Khởi công xây dựng 440 căn nhà ở xã hội tại Khu đô thị Hạ Đình (Hà Nội)

12:53' - 05/12/2024
BNEWS Dự án UDIC EcoTower có diện tích 9.305 m2, chiếm khoảng 23% diện tích đất ở của Khu đô thị Hạ Đình; mật độ xây dựng 40%; quy mô dân số 1.230 người với 440 căn hộ.

Sáng 5/12, Liên danh Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC; Công ty cổ phần X🔜ây dựng lắp máy điện nước Hà Nội - Haweicco; Công ty cổ phần Kinh doanh và phá♔t triển nhà DAC Hà Nội khởi công xây dựng Dự án nhà ở xã hội tại ô đất NO1 - Khu đô thị Hạ Đình (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì).

 

Với tên gọi UDIC EcoTower, đây là dự án nhà ở xã hội đầu tiên mà Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC tham gia đầu tư nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ của thành phố Hà Nội trong triển khai Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" của Chính phủ.

Dự án UDIC EcoTower có diện tích 9.305 m2, chiếm khoảng 23% diện tích đất ở của Khu đô thị Hạ Đình; mật độ xây dựng 40%; quy mô dân số 1.230 người với 440 căn hộ.

Mặc dù được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định 2784/QĐ-UBND ngày 26/6/2020 và Quyết định chấp thuận điều chỉnhꦓ chủ trương đầu tư số 4185/QĐ-UBND ngày 01/11/2022, theo đó yêu cầu dự án phải được khởi công xây dựng nhà ở xã hội từ quý IV/2022 để đưa vào khai t𒀰hác, sử dụng vào quý IV/2024; song, dự án đã chậm tiến độ.

Tại Kết luận Thanh tra số  số☂ 31/KL-TTr(P2) ngày 23/1/2024 của Thanh tra Sở Xây dự🐓ng Hà Nội đã kiến nghị Sở Xây dựng Hà Nội tham mưu UBND thành phố xử lý vi phạm hành chính đối với Liên danh chủ đầu tư đã có hành vi chậm triển khai xây dựng nhà ở xã hội tại Khu đô thị Hạ Đình theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022, với số tiền là 140.000.000 đồng.

Đồng thời, yêu cầu buộc chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, chủ đầu tư phải khởi công xây dựng nhà ở xã hội theo quy định.

Tại cuộc làm việc ngày 25/01/2024, đại diện Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC - Công ty TNHH Một thành viên cam kết quý III/2024 sẽ khởi công xây dựng công trình; song, đến nay, gần kết thúc quý IV/2024, dự án này mới được thi công.

Đáng chú ý, thời gian qua, khi Liên danh chủ đầu tư còn chưa hoàn thiện các thủ tục đầu tư, xây dự án theo đúng quy định thì trên một số trang thông tin bất động sản, các hội nhóm giao dịch bất động sản thường xuyên đăng tải thông tin về việc mở bán, tiếp nhận hồ sơ mua nhà ở, tư vấn, đặt cọc mua nhà tại dự án.

Trước hành vi đó, Liên danh chủ đầu tư đã 3 lần ra thông báo khẳng định: "Dự án Nhà ở xã hội tại ô đất NO1 Hạ Đình chưa đủ điều kiện để nhận Hồ sơ đăng ký mua nhà hay nhận đặt cọc, giữ chỗ của người dân nên mọi hành vi trên đều là giả mạo, vi phạm pháp luật. Khi dự án đủ điều kiện kinh doanh, Liên danh chủ đầu tư sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng Hà Nội hoặc thông tin chính thức từ Liên danh chủ đầu tư".

Dự án Khu đô thị mới Hạ Đình nằm trên địa bàn xã Tân Triều, huyện Thanh Trì và phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội do Công ty cổ phần Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội (Haweicco) làm chủ đầu tư. Mục tiêu của dự án là xây dựng khu đô thị mới đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, giải quyết nhu cầu ở cho nhân dân Thủ đô, tạo điều kiện và môi trường sống ổn định phù hợp với quy hoạch.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng, quy mô 74.896 m2; trong đó, diện tích đất thu hồi trên địa bàn xã Tân Triều là 61.985 m2. Công ty cổ phần Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội đã giải phóng mặt bằng được 58.723 m2, diện tích chưa được giải phóng mặt bằng là 1.451 m2 và phần diện tích đã giải phóng mặt bằng nhưng bị tái lấn chiếm là 1.921,9 m2.

Để giải quyết vướng mắc về giải phóng mặt bằng của dự án, thành phố đã cho phép chủ đầu tư được ưu tiên xem xét mua nhà ở xã hội tại ô đất NO1 (thuộc quỹ đất 20% Khu đô thị mới Hạ Đình) phục vụ tái định cư cho các hộ dân phải di dời trong phạm vi dự án. Tuy nhiên, do dự án nhà ở xã hội này chưa được triển khai nên Công ty cổ phần Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội không thể tự bố trí được quỹ nhà tái định cư, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án…

Thời gian qua, bất cập của thị trường bất động sản là cơ cấu sản phẩm nhà ở đang chưa hợp lý, thiếu nhà giá rẻ, nhà ở vừa túi tiền. Hiện nay, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khoảng 70% nguồn cung mới đưa ra thị trường là sản phẩm cao cấp, trong khi nhà ở bình dân gần như không có.

Tính đến hết tháng 10/2024, trong danh sách các dự án nhà ở đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh năm 2024 do Sở Xây dựng Hà Nội công bố, trên địa bàn có duy nhất tòa nhà ở xã hội CT-05, CT-06 thuộc Dự án khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (huyện Mê Linh), với khoảng 214 căn hộ.

Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp Giấy phép xây dựng số 45/GPXD cho Liên danh Công ty Cổ phần Himlam Thủ Đô và Công ty Cổ phần BIC Việt Nam thực hiện Dự án chung cư cao tầng CT1 thuộc Khu nhà ở xã hội Thượng Thanh (Hà Nội) và đấu nối hạ tầng khu vực.

Dự án có tổng diện tích hơn 5.100m2, trong đó, diện tích xây dựng khoảng 3.300 m2. Với 22 tầng nổi, 1 tum và 3 tầng hầm, chung cư CT1 sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ, quy mô dân số gần 1.700 người. Theo quy định, sau 12 tháng được cấp Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải khởi công xây dựng để dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.

Là địa phương có nhu cầu về nhà ở xã hội lớn bậc nhất cả nước, theo Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" của Chính phủ, đến năm 2025, Hà Nội phải hoàn thành 18.700 căn hộ. Nhưng 4 năm qua, Hà Nội mới hoàn thành 5 dự án với 5.200 căn hộ, đạt gần 28% chỉ tiêu được giao.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố đang thẩm định chủ trương đầu tư phục vụ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với 4/5 khu nhà ở xã hội (độc lập) tập trung tại Tiên Dương - Đại Mạch (huyện Đông Anh), xã Cổ Bi (huyện Gia Lâm) và xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) với quy mô hơn 12.000 căn hộ.

Trước sức ép về nhu cầu nhà ở xã hội của người dân, Hà Nội đã quyết đổi khu nhà ở sinh viên tại khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê. Hiện, thành phố giao Sở Xây dựng Hà Nội lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, trình chấp thuận trong năm 2024. Dự kiến, hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp tòa nhà A2, A3 vào năm 2026, hoàn thành đầu tư xây dựng tòa nhà A4 chậm nhất trong năm 2027.

Hiện, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đang chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội rà soát, bổ sung khoảng 15 quỹ đất để tạo lập các khu nhà ở xã hội độc lập với quy mô lớn, đồng bộ hạ tầng, với khoảng 2.000 căn hộ nhà ở hội/ khu. Thành phố yêu cầu đề xuất lựa chọn 2 - 3 khu có vị trí gần các khu vực công nghiệp để xây nhà ở xã hội cho thuê bằng nguồn vốn đầu tư công theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Chỉ thị số 34 năm 2024.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai. Dự kiến, giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành khoảng 15.440 căn hộ (đạt khoảng 78,3% chỉ tiêu đặt ra của thành phố); giai đoạn 2026 - 2030, có 50 dự án triển khai với khoảng 57.170 căn hộ.

Như vậy, nếu Hà Nội quyết liệt chỉ đạo, "thúc" các dự án đẩy nhanh tiến độ triển khai theo đúng cam kết thì thời gian tới (từ năm 2027 - 2029) quỹ nhà ở xã hội và nhà ở thương mại phải lên tới ít nhất hơn 300.000 căn. Điều này sẽ làm giảm nhiệt thị trường chung cư đang phát triển rất "nóng" hiện nay.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục