Khuyến khích, đa dạng các nguồn lực phát triển mạng lưới chợ

11:41' - 26/08/2024
BNEWS Nghị định số 60/2024/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương tiếp tục tăng cường công tác phát triển và quản lý chợ một cách có hiệu quả.

🐷Chợ có vai trò quan trọng về mặt kinh tế - xã hội, là nơi lưu thông hàng hóa, phục vụ đời sống, sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tính tới cuối năm 2023, cả nước có 8.318 chợ; trong đó, khoảng 83% là chợ hạng 3, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Chợ nông thôn chiếm khoảng 73%.

 

♉Trước đó, tại Hội nghị phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài nhấn mạnh: Nghị định số 60/2024/NĐ-CP được xây dựng trong bối cảnh nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành mới như Luật Đầu tư 2020, Luật Quy hoạch 2017, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, Luật Đầu tư công 2019, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu..., phù hợp với thực tiễn quản lý, góp phần phát triển hài hòa hạ tầng thương mại truyền thống và thương mại hiện đại, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển thương mại trong nước tại Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương tiếp tục tăng cường công tác phát triển và quản lý chợ một cách có hiệu quả.

Với các điểm mới tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP như: cho phép địa phương chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ trên địa bàn; bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để triển khai Luật Quản lý sử dụng tài sản công. Trong số đó, khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm huy động và đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ, phân công rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, ngành; phân cấp triệt để cho địa phương trong phát triển và quản lý chợ... Bộ Công Thương hy vọng Nghị định số 60/2024/NĐ-CP sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong phát triển và quản lý chợ, tạo động lực cho phát triển chợ.

ꦦ“Hội nghị phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP để đảm bảo các đối tượng áp dụng của Nghị định có thể nắm bắt đúng, đầy đủ các nội dung chính sách mới, qua đó đảm bảo công tác phát triển và quản lý chợ hiệu quả và đúng pháp luật” – Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh.

🍌Thông tin chi tiết một số điểm mới của nghị định, bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, về đầu tư xây dựng chợ, cho phép địa phương chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn. Việc này phù hợp với tình hình thực tiễn, tính cấp thiết, các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan thay vì quy định phân cấp hỗ trợ đầu tư (Trung ương, địa phương) đến một số hạng chợ, loại chợ cụ thể như trước đây. Quy định cũng sẽ tạo thuận lợi cho việc huy động, tận dụng mọi nguồn lực phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật chợ tương xứng với vị trí và vai trò của chợ, trong đó có nguồn ngân sách địa phương.

🦋Nghị định đã bổ sung nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng chợ, đặc biệt liên quan đến việc: bảo trì trong chu kỳ dự án đầu tư xây dựng chợ; việc công khai thông tin niêm yết và lấy ý kiến của các bên liên quan khi di dời, xây dựng lại; xây dựng phương án, chính sách hỗ trợ di chuyển; duy trì chợ tạm...Hơn nữa, nghị định cũng đã làm rõ chợ được quản lý bởi doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ hoặc đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ đối với tài sản do nhà nước đầu tư… thay vì ban quản lý như trước đây.

🤪Bên cạnh đó, nghị định đã cắt giảm thủ tục hành chính đối với quy định liên quan đến: Nội quy chợ (các nghị định về chợ trước đây quy định UBND cấp tỉnh phê duyệt nội quy của các chợ hạng 1); quản lý điểm kinh doanh tại chợ (các nghị định về chợ trước đây quy định phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt).

 

Ngoài ra, nghị định bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư để triển khai Luật Quản lý sử dụng tài sản công. Nghị định đã dành 01 Chương (Chương IV. Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý với 23 điều khoản) do Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) phối hợp xây dựng. 

ജViệc bổ sung nội dung này sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhiều địa phương trong quá trình triển khai công tác phát triển chợ là tài sản công do nhà nước đầu tư, tạo cơ sở cho việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Nghị định cũng đã bổ sung quy trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo kiến nghị của các địa phương. Đặc biệt, Nghị định còn bổ sung quy định về chợ đêm; chợ có giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc; chợ cộng đồng và trách nhiệm phát triển và quản lý các loại chợ này đối với UBND tỉnh.

🐠Cũng theo bà Lê Việt Nga, do nội dung điều chỉnh rộng, chịu sự tác động của nhiều văn bản Luật và có liên quan tới nhiều bộ, ngành nên tại Nghị định cũng đã quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Công an….) và UBND cấp tỉnh trong công tác phát triển chợ cho phù hợp.

🦩Với sự phân công rõ ràng trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong công tác phát triển chợ, nghị định khi được đánh giá khi triển khai sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương trong đầu tư, phát triển chợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn mà các địa phương đang gặp phải trong việc phát triển và quản lý chợ như vấn đề sử dụng vốn đầu tư công để đầu tư phát triển chợ. Cùng đó, khai thác và quản lý hạ tầng chợ - đối với các chợ là tài sản công; quy trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ… 

ꦓQua đó các địa phương có khả năng tận dụng mọi nguồn lực để phát triển mạng lưới chợ theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ các tiểu thương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương và cả nước.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục