Giám sát chặt tổng nguồn tối thiểu của các thương nhân đầu mối xăng dầu
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 99/CĐ-TTg ngày 23/9/2024 về đảm bảo xăng dầu cho hoạt động cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, hai doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường xăng trong trong nước là Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã chủ động triển khai kế hoạch tạo n🏅guồn, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường đến hết quý I/2025.
Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực tạo nguồn của các doanh nghiệp lớn, giải pháp cơ quan quản lý tăng cường giám sát chặt việc thực hiện tổng nguồn tối thiểu của các thương nhân đầu mối là rất quan trọng để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước trước các dự báo về biến động khó lường thị trường thế giới.
*Tối đa nguồn cung từ hai nhà máy lọc dầu trong nước
Petrolimex chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quãng Ngãi) và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) để tối đa việc mua hàng theo hợp đồng có thời hạn (hợp đồng sterm) đã ký và khả năng bán theo hợp đồng giao ngay (hợp đồng spot) của các nhà máy. Bên cạnh đó, Petrolimex cũng thường xuyên trao đổi với các nhà cung cấp xăng dầu quốc tế để duy trì quan hệ bạn hàng và chia sẻ thông tin về diễn biến thị trường xăng dầu thế giới, đồng thời tiếp tục tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới. Trả lời phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch PVOIL Cao Hoài Dương cho biết, với trách nhiệm là Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thị phần lớn thứ 2 cả nước, trên cơ sở tổng nguồn tối thiếu Bộ Công Thương giao hàng năm và nhu cầu kinh doanh của hệ thống, PVOIL luôn chủ động và có kế hoạch đảm bảo nguồn hàng từ sớm thông qua hợp đồng với 2 nhà máy lọc dầu trong nước (Dung Quất và Nghi Sơn) và các hợp đồng nhập khẩu xăng dầu. Hiện PVOIL đã ký hợp đồng mua hàng từ 2 nhà máy lọc dầu trong nước, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất pha chế cũng như ký hợp đồng mua hàng với các nhà cung cấp nhập khẩu để đảm bảo đủ nguồn hàng cho hệ thống của PVOIL trong quý IV/2024 và quý I/2025. PVOIL cũng luôn duy trì tồn kho ở mức ổn định, sẵn sàng đáp ứng nguồn cho thị trường tăng cao (nếu có) và luôn đảm bảo tồn kho tối thiểu theo quy định của Nhà nước.Trước dự báo xung đột tại Trung Đông ngày càng gay gắt, tiềm ẩn đứt gãy chuỗi cung ứng, gây biến động giá cả và nguồn cung xăng dầu cũng như giá cước vận tải có thể tăng mạnh, PVOIL tập trung tiêu thụ nguồn hàng từ nhà máy lọc dầu Dung Quất và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, cũng như nguồn sản xuất pha chế của doanh nghiệp. PVOIL chỉ nhập khẩu khi nguồn hàng trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu. Hiện nguồn mua từ 2 nhà máy lọc dầu trong nước này chiếm hơn 80% tổng nguồn cung xăng dầu của PVOIL, nguồn sản xuất pha chế từ 5-10% và nguồn nhập khẩu chỉ chiếm từ 10-15%, Chủ tịch PVOIL Cao Hoài Dương cho biết.
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp như trên, PVOIL đã chuẩn bị các giải pháp chủ động ứng phó để đảm bảo nguồn hàng cho hệ thống như: Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường và điều hành của Nhà nước; phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần Lọc dầu Bình Sơn (BSR)-đơn vị quản lý vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất và Chi Nhánh Phân Phối Sản Phẩm Lọc Dầu Nghi Sơn (PVNDB)-đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong hoạt động điều độ, đảm bảo nguồn hàng từ các nhà máy lọc dầu trong nước về các kho của PVOIL; tăng cường hoạt động sản xuất pha chế. Đại diện Petrolimex cũng cho biết, Tập đoàn đã chỉ đạo các đơn vị thành viên vận tải đường thủy, vận tải đường bộ khai thác tối đa năng lực sẵn có để chủ động trong công tác tạo nguồn; đồng thời xây dựng các kịch bản ứng phó linh hoạt trong trường hợp nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu trong nước tăng cao. Bên cạnh đó, Petrolimex tiếp tục nâng cao chất lượng phân tích, dự báo trên cơ sở diễn biến xăng dầu thế giới ảnh hưởng bởi các yếu tố địa chính trị; bám sát nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước thông qua các thông tin về kinh tế vĩ mô, nhận định của các chuyên gia về nền kinh tế Việt Nam trong quý IV/2024 và dự báo quý I/2025. *Giám sát việc thực hiện tổng nguồn tối thiểu và tồn khoTheo số liệu của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 được Bộ phân giao cho 36 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện tổng cộng là 28,43 triệu m3/tấn xăng dầu các loại. Tuy nhiên từ thực tế thực hiện tổng nguồn tối thiểu của các thương nhân đầu mối thời gian gần đây, các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo nguồn cung xăng cho thị trường trong nước, bên cạnh nỗ lực tạo nguồn đầy đủ của các doanh nghiệp lớn như Petrolimex và PVOIL, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt tình hình thực hiện tổng nguồn tối thiểu của các thương nhân đầu mối khác, nhất là những thương nhân thực hiện đạt thấp hơn tổng nguồn được phân giao.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, việc nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối đã được Bộ Công Thương phân giao chỉ tiêu cho các doanh nghiệp. Khi đã phân giao, Bộ Công Thương phải kiểm tra việc thực hiện hạn mức nhập xăng dầu của thương nhân đầu mối, có như vậy mới đảm bảo nguồn cung cho thị trường, kể cả khi có biến động xảy ra. Bên cạnh đó, hai nhà máy lọc dầu trong nước là Dung Quất và Nghi Sơn cần chuẩn bị và đảm bảo đầy đủ nguồn nguyên liệu đầu vào, cũng như có các giải pháp để nhà máy lọc dầu vận hành ổn định, liên tục với công suất tối ưu, đảm bảo đủ nguồn hàng cung cấp cho các đầu mối xăng dầu theo hợp đồng đã ký. Đại diện Petrolimex cũng cho rằng, Bộ Công Thương cần chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đảm bảo đầy đủ ngày tồn kho theo qui đinh tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021, bám sát tổng nguồn tối thiểu đã được Bộ Công Thương phân giao…đảm bảo các thương nhân đầu mối cung cấp đầy đủ xăng dầu cho chính hệ thống phân phối của mình. Cùng đó, việc tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện các trường hợp hạn chế bán hàng (bao gồm cả thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, đại lý và thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu) là giải pháp quan trọng để đảm bảo quyền và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc đảm bảo ổn định thị trường, đại diện Petrolimex chỉ rõ. Chủ tịch PVOIL Cao Hoài Dương cũng cho biết, về tổng thể, nhu cầu xăng dầu cho việc đi lại của người dân cũng như phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm 2024 và quý 1/2025 không có nhiều đột biến, nhu cầu có thể tăng cục bộ tại một số thời điểm như dịp Tết dương lịch, Tết nguyên đán … Tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến phức tạp như hiện nay, một số thương nhân bán lẻ xăng dầu thường gia tăng mua hàng, tích trữ, đầu cơ, … dẫn đến nhu cầu có thể tăng đột biến. Trong khi đó, đại diện Petrolimex lại dự báo, căn cứ các thông tin về nền kinh tế vĩ mô và số liệu thống kê hàng năm thì Petrolimex cho rằng sản lượng tiêu thụ xăng dầu quý IV/2024 và quý I/2025 thường ở mức cao hơn so với bình quân năm, tuy nhiên mức độ tăng không đáng kể.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
PVOIL 4U lần đầu tiên൩ cung cấp nhiều tiện ích khác biệt cho khách hàng cá nh🌟ân mua xăng dầu
16:58' - 30/09/2024
Đây là sả♐n phẩm mới được𝓡 PVOIL phát triển với mục tiêu mang đến cho khách hàng cá nhân trải nghiệm mua xăng dầu thuận tiện, thông minh, nhanh chóng, an toàn và nhiều ưu đãi thiết thực.
-
Thị trường
Thủ tướng Chính ph😼ủ 🍸chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
06:30' - 24/09/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc tiếp tục thực⭕ hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đôn ꧃đốc triển khai các dự án cao tốc tại Cao Bằng, Lạng Sơn
21:35' - 02/02/2025
Ngày 2/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra,💮 động viên, đôn đốc thi công cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh ♔(Cao Bằng) và cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh thu du lịch Tết N✤guyಌên đán tại Thành phố Hồ Chí Minh tăng 17,4%
20:33' - 02/02/2025
Ngàౠy 2/2, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh công bố doanh thu trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đạt khoảng 7.690 tỷ đồng, tăn🐠g 17,4% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế xứ Tuyên chờ "bứt phá"
20:32' - 02/02/2025
Tỉnh Tuyên Quang xác định huy động tối đa các nguồn lự𓄧c, tạo không gian phát triển mới và đặt mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn đạt trên 55.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trên 9% trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp kiểm tra, giám sát 17 trạm thu phí BOT
18:25' - 02/02/2025
Cục Đường bộ Việt Nam sẽ kiểm tra, giám sát 17 trạm thu phí BOT trong cả nước về công ꩵtác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ từ tháng 4/2025 - 10/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Những truyền🔥 thống vẻ vang của Đảng Cộn🌞g sản Việt Nam
16:32' - 02/02/2025
Trong quá trình lãnh đạo cꦚách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tố💧t đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: RẠNG RỠ VIỆT NAM
15:48' - 02/02/2025
Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng 🐷Cộng sản Việt Nam (3⛦/2/1930-3/2/2025), TTXVN giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm: "RẠNG RỠ VIỆT NAM".
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu qu꧒ả hoạt độngꦡ của hệ thống chính trị
14:58' - 02/02/2025
C♒uộc cách꧃ mạng tinh gọn bộ máy là một trong những quyết sách lớn, có ý nghĩa quan trọng và có sức nóng mạnh mẽ, lan tỏa trong cả hệ thống chính trị với khí thế toàn Đảng, toàn dân, toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạ tầng giao thông Thủ đô trước cơ hội bứt phá
11:07' - 02/02/2025
Trong những năm qua, cùng với sự phá𝐆t triển kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch, hạ tầng giao thông Thủ đô ngày càng phát triển hiện đại, đặc biệt đang đứng trước cơ hội bứt phá trong giai đoạn tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng Việt từ làng ra biển
11:00' - 02/02/2025
Với kỳ vọng mang lại diện mạo mới, nhiều công nghệ đã được áp dụng vào sản xuất và việc bắt ♐tay hợp tác với doanh nghiệp đã nhân lên sức mạnh giúp hàng Việt tự tin vươn ra biển lớn.