Malaysia sẵn sàng hỗ trợ cho chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua trụ cột kinh tế ASEAN

21:56' - 02/12/2024
BNEWS Trong năm giữ vị trí Chủ tịch ASEAN 2025 Malaysia sẽ định vị khu vực và đất nước mình là trung tâm năng động cho đầu tư, thương mại và công nghiệp, đặc biệt là trong việc giúp chuỗi cung ứng toàn cầu.

꧅Phát biểu tại Hội nghị các Chủ tịch Hiệp hội Thế giới lần thứ 5 tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Bộ Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp (MITI) Zafrul Abdul Aziz cho biết, Malaysia đang nỗ lực thực sự để liên kết với tầm nhìn lớn hơn của khu vực về việc thu hút các khoản đầu tư phù hợp vào Đông Nam Á.

 

ASEAN, vốn "trung lập và không liên kết đang ở vị trí thực sự thuận lợi để thu hút thêm đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất". Theo số liệu thống kê, sản xuất chỉ chiếm 22% vào năm 2022 so với dịch vụ chiếm phần lớn trong gần 74% đầu tư vào ASEAN. Do vậy, trong nhiệm kỳ chủ tịch của Malaysia🦩 sẽ tập trung vào việc tăng đầu tư vào sản xuất, đặc biệt là vào xe điện, chất bán dẫn và nền kinh tế kỹ thuật số.

ওBộ trưởng Tengku Zafrul cũng bày tỏ sự lạc quan rằng nhiệm kỳ chủ tịch của Malaysia trong việc thúc đẩy đầu tư xuyên biên giới như với Trung Quốc và các nước Trung Đông sẽ dẫn đến trao đổi kinh tế và đổi mới mang tính chuyển đổi, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đầu tư xuyên khu vực đáng kể. Ông cho rằng chủ đề cho nhiệm kỳ chủ tịch sắp tới của Malaysia là "bao trùm và bền vững", thể hiện ý định của Malaysia là hướng ASEAN tới sự tăng trưởng công bằng, bền vững và toàn diện.

✤Ông nhấn mạnh, khi ASEAN thúc đẩy các mục tiêu công nghiệp của mình, đóng góp của Malaysia nằm ở năng lực sản xuất chất bán dẫn, giúp đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu cho ngành công nghiệp quan trọng này và được công nhận là huyết mạch của lối sống hiện đại, đổi mới và tăng trưởng công nghệ. Đây là lý do tại Malaysia công bố Chiến lược bán dẫn quốc gia (NSS), nhằm mục đích củng cố vị thế của Malaysia và theo đó là ASEAN như một nhân tố chủ chốt trong bối cảnh bán dẫn toàn cầu.

🌌Ông lưu ý nhờ các chính sách rõ ràng, chính sách đầu tư mạnh mẽ và pháp quyền, Malaysia được công nhận là điểm đến hấp dẫn cho nhiều khoản đầu tư khác nhau như chất bán dẫn, thiết bị y tế và trung tâm dữ liệu. Điều này đã đạt đến đỉnh điểm khi các khoản đầu tư được phê duyệt tăng 18% cho Malaysia tính đến tháng 6/2024, tạo ra hơn 79.000 việc làm mới. Đồng thời khẳng định, điều này chứng tỏ sức hấp dẫn liên tục của Malaysia đối với các nhà đầu tư và khả năng phục hồi trước tình hình bất ổn kinh tế toàn cầu. Trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài, 13% đến từ Trung Quốc.

💛Đối với Malaysia, trọng tâm của lộ trình hiện nay là Kế hoạch tổng thể công nghiệp mới 2030 (NIMP 2030), một chính sách công nghiệp toàn diện dựa trên sứ mệnh nhằm cải cách cơ sở công nghiệp của chúng tôi từ việc thúc đẩy sự phức tạp của nền kinh tế; sang thúc đẩy sự năng động của kỹ thuật số bằng cách tích hợp các công nghệ kỹ thuật số trên khắp các ngành công nghiệp và từ việc thúc đẩy mục tiêu phát thải ròng bằng 0 sang bảo vệ an ninh kinh tế và tính toàn diện.

𒐪Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) - Trung Quốc cũng sẽ diễn ra vào tháng 5/2025, được coi là sự kiện quan trọng về tăng cường đầu tư xuyên khu vực, đặc biệt là trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, xe điện (EV) và năng lượng tái tạo (RE).

꧒Khi ASEAN thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ hơn giữa châu Á và Trung Đông, "tất cả chúng ta đều có cơ hội giúp củng cố cả chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu thông qua các cuộc đối thoại đa phương như vậy". Chương trình nghị sự của Malaysia là thu hút các khoản đầu tư được hướng dẫn bởi các chính sách như Chiến lược bán dẫn quốc gia (NSS), Lộ trình chuyển đổi năng lượng mới (NETR), Chiến lược đầu tư xanh (GIS) và Khung chính sách tuần hoàn cho ngành sản xuất.

🙈Với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Malaysia sẽ ủng hộ các chính sách thúc đẩy công bằng xã hội, khả năng tiếp cận tài chính và sự tham gia toàn diện vào cộng đồng kinh tế ASEAN. "Chúng tôi đặt mục tiêu trao quyền cho mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên và các công ty khởi nghiệp, đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội phát triển và được hưởng lợi ích công bằng từ sự thịnh vượng của ASEAN.

ꦺThông qua “trụ cột kinh tế”, “cam kết của chúng tôi đối với các mục tiêu này tập trung vào bốn động lực chiến lược, đó là tăng cường thương mại và đầu tư nội khối ASEAN, tạo ra một môi trường toàn diện và tương lai bền vững, thúc đẩy sự hội nhập và kết nối của các nền kinh tế cũng như xây dựng một ASEAN có khả năng phục hồi kỹ thuật số”, Bộ trưởng Tengku Zafrul cho biết.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục