Lạng Sơn đẩy mạnh kinh tế cửa khẩu tạo động lực phát triển kinh tế xã hội

07:00' - 02/11/2024
BNEWS Tỉnh Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia và 9 cửa khẩu phụ tiếp giáp với Trung Quốc, cùng với hệ thống đường sắt, đường bộ rất thuận tiện nối liền các trung tâm kinh tế lớn trong nước.

Với diện tích 394 km2, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được xác định là vùng kinh tế động lực chủ đạo của tỉnh Lạng Sơn nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung. Để trở thành nơi trung chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu lớn nhất ở các tỉnh miền núi💫 phía bắc, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thời gian qu🧸a, Lạng Sơn đã phân bổ hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định, Lạng Sơn tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, công nghiệp thương mại, dịch vụꦯ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.🍸

Đến nay, nhiều tiềm năng, lợi thế của Lạng Sơn đã được khai thác, thông qua một loạt các dự án lớn được khởi công, huy động được nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước cùng tham gia. Điển hình như Dự án mở rộng đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa tại khu vực mốc 1119 -1120 (🍌cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị), Dự án Cửa khẩu thông minh; Dự án Kh༺u Trung chuyển hàng hóa…

 

Theo Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Đình Đại, từ năm 2016 đến nay, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn đã thu hút 154 dự án, trong đó🌟 có 16 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư hơn 87 triệu USD và 138 dự án đầu tư t🌌rong nước với tổng số vốn đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng.

Các dự án chủ yếu thuộc cá൩c lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở, trung tâm thương mại... Nhìn chung, các dự án phát huy được hiệu quả, đáp ứng yêu☂ cầu hoạt động thương mại dịch vụ, tạo sự sôi động, thúc đẩy phát triển thương mại biên giới.

Ông Trần Mạnh Thuần – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Khu trung chu꧙yển Lạng Sơn cho biết, là đơn vị được tỉnh Lạng Sơn lựa chọn thực hiện đầu tư xây dựng Dự án khu trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây là dự án có🔯 diện tích sử dụng đất hơn 143 ha với nhiều hạng mục đầu tư hạ tầng kỹ thuật, kho bãi, móc móc trang thiết bị phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa…

Đơn vị xác định đây là một dự án trọng điểm của tỉnh và được💦 lãng đạo tỉnh Lạng Sơn rất quan tâm. Nhận thức rõ tầm quan trọng, nhà đầu tư đã đặt hết quyết tâm và nguồn lực để tiế🐭n hành thực hiện dự án hiệu quả nhất.

Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, những năm qua, tỉnh Lạng Sơn luôn tập trung kêu gọi, huy động các nguồn vốn xã hội từ các tổ chức, doanh nghiệp để đầu tư triển khai các dự án trong Khu kinh tế cửa khẩu. Cụ thể từ năm 2016-2023, tổng nguồn vốn xã hội đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu là hơn 60.000 tỷ đồng đầu tư các dự án nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu như: khu trung chuyển hàng hóa, khu 🅘phi thuế quan và khu chế xuất 1…

Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn Hoàng Khánh Duy thông tin, các nguồn vốn ngân sách được đầu tư vào hạ tầng kỹ🌌 thuật theo hướng trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên cho các công trình, dự án có sức lan tỏa và góp phần nâng cao hiệu quả phát triển khu kinh tế cửa khẩu.

Điển hình như công trình tòa nhà Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và t🍌uyến đường chuyên dụng xuất, nhập khẩu hàng hóa qua mốc 1119-1120 (cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị); nâng cấp, cải tạo đường xuất,♒ nhập khẩu Cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình); tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa tại Cửa khẩu Tân Thanh; nâng cấp Nhà kiểm soát liên hợp Cốc Nam (huyện Văn Lãng)…

Đặc biệt, hiện na💮y tỉnh Lạng Sơn đang thực hiện triển khai đề án xây dựng cửa khẩu thông minh áp dụng hình thứ𝓰c giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu; với dự kiến tổng kinh phí thực hiện đề án là khoảng 8.000 tỷ đồng…

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu khẳng định, việc xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh là phù hợp chủ trương, định hướng của Chính phủ♑ cũng như của tỉnh Lạng Sơn, phù hợp mục ꦿtiêu chương trình chuyển đổi số quốc gia và của tỉnh. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa nhanh chóng, không bị gián đoạn, nâng cao hiệu suất thông quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Mô hình cửa khẩu thông minh cũng sẽ góp phần tăng năng lực, hiệu suất thông quan, nâng cao lợi thế cạnh tranh của tỉnh, thu hút các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu…

Thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục phát triển 12 cửa khẩu, trong đó tập trung phát triển 5 cửa khẩu. Theo đó, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị phát triển trở thành cửa khẩu kiểu mẫu ứng dụng công nghệ cao, cửa khẩu thông minh, là mô hình điển hình cho vận tải đường bộ của Việt Nam; cửa khẩu ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng hướng tới cung cấp chính các dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ thông minh, hiện đại; nâng cấp cặp cửa khẩu song phương Chi Ma (Việt Nam) - Ái Điểm (Trung Quốc) thành cửa khẩu quốc tế và phát triển kho bãi và dịch vụ logistics cho thương mại điện tử; nâng cấp cặp cửa khẩu Bình Nghi (Việt Nam) - Bìꦕnh Nhi Quan (Trung Quốc) thành cửa khẩu song phương; phát triển cửa khẩu Tân Thanh theo hướng trở thành trung tâm chế xuất nông sản và tiêu thụ hàng nông sản cho Việt Nam, các nước ASEAN và Trung Quốc. 

Cùng với đó, Lạng Sơn đặt mục tiêu phát triển các loại hình dịch vụ qua biên giới gắn với kinh tế cửa khẩu. Hì🅠nh thành và phát triể💖n các kho bãi có sức chứa lớn, đa dạng về công năng tùy theo đặc tính thương phẩm và quy trình lưu thông của hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu...

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục