Hưng Yên tập trung hình thành các khu công nghiệp quy mô lớn

07:10' - 14/07/2024
BNEWS Đến năm 2030 quy hoạch toàn tỉnh Hưng Yên sẽ có 30 khu công nghiệp (gồm 17 khu công nghiệp đã có trong quy hoạch, 13 khu công nghiệp tiềm năng quy hoạch mới) với tổng diện tích khoảng 9.589 ha.

 

Trong Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến năm 2030, Hưng Yên phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có quy mô kinh tế và trình độ phát triển trong nhóm dẫn đầu cả nước; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ, hiện đại; công nghiệp thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước. Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, tỉnh Hưng Yên đang tập trung hình thành các khu công nghiệp quy mô lớn, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu phát triển bền vững.

 

Mục tiêu đến năm 2030 quy hoạch toàn tỉnh Hưng Yên sẽ có 30 khu công nghiệp (gồm 17 khu công nghiệp đã có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, 13 khu công nghiệp tiềm năng quy hoạch mới) với tổng diện tích khoảng 9.589 ha. Sau năm 2030, quy hoạch thêm 5 khu công nghiệp tiềm năng với tổng diện tích khoảng 2.460 ha. Việc thành lập, mở rộng các khu công nghiệp bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu, kế hoạch sử dụng đất khu công nghiệp được phân bổ và các quy định pháp luật có liên quan.

Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu, tỉnh tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn; ưu tiên thu hút các ngành công nghệ cao, thân thiện môi trường, giá trị gia tăng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế các khu công nghiệp, tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy.

Cùng với đó, kết hợp phát triển theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu các khu công nghiệp để tăng tính cạnh tranh quốc gia và quốc tế, hình thành các cụm liên kết ngành có quy mô lớn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu côꦅng nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Đồng thời, thành lập mới và phát triển các khu công nghiệp đã có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; ưu tiên thành lập mới, mở rộng các khu công nghiệp có vị trí thuận lợi, khả năng thu hút các nhà đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo đó, tỉnh Hưng Yên sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên như: công nghiệp công nghệ cao gắn với công nghệ số (sản xuất các sản phẩm điện tử, viễn thông, chíp bán dẫn, sản phẩm quang học, chế tạo phần mềm, sản phẩm công nghệ số;...); công nghiệp sản xuất thiết bị điện, năng lượng; công nghiệp sản xuất cơ khí - chế tạo (sản xuất, lắp ráp ô tô, phương tiện vận tải, máy móc, phụ tùng, linh kiện...); công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm chất lượng cao; công nghiệp sản xuất các thiết bị y tế, hóa dược, công nghệ sinh học, dược phẩm; công nghiệp dệt may; công nghiệp vật liệu, nhất là vật liệu mới...

Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên - Vũ Quốc Nghị chia sẻ, hiện nay, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ജđang phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, ngày càng khẳng định vai trò nòng cốt trong thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 17 khu công nghiệp, với diện tích hơn 4.300 ha; trong đó, có 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và tiếp nhận dự án đầu tư. Với đầy đủ hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và vị trí thuận lợi, các khu công nghiệp có lợi thế và sức hấp dẫn lớn trong thu hút đầu tư, nhất là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)...

Theo ông Vũ Quốc Nghị, thực hiện nhất quán theo các chủ trương, định hướng của tỉnh, những năm qua, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã lựa chọn tiếp nhận những dự án công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, dự án có quy mô lớn, tiến độ triển khai nhanh và đóng góp nhiều cho ngân sách. Nhiều tập đoàn, thương hiệu lớn trong và ngoài nước đã có mặt và hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả ở các khu công nghiệp của tỉnh như: Kyocera, Hoya, Nippon, Daikin, Toto, Panasonic…

Khu công nghiệp Thăng Long là khu công nghiệp lớn và hiện đại nhất của Hưng Yên hiện nay, được đầu tư bởi liên doanh có sự tham gia của Tập đoàn Sumitomo - Nhật Bản. Khu công nghiệp Thăng Long II có tổng diện tích hiện nay là hơn 525 ha, tổng vốn đầu tư hơn 206 triệu USD.🧸

Đến năm 2023, diện tích cho thuê của Khu công nghiệp Thăng Long II đạt gần 300 ha; đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 70%. Với lợi thế thu hút các dự án đầu tư có vốn đầu tư Nhật Bản, hiện nay tại khu công nghiệp có hơn 100 dự án đầu tư đang hoạt động với tổng số vốn đã đăng ký là hơn 3,2 tỷ USD, phần lớn là các dự án có nhà đầu tư Nhật Bản.

Mới đây, tại buổi tiếp và làm việc với ông Takashi Yanai, Thành viên Ban Giám đốc Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản), Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa đã nhất trí và cam kết tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Sumitomo Corporation mở rộng quy mô Kh🐽u công nghiệp Thăng Long II theo năng lực, phù hợp với Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, trong giai đoạn 4, Tập đoàn Sumitomo sẽ chú trọng đến việc mở rộng khu thương mại và nhà ở thuộc Khu công nghiệp Thăng Long II (Hưng Yên) trên diện tích 391,7 ha, với tổng số vốn đầu tư là 500 triệu USD.

Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên đề nghị Tập đoàn Sumitomo Corporation đẩy nhanh xây dựng hạ tầng kỹ thuật và tăng tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp Thăng Long II giai đoạn 3 trước khi triển khai giai đoạn 4; trong quá trình tiếp nhận các nhà máy cần tính đến xây dựng kết cấu mái nhà xưởng để phát triển năng lượng mặt trời vừa bảo vệ môi trường, vừa đáp ứng tiêu chuẩn năng lượng xanh của nhiều thị trường trên thế giới.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục