IMF nâng dự báo tăng trưởng năm 2024 của khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 thêm 0,1 điểm phần trăm lên 4,6% so với dự báo hồi tháng Tư, nhưng cảnh báo rằng tình hình căng thẳng địa chính trị, sự điều chỉnh trên thị trường bất động sản♔ của Trung Quốc và các yếu tố khác có nguy cơ kéo tụt mức tăng trưởng này.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực mới nhất được công bố ngày 1/11, IMF cho biết triển vọng ngắn hạn của khu vực châu Á -Thái Bình Dương có phần thuận lợi hơn so với dự đoán hồi tháng Tư. Cũng theo IMF, khu vực này được dự đoán sẽ đóng góp khoảng 60% vào tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. IMF nhận định sức mạnh kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn tập trung ở các nền kinh tế thị trường mới nổi. IMF đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng của Ấn Độ thêm 0,2 điểm phần trăm so với dự đoán hồi tháng Tư lên 7%, nhờ mùa màng bội thu và việc mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng. Theo IMF, Ấn Độ vẫn là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tăng trưởng của khu vực ASEAN được dự báo ở mức "mạnh mẽ" 4,6% trong năm 2024 và 4,7% trong năm 2025, chủ yếu nhờ nhu cầu nội địa và xuất khẩu mạnh mẽ. Đối với Trung Quốc, nơi hoạt động tiêu dùng tư nhân đang trì trệ, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2024 xuống 4,8% do nhu cầu nội địa yếu. IMF cũng nâng dự báo tăng trưởng năm 2025 cho khu vực châu Á và Thái Bình Dương thêm 0,1 điểm phần trăm lên 4,4%, do chu kỳ nới lỏng tiền tệ được dự đoán sẽ thúc đẩy nhu cầu tư nhân, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, IMF cảnh báo rằng các nguy cơ đối với tăng trưởng đã gia tăng kể từ tháng Tư, như tình hình căng thẳng địa chính trị leo thang, quá trình điều chỉnh thị trường bất động sản đang diễn ra tại Trung Quốc và những bất ổn khác xung quanh các nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Trong đó, theo IMF, một rủi ro nghiêm trọng là sự leo thang của các biện pháp trả đũa thuế quan giữa các đối tác thương mại lớn. Bên cạnh đó, IMF cho rằng sự suy giảm kéo dài ở Trung Quốc sẽ "gây hại cho cả khu vực và nền kinh tế toàn cầu", vì áp lực giảm giá liên tục của Trung Quốc có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các quốc gia có cơ cấu xuất khẩu tương tự Trung Quốc, dẫn đến căng thẳng thương mại. IMF nhấn mạnh rằng "phản ứng chính sách của Trung Quốc là rất quan trọng", vì việc kích thích sản xuất và xuất khẩu có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng thương mại, trong khi việc tạo điều kiện cho quá trình điều chỉnh trên lĩnh vực bất động sản và khuyến khích tiêu dùng tư nhân sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Agr💛ibank tham gia đoàn công tác của NHNN dự Hội nghị thường niên IMF/WB năm 202🌌4
09:10' - 28/10/2024
Tr🧔ong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động, Agribank - với mục tiêu tiến tới ngân hàng thương mại hiện đại, hội nhập quốc tế đang đứng trướ♎c cơ hội và thách thức mới.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Đồng yen Nhật yếu có lợi cho nền kinh tế
08:00' - 27/10/2024
Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản do tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu hơn so🐎 với sự gia tăng chi phí nhập khẩu.
-
Tài chính & Ngân hàng
IMF: Cần c🔜ó các ngân hàng lớn hơn trên toàn châu Âu
09:28' - 26/10/2024
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết thể chế tài chính nà🅰y hoan nghênh việc sáp nhập giữa các ngâꦑn hàng châu Âu để hỗ trợ tài chính tốt hơn cho các công ty đổi mới sáng tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trun𝔉g Quốc ra mắt tổ máy phát điện diesel khẩn cấp cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
17:17'
Trung Quốc mới đây đã 𓄧ra mắt tổ máy phát điện diesel khẩn cấp cho Nuclear Diesel số 1 - nhà máy điện hạt nhân đầu tiên có quyền💦 sở hữu trí tuệ độc lập của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Cảng Thượng Hải (Trung Quốc) lập kỷ lục vận tải contai🌜ner 50 t🅘riệu TEU
15:55'
Cảng Thượng Hải được xem là “cửa ngõ” của Trung Quốc 🐟ra thế giới, là động lực thúc đẩy thương mại và g💎iao lưu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc trở thành điểm sáng 🐼của kinh tế băng tu𓃲yết toàn cầu
14:43'
Cảnh sắc tuyết trắng đẹp như cổ tích, cơ sở vật chất hiện đại và sự ủng hộ mạnh mẽ ꦫtừ chính phủ đã biến Trung Quốc trở thành điểm sáng của kinh tế băng tuyết toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Bí mật ꦐgiúp ông già Noel chinh 𒅌phục 40 triệu mái nhà Vương quốc Anh
11:40'
Mùa Giáng sinh năm nay, ông già Noel có thể thảnh thơi hơn khi chu du khắp nước Anh, nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến do 𒈔công ty Ordnance Sur🉐vey phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Mạng lưới đường sไắt cao tốc giúp🐎 thúc đẩy kinh tế chất lượng cao
08:29'
Tổng chiều dài vận hành của đường sắt cao tốc 𝓀trên cả nước đã vượt trên ♌46.000 km, trong đó có hơn 10 tuyến đường sắt cao tốc mới đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, với chiều dài hơn 2.000 km.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Dự luật mới hỗ trợ người lao đꦅộng sẽ "ng⛦ốn" hơn 190 tỷ USD
08:15'
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, dự luật này sẽ tiêu tốn hơn 190 tỷ USD trong 10 năm tới, đồng nghĩa với việc Quỹ🎃 An sinh 🧜Xã hội sẽ cạn sớm gần nửa năm so với luật hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành du lịch Mỹ𝐆 dự kiến "hốt bạc" vào dịp nꦗghỉ lễ cuối năm
08:00'
Hiệp hội Xe hơi Mỹ (AAA) dự đoán hơn 119 triệu người sẽ rời nhà đi du lịch với khoảng cách ít nhất 50💦 dặm (hơn 80 km) kể từ ngày 21/12 cho tới ngày đầu Năm Mới...
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
17:33' - 22/12/2024
Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng ꦯtrị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Số ngư🅠ời giàu ở Hàn Quốc có🐈 khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09' - 22/12/2024
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoản🦩g 700.000 USD) ước tính là 461.000 người,🦋 chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.