Hà Nội thu ngân sách 11 tháng đạt 447 nghìn tỷ đồng

17:31' - 04/12/2024
BNEWS UBND thành phố Hà Nội cho biết, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thực hiện được 447,2 nghìn tỷ đồng, vượt 9,5% dự toán năm và tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2023.

💎Trong số đó: thu nội địa 416,6 nghìn tỷ đồng, vượt 10,1% dự toán và tăng 18,5%; thu từ dầu thô 3,8 nghìn tỷ đồng, vượt 26,6% và bằng 92,2%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 26,5 nghìn tỷ đồng, đạt 98,1% và tăng 20,8%.

 

Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong thu nội địa 11 tháng năm 2024 như: thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước thực hiện 66,8 nghìn tỷ đồng, đạt 94,7% dự toán năm và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 28,4 nghìn tỷ đồng, vượt 6,4% và tăng 10,4%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 83,4 nghìn tỷ đồng, vượt 6,1% và tăng 20,5%; thuế thu nhập cá nhân 45,6 nghìn tỷ đồng, vượt 11,2% và tăng 25%; thu tiền sử dụng đất 35,2 nghìn tỷ đồng, đạt 97,4% và gấp 3 lần cùng kỳ; thu lệ phí trước bạ 6,8 nghìn tỷ đồng, vượt 4,9% và tăng 15,6%; thu phí và lệ phí 21,8 nghìn tỷ đồng, vượt 11,9% và tăng 23,8%.

Chi ngân sách địa phương 11 tháng năm 2024 ước thực hiện 90 nghìn tỷ đồng, đạt 61,5% dự toán năm và tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: chi đầu tư phát triển 43,1 nghìn tỷ đồng, đạt 53,2% dự toán và tăng 28,9%; chi thường xuyên 46,9 nghìn tỷ đồng, đạt 81,9% và tăng 14,8%.

Bên cạnh đẩy mạnh thu ngân sách, thành phố Hà Nội thực hiện tốt công tác tín dụng, ngân hàng. Tình hình thực hiện lãi suất, trong 11 tháng năm 2024, các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định, lãi suất huy động tương đối ổn định, mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp.

Thời điểm tháng 11/2024 lãi suất tiền gửi bằng VND bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước phổ biến ở mức 0,1 - 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 1,6 - 4,75%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 2,0 - 5,6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 4,5 - 6,3%/năm.

Lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước với các khoản vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 6,7 - 9,1%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doan h nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) bình quân khoảng 3,8%/năm thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của ngân hàng nhà nước (4%/năm). Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục tiết giảm chi phí, thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng .

🍌Đối với hoạt động huy động vốn, ước đến cuối tháng 11/2024, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố ước tính đạt 5.677 nghìn tỷ đồng, tăng 0,52% so với cuối tháng trước và tăng 6,39% so với thời điểm kết thúc năm 2023, trong đó tiền gửi đạt 5.022 nghìn tỷ đồng12, tăng 0,58% và tăng 7,53%; phát hành giấy tờ có giá đạt 655 nghìn tỷ đồng, tăng 0,04% và giảm 1,61%.

Hoạt động tín dụng, đến cuối tháng 11/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đạt 4.282 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79% so với cuối tháng trước và tăng 18,38% so với thời điểm kết thúc năm 2023; trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 1.873 nghìn tỷ đồng, tăng 0,93% và tăng 24,44%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 2.409 nghìn tỷ đồng, tăng 0,68% và tăng 14,07%. Tính đến cuối tháng 11/2024, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng chiếm 1,72% trong tổng dư nợ.

Theo đánh giá của UBND thành phố, nhờ tăng cường các giải pháp, biện pháp tốt, kịp thời và công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện từ cấp thành phố đến cơ sở một cách khẩn trương, đồng bộ nên công tác thu ngân sách đã vượt so với kế hoạch đề ra. Đây là một sự nỗ lực lớn trong công tác quản lý, cải cách hành chính công, giúp ngành thuế và doanh nghiệp, người dân thuận tiện hơn trong thu và nộp thuế.

Theo lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội, trong những ngày cuối năm dương lịch Cục Thuế tiến hành rà soát nguồn thu, rà soát các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có khả năng đóng góp ngân sách nhưng chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Xử lý nợ đọng thuế, tập trung đôn đốc, cưỡng chế thu nợ thuế đối với các trường hợp chây ì, cố tình trốn thuế. Đồng thời đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra tại các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm hoặc khai sai, khai thiếu thuế.

Ngành thuế cũng đang đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người dân và doanh nghiệp.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục