Làm gì để không phải đi thuyền trên phố sau mưa tại Bình Dương?

16:23' - 14/10/2024
BNEWS Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Dương thông tin, lượng mưa đo được trong ngày và đêm 13/10 dao động từ 28,6mm đến 57,2mm.

Đặc biệt, tại thành p💞hố Thuận An và Tân Uyên, lượng mưa tới 57mm, cao hơn mức trung bình, làm🎶 gia tăng nguy cơ ngập trên diện rộng.

 

Ngoài ra, triều cường trên sô🃏ng Sài Gòn vào sáng 14/10🦩 đạt đỉnh 1,64m, cao hơn mức báo động III (1,6m). Sự kết hợp giữa mưa lớn và triều cường đã khiến nhiều tuyến đường chính trong các khu vực đô thị lớn bị ngập nặng.

Tại thành phố Thủ Dầu Một, đường Đoàn Trần Nghiệp (giao với Hai Bà Trưng) ngập ꦦdài tới 100m; đường Nguyễn Tri Phương tại phường Chánh Nghĩa ngập sâu đến 0,6m, gây gián đoạn giao thông. Tại ngã ba cống trên đường Thích Quảng Đức, người dân phải dùng thuyền để di chuyển do ngập sâu.

Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương cho biết, dự án thoát nước tại đây đang chậm trễ do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, khiến tình trạng ngập úng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đơn vị đã tiến hành nạo vét và mở r🅺ộng hệ thống thoát nước nhưng việc chậm trễ giải tỏa mặt bằng làm ảnh hưởng ⛦đến tiến độ, gây ngập cục bộ tại ngã ba cống sau mưa lớn.

Tuyến quốc lộ 13 qua thành ♉phố Bến Cát và đường ĐT744 cũng ngập từ 0,1-0,3m. Tại thành phố Tân Uyên, đường ĐT746 và ĐX08 ngập sâu từ 0,1-0,6 m, làm gián đoạn hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân...

Ông Vũ Ngọc Thìn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Bình Dương cho biết, mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường khiến công tác th🤪oát nước đối mặt nhiều thách thức. Mặc dù các hồ chứa nước như hồ Dầu Tiếng, Trị An vẫn được kiểm soát tốt, lưu lượng xả nước đã được điều chỉnh hợp lý để đảm bảo an toàn cho khu vực hạ du, giảm thiểu nguy cơ ngập lụt tuy, nhiên người dân cần chủ động bảo vệ tài sản và đời sống trước nguy cơ mưa lớn, triều cường tiếp tục diễn ra trong những ngày tớiไ.

Các chuyên gia nhận định, với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng, Bình Dương đang đối mặt với bài toán thoát nước đô thị trong bối cảnh biến đổi khí hậuꦺ ngày càng ảnh hưởng mạnh. Mặc dù tỉnh đã và đang đầu tư nâng cấp hạ tầng t♋hoát nước, nhưng hệ thống hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong bối cảnh lượng mưa gia tăng do biến đổi khí hậu. Các tuyến đường tại các đô thị thường xuyên gặp tình trạng ngập úng mỗi khi có mưa lớn.

Những năm gần đây, Bình Dương đã trải qua quá trình phát triển đô thị hóa mạnh mẽ. Từ một tỉnh nông nghiệp nay đã trở thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ hàng đầu ở khu 🐷vực Đông Nam Bộ. Tốc độ phát triển nhanh cũng mang lại nhiều thách thức, trong đó có vấn đề thoát nước đô thị.

Quá trình đô thị hóa tạo ra nhiều khu công nghiệp và khu đô thị mới, cùng hệ thống giao thông hiện đại. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước không được đầu tư đồng bộ, dẫn đến tình trạng ngập úng thường xuyên mỗi khi có mưꦛa lớn. Những thành phố như Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và Bến Cát đang là những "điểm đen" về ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là do hệ thống cống và thoát nước đã lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Các khu công nghiệp và đô thị mới phát triển nhanh chóng nhưng thiếu sự đầu tư vào hệ thống thoát nước... Biến đổi khí hậu cũng khiến lượng mưa trở nên không ổn định, với các cơn mưa bất thường và mạnh mẽ hơn trước. Bình Dương đang trải qua nhiều cơn mưa lớn hơn so với trước đây, khiến hệ thống thoát nước vốn đã lạc hậu càng trở nên quá tải.

Các chuyên gia khí tượng cảnh báo, tình trạng ngập úng có thể tiếp diễn trong thời gian tới, đòi hỏi Bình Dương phải có giải pháp ứng phó bền vững. Do đó, tỉnh cần xây dựng một chiến lược phát triển đồng bộ nhằm đối phó với các thách thức, nhất là quan tâm đầu tư nâng cấp hệ thống thoát nước, cải thiện việc phòng, chống thiên tai, thích nghi với biến đổi khí hậu.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục