Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Nâng cao sức chống chịu trước thiên tai
Tháng 9/2024, kinh tế Việt Nam chịu tác động từ nhiều yếu tố. Trong đó, đáng chú ý nhất là những ảnh hưởng từ cơn bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão, cùng việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay hạ lãi suất l🍌ần 🐼đầu tiên sau 4 năm.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền mới đây nhất với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã chia sẻ những phân tích chuyên sâu về các vấn đề nà💃y. Trong đó, ông Nguyễn Bá Hùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước thiên tai và đề xuất các giải pháp điều chỉnh chính sách để tận dụng tối đa cơ hội từ xu hướng nới lỏng tiền tệ toàn cầu.
Ông Nguyễn Bá Hùng: Việt Nam là quốc gia thường xuyên đối mặt với thiên tai. Chính vì vậy, việc tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các tác động của thiên tai là vấn đề hết sức cấp thiết.
Trong ngắn hạn, để ứng phó hiệu quả với tình hình này, việc tăng cường hỗ trợ của Nhà nước để khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai là quan trọng. Trong quá trình khắc phục hậu quả sau bão, Chính phủ Việt Nam đã có gói cứu trợ trực tiếp lên đến 350 tỷ đồng cùng sự đồng lòng của toàn dân và bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, quá trình tái thiết không chỉ dừng ở việc khôi phục lại như cũ mà cần hướng tới việc xây dựng và nâng cấp các công trình, cơ sở hạ tầng bền vững hơn, có sức chống chịu tốt hơn trước tác động của thiên tai. Ngoài ra, về dài hạn, chúng ta cũng nên tiếp cận một cách có hệ thống để xây dựng các tiêu chuẩn về sức chống chịu trước thiên tai, chẳng hạn như việc đưa ra tiêu chuẩn thiết kế đối với các công trình dân dụng hay công trình hạ tầng. Đối với rủi ro thiên tai như lũ lụt, ngập lụt, sạt lở hay mưa bão, những tiêu chuẩn thiết kế như vậy sẽ là cơ sở cho quá trình tái thiết tốt hơn, với sức chống chịu cao hơn trước những thiên tai tương tự. Bên cạnh đó, cần phát triển hơn nữa thị trường bảo hiểm, đặc biệt là các sản phẩm đặc thù để xử lý rủi ro thiên tai, vì đây chính là một trong những công cụ hiệu quả để tạo ra nguồn lực khắc phục thiên tai. Bảo hiểm tài sản, kể cả tài sản công, và mùa màng sẽ giúp người dân và doanh nghiệp có nguồn lực phục hồi nhanh chóng sau khi xảy ra thiên tai, từ đó thúc đẩy sản xuất và kinh doanh ổn định. Phóng viên: Ngày 18/9, Fed đã quyết định hạ lãi suất 50 điểm cơ bản. Như vậy, lần đầu tiên sau 4 năm, Fed thể hiện động thái nới lỏng tiền tệ với một trong những mục tiêu là thúc đẩy kinh tế Mỹ. Cùng với Fed, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng đã đồng loạt thực hiện nới lỏng. Xin ông đánh giá về tác động của xu hướng này đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới?Ông Nguyễn Bá Hùng: Việc Fed hạ lãi suất 50 điểm cơ bản, song song với quyết định tương tự từ các ngân hàng trung ương khác, là động thái tiếp theo của quá trình các ngân hàng này kiểm soát lạm phát cao từ năm 2022.
Sau một thời gian thắt chặt tiền tệ, họ đã đưa lạm phát về mức 2-3% - ngưỡng được cho là có thể kiểm soát. Trong khi đó, bản thân những nền kinh tế này lại phát đi một số tín hiệu khó khăn sau thời gian lãi suất duy trì ở mức cao, khiến các ngân hàng nhận thấy nhu cầu hạ lãi suất để thúc đẩy kinh tế. Đối với kinh tế Việt Nam, tác động trực tiếp từ xu hướng hạ lãi suất này là không lớn. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với tác động chung là sự suy yếu nhu cầu nhập khẩu khi nền kinh tế của các nước phát triển có dấu hiệu hạ nhiệt - điều này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam lại là nền kinh tế rất mở về mặt xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cao gần gấp đôi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong đó riêng xuất khẩu chiếm khoảng 80% GDP. Do đó, khi nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường phát triển có dấu hiệu chững lại hoặc suy giảm, triển vọng tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, về mặt chính sách tiền tệ, xu hướng hạ lãi suất sẽ giúp thu hẹp khoảng cách về lãi suất. Về mặt vĩ mô, điều này sẽ giúp giảm áp lực về tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD. Đây là một thuận lợi cho Việt Nam. Phóng viên: Môi trường lãi suất thấp hơn tại Mỹ sẽ giúp Việt Nam có nhiều dư địa hơn trong việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ sản xuất doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Xin ông đưa ra một vài khuyến nghị để Việt Nam tối ưu hóa những tác động tích cực từ việc này?Ông Nguyễn Bá Hùng: Thứ nhất, việc hoạch định chính sách tiền tệ như tôi vừa nói ở trên sẽ gắn với các quản lý vĩ mô của từng nền kinh tế. Chẳng hạn, việc Fed điều chỉnh lãi suất là để thích ứng với các điều kiện kinh tế vĩ mô của Mỹ.
Đối với Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã rất linh hoạt trong việc sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để điều hành vĩ mô. Ngay từ năm 2023, khi dấu hiệu lạm phát cao ở Việt Nam không quá phức tạp như ở các nước khác, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái rất mạnh mẽ để hạ lãi suất và duy trì lãi suất ở mức tương đối thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã ở ngưỡng tương đối thấp, ở mức 3-4,5% so với lạm phát mục tiêu là 4-4,5%. Chênh lệch lãi suất thực giữa lãi suất điều hành và lạm phát là tương đối hẹp. Do đó, dư địa để tiếp tục nới lỏng tiền tệ là không nhiều. Tuy nhiên, như tôi đã chia sẻ, khoảng cách lãi suất giữa tiền ngoại tệ và tiền Việt Nam giảm xuống thì áp lực đối với tỷ giá cũng sẽ nhẹ nhàng hơn. Đối với kinh tế Việt Nam hiện nay, khó khăn là cầu tín dụng của doanh nghiệp đang yếu. Lý do là khi nền kinh tế gặp khó khăn và hoạt động sản xuất kinh tế chững lại, doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng vốn. Khi cầu tín dụng thấp, việc hạ lãi suất hơn nữa sẽ tác động đến phần cung tiền tệ, mang lại hiệu quả thấp hơn. Khi cầu tín dụng thấp, chúng ta cần chính sách kích cầu và biện pháp kích cầu tốt hơn là chính sách tài khóa. Theo quan điểm của tôi, chính sách tài khóa kích cầu sẽ bao gồm tăng chi tiêu của chính phủ, đặc biệt là đầu tư công. Bên cạnh đó, chi tiêu cho các chương trình xã hội, ví dụ chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cũng cần được chú trọng. Khi nhu cầu nội địa được thúc đẩy, các doanh nghiệp cũng sẽ nhìn thấy cơ hội sản xuất kinh doanh và có động lực vay vốn để mở rộng hoạt động, từ đó thúc đẩy cầu tín dụng, giúp chính sách tiền tệ phát huy hiệu quả hơn. Tóm lại, thông điệp của tôi là cần sự phối hợp hài hòa hơn nữa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tại thời điểm này. Trong đó, chính sách tài khóa có tác động trực tiếp hơn và có vai trò lớn hơn trong giai đoạn này. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!- Từ khóa :
- ꧃ kinh tế Việt Nam ꦬ
- Việt Nam
- thiên tai
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
HSBC giữ nguyên 🐽dự báo tăng trưở൲ng GDP Việt Nam ở mức 6,5%
12:49' - 30/09/2024
Những khả năng tích cực tiềm tàng có thể bù đắp cho tổn thất kinh tế tạm thời do siêu bão Yagi gây ra, HSBC vẫ💟n giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam cho cả năm 2024 và 2025 ở mức 6,5%.
-
Công nghệ
Chuyển đổi xanh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt N🅰am
07:56' - 28/09/2024
Ở Việt Nam, việc thúc đẩy chuyển đổi số và chuyển đổi xa𒐪nh không chỉ là nhu cầu mà còn là cơ hội để phát triển kinh tế một cách bền vững.
-
Ý kiến và Bình luận
Phó Tổng thư ký LHQ đánh giá cao những đóng góp cꩲủa Viไệt Nam
08:40' - 27/09/2024
Phó Tổng Thư ký LHQꦅ phụ 🌳trách hoạt động gìn giữ hòa bình Jean-Pierre Lacroix đã có cuộc trả lời phóng viên TTXVN tại New York về những đóng góp của Việt Nam cho tổ chức đa phương lớn nhất thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc phản đối kế hoạch tăng thuế của Mỹ
06:30'
Bộ Thương ꦰmại Trung Quốc đã tái khẳng định lập trường của nước này phản đối việc Mỹ tăng thuế đối với một số hàng hóa𝓰 nhập khẩu của Trung Quốc.
-
Ý kiến và Bình luận
ECB để ngỏ kha꧒̉ năng tiếp tục giảm lãi suất
20:56' - 16/12/2024
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde ngày 16/12 cho biết cไác nhà hoạch định 🍸chính sách Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Nh💙ật Bản dự báo điện hạt nhân là nguồn điện rẻ nhất vào năm 🍌2040
17:26' - 16/12/2024
Điện hạt nhân được dự 🉐báo sẽ là nguồn điện cơ bản rẻ nhất ở Nhật Bả🍷n vào năm 2040. Dự báo này cho thấy mong muốn của Chính phủ Nhật Bản trong việc khởi động lại các lò phản ứng đang ngừng hoạt động.
-
Ý kiến và Bình luận
Học giả Australia: Chính phủ Việt Nam hành 🉐động quy🐷ết liệt, năng động và hiệu quả
10:29' - 16/12/2024
Theo Giáo sư Chu Hoàng Long, sau khi trải qua một nꦆăm 2023 khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2024 đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc: Bất ổn chính trị có🍸 thể khiến các dự á✱n năng lượng đình trệ
08:11' - 16/12/2024
Các dự án phát triển năng lượng trọng điểm do Tổng thống Yoon Suk Yeol dẫn dắt đang đối mặt với tương lai bất 🔜định sau khi Quốc hội bỏ phiếu luận tội ông hôm 14/12 liên quan đến lệnh thiết quân luật.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định tiếp t🧜ục viện trợ cho 🔯Ukraine
09:10' - 15/12/2024
Chính phủ Đức vừa tuyên bố ủng hộ ♛Ukraine không chỉ thông qua viện trợ quân sự mà còn thông qua viện trợ kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân là điều cần thiết để hỗ trợ cho các nỗ lực của nhà nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine sẽ ngừng trung chuyển khí đốt của Nga từ năm⛎ 2025
09:40' - 14/12/2024
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Hermཧan Halushchenko đã công bố các biện pháp toàn diện nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thốn⭕g truyền tải khí đốt của riêng Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
"Chìa khóa" giúp Việt Nam phát triển ꩲđiện hạt nhân
11:16' - 13/12/2024
Luật Năn🐷g lư𒆙ợng Nguyên tử được Quốc hội thông qua năm 2008 tạo cơ sở pháp lý cho xây dựng nhà máy điện hạt nhân, cũng như các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
-
Ý kiến và Bình luận
Panama kêu gọi Mỹ tiếp tục tài t🤪rꦇợ cho chương trình trục xuất người di cư
09:59' - 13/12/2024
Theo số liệu thống kê từ đầu năm đến nay, hơn 299.400 người di cư đã vượt qua rừng rậm Darién để tìm♉ đường đến Mỹ. Con số này giảm 41% so với cùng kỳ năm 2023.