Lai Châu định hướng phát triển mạnh kinh tế biên mậu

07:00' - 26/11/2024
BNEWS Lai Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biên mậu với đường biên giới dài trên 265 km giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,  tỉnh Lai Châu đặt mục tiêu đến năm 20🧸30, nắm bắt và khai thác hiệu quả các cơꦯ hội, nguồn lực bên trong và bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng Lai Châu phát triển xanh, nhanh, bền vững và toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

Để thực hiện ꧑mục tiêu trên, Lai Châu thực hiện nhóm nhiệm vụ "tăng cường các yếu tố thúc đẩy", bao gồm: Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tham mưu, ban hành các cơ chế, chính sách; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử; Tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch, hạ tầng thương mại cửa khẩu, hạ tầng khu - cụm công nghiệp; Phát triển hạ tầng thông tin và tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực; Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua thu hút nhân tài và cải thiện chất lượng đào tạo nhân lực tại chỗ, khơi dậy khát vọng phát triển, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp.

 

Nhóꦬm nhiệm vụ "thực hiện tái cơ cấu kinh tế và các trụ cột phát triển", bao gồm: Tận dụng vị trí địa lý, phát triển thương mại, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu; đẩy mạnh thương mại điện tử..

Theo phương hướng phát triển, ngành dịch vụ phát triển đa dạng, hiện đại, bền vững trên cơ sở khai thác tối đa thế mạnh của tỉnh và theo kinh tế thị trường; chú trọng xâyꦓ dựng, phát triển bền vững dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa; tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế biên m🧸ậu, phát huy vai trò là cửa ngõ thông thương giữa các nước ASEAN và Trung Quốc thông qua cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng; mở thêm một cửa khẩu song phương tại huyện Mường Tè. 

Tốc độ tăng trưởng của ngಌành dịch vụ từ 13% - 14%/năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng bình quân 13%/năm, giá trị đến năm 2030 đạt khoảng 230 triệu USD. Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng🧜 trở thành một động lực phát triển kinh tế của tỉnh Lai Châu.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 10 năm 2024 ước đạt 811.016 triệu đồng, tăng 4,84% so với tháng trước, tăng 18,65% so với cùng kỳ năm trước. 

Lai Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biên mậu với đường biên giới dài trên 265 km giá🍰p tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; hiện có 01 cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng, 01 cặp cửa khẩu phụ U Ma Tu Khoòng và 06 lối mở. Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, gồm cả khoáng sản vật liệu xây dựng, khoáng sản kim loại, khoáng chất công nghiệp, trong đó có đất hiếm và nguồn nước khoáng. Khí hậu trung tính và tương đối ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của bão.

Tỉnh Lai Châu có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và thương mại, xuất nhập khẩu, kinh tế cửa khẩu. Lai Châu là tỉnh đất rộng, người thưa với diện tích tự🅺 nhiên trên 9.000 km², dân số trên 489.000 người với 20 dân tộc anh em, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 85% (dân tộc Thái chiếm 32,3%, Mông 21,5%, Dao 13,2%, Kinh 15,3%, Hà Nhì 3,1%...). Con người Lai Châu giàu truyền thống cách mạng, đoàn kết, cần cù, đôn hậu, mến khách.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục