Hơn 50% người dân Hàn Quốc sẽ giảm chi tiêu tiêu dùng vào năm 2025

08:57' - 23/12/2024
BNEWS Theo Hiệp hội Hợp tác Kinh tế Hàn Quốc, người thu nhập càng thấp thì càng nhạy cảm với tác động của lạm phát cao nên sự sụt giảm chi tiêu tiêu dùng có xu hướng tăng tỷ lệ nghịch với mức thu nhập.

Theo khảo sát của Hiệp hội Kinh tế Hàn Quốc vừa công bố, trong bối cảnh kinh tế trong nước đang gặp khó khăn do bất ổn chính trị vừa qua và những thách thức từ bên ngoài gia tăng, hơn 50% người dân nước này có kế h꧙oạch giảm chi tiêu tiêu dùng vào năm 2025 nhằm giảm gánh nặng kinh tế do giá cả tiếp tục tăng cao, lo ngại mất thu nhập và thất nghiệp do suy thoái kinh tế.

 

Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn báo cáo “Khảo sát kế hoạch chi tiêu tiêu dùng quốc gia năm 2025” của Hiệp hội Kinh tế Hàn Quốc cho biết, cuộc khảo sát đã được tiến hành trên 1.000 người từ 18 tuổi trở lên trên cả nước từ ngày 13-20/11 năm nay. Có 53% số người được hỏi cho biết họ đã lên kế hoạch giảm chi tiêu tiêu dùng trong năm tới. Chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình năm tới dự kiến sẽ giảm trung bình 1,6% so với năm nay.

Xét từng nhóm thu nhập, tiêu dùng dự kiến sẽ có sự phân cực. Mức tiêu dùng ở nhóm thu nhập từ 1 đến 3 (chiếm 60%, thuộc số người thu nhập trung bình trở xuống) dự kiến sẽ giảm trong năm tới, trong khi mức tiêu dùng ở nhóm 4 đến 5 (chiếm 40%, thuộc số người thu nhập trung bình trở lên) dự kiến sẽ tăng.

Cụ thể là, nhóm 1 - nhóm những người có thu nhập thấp nhất sẽ giảm 6,3% chi tiêu; nhóm 2 là số người có thu nhập thấp thứ 2, sẽ giảm 4% tiêu dùng, nhóm 3 có thu nhập trung bình, sẽ giảm 0,1% tiêu dùng. Trong khi đó, nhóm 4 có thu nhập trung bình cao, sẽ tăng chi tiêu 1,1% và nhóm 5, thuộc những người thu nhập cao, sẽ tăng 1,2% tiêu dùng so với năm nay.

Theo Hiệp hội Hợp tác Kinh tế Hàn Quốc, người thu nhập càng thấp thì càng nhạy cảm với tác động của lạm phát cao và suy thoái kinh tế nên sự sụt giảm chi tiêu tiêu dùng có xu hướng tăng tỷ lệ nghịch với mức thu nhập.

Xét về các mặt hàng dự kiến sẽ giảm mức tiêu dùng, phổ biến nhất là du lịch, ăn uống và lưu trú, giảm 17,6%; tiếp theo là văn hóa và giải trí, giảm 15,2% và quần áo, giày dép giảm 14,9%. Trong khi đó, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có chi phí cố định bất kể tình hình kinh tế, chẳng hạn như thực phẩm giảm 23,1%, chi phí nhà ở giảm 18,0% và nhu yếu phẩm hàng ngày giảm 11,5%.

Cũng theo kết quả khảo sát, đa số người dân - chiếm 75,7% số người được hỏi, trả lời rằng phải sau năm 2026, mức chi tiêu tiêu dùng mới được phục hồi trở lại, trong đó có 16,0% cho rằng tình hình chỉ được tốt trở lại sau năm 2027. Trong khi đó, chỉ 24,3% trả lời rằng trong năm 2025, chi tiêu tiêu dùng của người dân Hàn Quốc sẽ tăng.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục