 02/02/2025
Sau Mexico 🎐và Canada, Trung Quốc cũng đã ra tuyên bố phản đối việc Mỹ áp thuế bổ sung 10% đối với các sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Canada thônไg báo mức thuế quan đáp trả Mỹ
10:09' - 02/02/2025
Canada sẽ áp thuế 25% đối với lượng hàng hóa của Mỹ c🎃ó giá trị lên tới 155 tỷ CAD (106,5 tỷ USD) để đáp trả mức thuế quan m💯ới của Washington.
-
Kinh tế Thế giới
N♎hà Trắng cảnh báo tiế♐p tục tăng thuế nếu Mexico, Canada, Trung Quốc trả đũa
09:20' - 02/02/2025
Ngày 1/2, Cố vấn thương mại của Tổng thống Donald Trump Peter Navarro cho biết "nhiều khả n💜ăng Mỹ sẽ tăng thuế" nếu Mexico, Canada hay Trung Quốc phản ứng chống lại các mức thuế mới được công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:22' - 02/02/2025
Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầꦗu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ra lệnh áp th🃏uế hàng hóa của Canada, Mexicoꦓ và Trung Quốc
08:19' - 02/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/2 đã ra lệnh áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico♒, và 10% đối với hàng hóa từ Trung Quốc bắt đầu từ ngày 4/2.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ tham gia nỗ𓃲 lực toàn cầu nhằm gღiám sát giao dịch tiền số
19:09' - 01/02/2025
Nhật Bản sẽ yêu cầu các sàn giao ♍dịch trong nước tiết lộ thông tin khách hàng bắt đầu từ năm 2026 để chuẩn bị cho khuôn khổ mới và áp dụng các hình phạt đối với những sàn không tuân thủ.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia thu hàng tỷ USD từ than bùn và phục hồi rừng 🦄ngập mặn
17:29' - 01/02/2025
Indonesia đã phục hồi hơn🎀 4,1 triệu ha đất than bùn. Nỗ l❀ực này có khả năng giảm phát thải khoảng 302,9 triệu tấn CO2 mỗi năm.