Kiểm soát giá cả trước nguy cơ gia tăng lạm phát
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng, việc lạm phát so với cùng kỳ và lạm phát trung bình ở mức cao như hiện nay chủ yếu là do tác động từ các cuộc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục trong quý 3/2023. Bởi vậy, trong quý 3/2024, khi hiệu ứꦆng từ các cuộc điều chỉnh giá này giảm dần, lạm phát so với cùng kỳ sẽ giảm mạnh và lạm phát trung bình cũng sẽ giảm theo, nếu không có các cuộc điều chỉnh giá quy mô lớn đối với các mặt hàng được Nhà nước quản lý.
“Hơn nữa, nếu nhìn vào tốc độ tăng CPI trong 6 tháng đầu năm 2024, có thể thấy rằng áp lực lạm phát đang ở mức vừa phải. Cụ thể, so với cuối năm 2023, CPI mới chỉ tăng 1,40%, tương đương trung bình khoảng 0,23%/tháng. Nếu xét riêng trong quý II/2024, CPI chỉ tăng trung bình 0,1%/tháng. Đây đều là các mức vừa phải trong 5 năm gần đây”, TS. Nguyễn Đức Độ nói.Để ổn định giá cả thị trường từ nay tới cuối năm, đặc biệt trước việc tăng tiền lương, Cục Quản lý giá cho biết cần giám sát chặt chẽ biến động giá cả thị trường, các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá để tham mưu chính sách, kịch bản điều hành giá phù hợp, linh hoạt, kịp thời, nhất là với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá; điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để꧑ góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương chủ động chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng nhà nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường. Ngoài ra, đối với các mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường như điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát các phương án, lộ trình giá do các Bộ xây dựng, đề xuất để cập nhật kịch bản lạm phát làm cơ sở tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân năm 2024 theo mục tiêu Quốc hội đề ra từ 4,0-4,5%. Đồng thời, tiếp tục chú trọng thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch, trung thực thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường. Theo đánh giá của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), 6 tháng đầu năm 2024, giá cả cơ bản ổn định, lạm phát đang được kiểm soát theo đúng kịch bản của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 4,08% trong 6 tháng đầu năm 2024. Con số trên đã khiến một số chuyên gia kinh tế lo ngại về khả năng kiểm soát lạm phát trong cả năm 2024. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng trên thực tế, áp lực lạm phát trong năm nay không quá lớn. Từ đầu năm tới nay, thời tiết tương đối ổn định, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên nguồn cung lương thực, rau, quả dồi dào, giá cả mặt hàng nông sản không có biến động lớn. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi lây lan tại một số địa phương, giá thịt lợn có xu hướng tăng tuy nhiên mức tăng không đáng kể do cung đáp ứng cầu. Dưới tác động của giá thế giới, giá một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng như xăng dầu, khí hóa lỏng có diễn biến tăng, giảm đan xen, tuy nhiên xu hướng chung thì giá xăng dầu bình quân tháng 6 chênh lệch không nhiều so với đầu năm (trừ dầu Mazut tăng mạnh), giá bán lẻ LPG trong nước giảm 11.000 đồng/bình 12 kg so với đầu năm. Giá vật liệu xây dựng tương đối ổn định, không còn hiện tượng sốt giá cát xây dựng như năm ngoái, giá cát và đá xây dựng chỉ tăng nhẹ trong khi giá nhựa đường giảm so với cùng kỳ năm 2023, ngành sản xuất xi măng vẫn đối diện với nhiều khó khăn do nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu đều thấp; mặt hàng thép có dấu hiệu phục hồi nhẹ do nhu cầu xây dựng sang năm 2024 có chuyển biến tích cực hơn, tuy nhiên do nguồn cung vẫn rất dồi dào, nhu cầu xuất khẩu còn hạn chế và tác động tăng, giảm đan xen của giá thế giới nên giá thép chỉ tăng nhẹ so với cuối năm 2023.Theo Cục Quản lý giá có một số yếu tố khiến CPI tăng như việc tăng giá các nhóm dịch vụ giáo dục, nhóm thuốc và dịch vụ y tế, nhà ở và vật liệu xây dựng, các mặt hàng thực phẩm, giao thông. Song cũng có các yếu tố làm giảm CPI là giá nhiên liệu là xăng dầu và gas. Giá xăng dầu trong nước biến động phức tạp theo thị trường thế giới và giảm liên tục từ tuần cuối tháng 4/2024 cho đến nay góp phần giảm áp lực lên mặt bằng giá, tính đến ngày 27/6/2024 liên Bộ Công Thương - Tài chính đã có 26 lần điều hành giá xăng dầu, trong đó giá xăng E5RON92 và dầu hỏa tăng 14 lần, giảm 12 lần, giá xăng RON95 tăng 15 lần giảm 11 lần, giá dầu diezen tăng 13 lần, giảm 13 lần, giá dầu mazut tăng 17 lần, giảm 9 lần; ngừng chi sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu.- Từ khóa :
- bộ tài chính 💜
- giá cả
- lạm phát
- cpi
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Bộ Tài chính: Ng﷽uồn kinh phí cải cách tiền lương được tích luỹ từ các khoản tăng thu của các năm
21:25' - 01/07/2024
Theo Bộ Tài chính, nguồn kinh phí dành cho tăng lương giai đoạn từ nay đến năm 2026 là 913,ꦓ3 nghìn tỷ đồnꩲg.
-
Tài chính
Bộ Tài chính: Tổng số ti🎶ền công đức thu năm 2023 là hơn 4.100 tỷ đồng
17:23' - 26/06/2024
Bộ Tài chính vừa có c𓆏ông văn 174/BC-BTC gửi Chính phủ về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023.
-
Tài chính
Bộ Tài ch🤪ính sẽ đánh gi𓆉á kỹ lưỡng đề xuất đánh thuế giao dịch vàng
17:08' - 18/06/2024
Việc đánh thuế với giao dịch vàng không🅷 chỉ tác động trực tiếp lên các đối tượng giao dịch mà còn nhiều mặt khác. Do đó, Bộ Tài chính sẽ có đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo cấp có thẩm quyền.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành gỗ và nội thất khẳng định năng lực tự cường – Bài cuối: Không ngừ෴༒ng củng cố nội lực
18:54' - 31/01/2025
Năm 2025, khi thị trường bất động sản được dự báo sẽ phục hồi, thị trường nội thất Việt Nam cũng được kỳ vọng ꦕsẽ tăng trưởng tốt hơn, doanh nghiệp cần chủ động trong việc đón đầu cơ hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành gỗ và nội thất khẳ🥃ng định năng lực tự cường - Bài ꦺ1: Sẵn sàng bứt phá
18:41' - 31/01/2025
Khởi đầu năm🍎 2025 thuận lợi với đơn hàng dồi dào cộng với những tín hiệu tích cực trong dịch chuyển chuỗi cung ứng được xem là thời điểm vàng để ngành gỗ và nội thất Việt Nam vươnꦺ mình mạnh mẽ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành giải phó💛ng mặt bằng 21 trạm dừng nghỉ chậm♉ nhất trong tháng 2/2025
18:38' - 31/01/2025
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các Ban Quản lý dự án: 2, 6, 7, 85, Thăng Long, Mỹ Thuận, đường Hồ Chí Minh phối hợp với các địa phương, hoàn thành giải phóng mặt bằng của toàn bộ 21 trạm dừng n𓆉ghỉ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ phủ công nghiệp đột phá đổiꦑ mới sáng tạo và chuyển đổi số
10:47' - 31/01/2025
Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục duy trì vị thế cực tăng trưởng của vùng Thủ đô, đóng góp quan trọng vào mức tăn💦g trưởng chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh tạo đà bước vào kỷ nguyên mới
10:46' - 31/01/2025
Ban Chấꦿp hành Đảng bộ 🐽tỉnh Quảng Ninh đã chọn chủ đề công tác năm 2025 là “Bứt phá trong phát triển kinh tế, tạo đà cho nhiệm kỳ mới”.
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu Rạch Miễu ùn tắc kéo dài ngày mùng 2 Tết
17:29' - 30/01/2025
Mật độ phương tiện qua cầu Rạch Miễu tăng đột biến♎ đã gây ùn ứ giao thông nghiêm trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp m🍃ở cửa kinh doanh ngày mùng 🐼2 Tết
17:28' - 30/01/2025
Phổ biến trong mùng 2 Tết, những mặt hàng phục vụ nhu cầu cúng mới đắt hàng và có sức𒁏 mua như gà nguyên con, gà quay, lợn quay, bánh hỏi, bún tươi, rau xanౠh các loại...
-
Kinh tế Việt Nam
Định hình vị trí🍸 quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toà🐼n cầu
11:58' - 30/01/2025
Ngành công nghiệp bán dẫn, với vai trò then chốt trong nền kinh tế số, đang ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong bối cảnh thế giới bước vào kỷ 🐭nguyên cách mạng công nghiệp 4.0.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảng Cộng sản ♎Việt Nam đưa đất nước bước vào kỷ nguyên thịnh vượng mới
11:44' - 30/01/2025
Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên 𝓰mới nhờ vào lịch sử của Đảng và năng lực của các nhà lãnh đạo trong việc hiểu rõ thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế để có điều chỉnh phù hợp vớ🉐i điều kiện hiện nay.