Độc đáo không gian Tết xưa

13:04' - 02/02/2025
BNEWS Những năm gần đây, việc tái hiện không gian Tết xưa được nhiều người dân ưa chuộng vì nét đẹp Tết cổ truyền và những giá trị văn hóa truyền thống đẹp đẽ, quý báu của dân tộc.

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhiều hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, phản ánh không khí Tết, phong tục tập quán ngày Tết được phục dựng ở nhiều địa phương tỉnh Ninh Bình. Đây kꦗhông chỉ là dịp để người dâ𝕴n và du khách thưởng thức không khí Tết cổ truyền mà còn là cơ hội để quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô.

 

Lưu giữ những giá trị văn hóa Việt

Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều trường học tại tỉnh Ninh Bình đã tổ chức các lễ hội mừng Xuân. Đây là không gian để học sinh được vui chơi sau một kỳ học vất vả, cũng là dịp để các trường lồng ghép các hoạt động trải nghiệm Tết cổ truyền, bồi dưỡng những hiểu biết về giá trị truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

Nhằm tái hiện nét đẹp của ngày Tết cổ truyền, giúp các em trải nghiệm và hiểu hơn về ý nghĩa của văn hóa ngày Tết, Trường Tiểu học Nam Thành, thành phố Hoa Lư đã tổ chức chương trình “Chào Xuân Ất Tỵ 2025” với sự tham gia của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Chương trình được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian, các gian hàng ẩm thực, bán đồ lưu niệm... để học sinh thỏa sức trải nghiệm, phát huy tính sáng tạo và năng lực của học sinh, tăng tình đoàn kết, yêu thương giúp đỡ giữa lẫn nhau. Các gian hàng đã được dựng lên và trang trí rất đẹp mắt, khéo léo, mang lại cho người xem những hình ảnh gần gũi về một khu chợ Tết cổ xưa. Cô giáo Đinh Thị Anh Đào, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Thành chia sẻ, chương trình đã tái hiện một phần không gian văn hóa Tết cổ truyền, đưa học sinh trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc qua những trò chơi dân gian gắn với tuổi thơ như: chơi chuyền, ô ăn quan, kéo co, nhảy bao bố..., thu hút đông đảo học sinh thuộc các lớp, khối tham gia tranh tài.

Với mong muốn tạo ra một sân chơi ý nghĩa, giàu tính giáo dục, đồng thời nâng cao hiểu biết về phong tục tập quán và văn hóa dân tộc, Lớp Mầm non độc lập Sắc màu tuổi thơ, thành phố Hoa Lư đã tổ chức chương trình “Xuân an lành” cho toàn thể học sinh, giáo viên và phụ huynh. Tại chương trình, sau những tiết mục văn nghệ đặc sắc, cô và trò nhà trường đã cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian được tổ chức rất bài bản, công phu. Các trò chơi như hái lì xì đầu Xuân, ném bao cát vào vòng... lần lượt được chia ra cho các khối học sinh để phù hợp với từng độ tuổi.

Tham gia chương trình, học sinh mầm non cũng được thăm quan, trải nghiệm thực tế đi chợ Tết với các sản phẩm đặc trưng truyền thống của địa phương như gạo, rau, củ đến các sản phẩm hàng hóa mang không khí của ngày Tết như bánh kẹo, mứt… với sự chuẩn bị chu đáo, khéo léo của các cô giáo trong trường. Đặc biệt, các em còn được trải nghiệm gói bánh chưng xanh, được các bà, các mẹ hướng dẫn về nguyên liệu làm bánh và cách gói bánh chưng truyền thống của dân tộc. Bà Hoàng Thị Mai Hòa, chủ Lớp Mầm non cho rằng, đây là dịp để học sinh có một sân chơi bổ ích, rèn luyện sự năng động, sáng tạo, qua đó có những kí ức đẹp, hồn nhiên về ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Lan tỏa Tết Việt

Với mong muốn tái hiện trọn vẹn hương vị Tết cổ truyền Việt Nam, từ những phong tục tập quán quen thuộc đến các nghi lễ trang trọng ngày Tết, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, thành phố Hoa Lư tổ chức chương trình “Xuân Tam Cốc - Hương Tết xưa - thắm tình người” với hàng loạt hoạt động ý nghĩa.

Chương trình thu hút sự quan tâm của nhiều người dân cũng như khách du lịch, đặc biệt là các du khách nước ngoài cùng tham gia trải nghiệm việc gói bánh chưng - một phong tục tập quán đầy ý nghĩa của người Việt. Tại chương trình, cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, các đơn vị đồng hành, thành viên các câu lạc bộ thiện nguyện và hàng trăm người dân xã Ninh Hải, thành phố Hoa Lư đã cùng gói 10 nghìn chiếc bánh chưng để gửi tặng các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở trong và ngoài tỉnh. Ngoài tặng bánh chưng nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc, Ban Quản lý Khu du lịch phối hợp với chính quyền địa phương dành tặng những suất quà có ý nghĩa đến các hộ có hoàn cảnh khó khăn, hướng tới một năm mới bình an, tốt đẹp.

Chị Vũ Thu Trang, phụ trách truyền thông của Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động chia sẻ, chương trình được tổ chức nhằm kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo không gian vui chơi, trải nghiệm không khí Tết cổ truyền của dân tộc. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là hành trình quay trở về cội nguồn hy vọng sẽ mang đến cho những du khách đến với Tam Cốc một trải nghiệm thật đáng nhớ về ngày Tết Việt Nam.

Trong không khí vui tươi của những ngày đầu Xuân, trưng bày chuyên đề “Không gian Tết xưa" được tổ chức tại Bảo tàng Ninh Bình với mong muốn làm sống dậy ký ức của người Việt về những “dư âm Tết xưa", góp phần gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là thế hệ trẻ có cơ hội được hòa mình vào chuỗi các hoạt động mang đậm chất dân gian.

Để tái hiện lại “Không gian Tết xưa", Bảo tàng Ninh Bình đã sắp xếp các gian hàng bày đồ Tết theo phong cách dân gian từ ý tưởng “Tết từ nhà ra chợ", với một phòng khách nhỏ ấm cúng, gần gũi, mâm ngũ quả thành kính dâng lên tổ tiên, cùng mâm cỗ Tết cổ truyền miền Bắc; gian chữ thư pháp, gian gói bánh chưng và một số không gian chợ Tết với các gian hàng bánh kẹo, hàng mã, hoa quả, nông sản...

Tham gia "Không gian Tết xưa" tại Bảo tàng Ninh Bình, du khách có thể xin chữ thư pháp ở gian ông đồ; thưởng thức những món mứt, bánh kẹo đặc trưng của Tết xưa; trải nghiệm gói bánh chưng, luộc bánh bên bếp than hồng; hòa mình vào không gian Tết xưa với những bức ảnh check-in độc đáo trong trang phục cổ truyền dân tộc; tham gia các trò chơi dân gian như đánh đu, kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, chơi chuyền, bịt mắt bắt vịt...

Chị Bùi Thị Phương, thành phố Hoa Lư chia sẻ, việc phục dựng lại các phiên chợ Tết xưa không chỉ giới thiệu không gian, phong vị cổ truyền, làm sống dậy ký ức về Tết xưa của người Việt, mà còn khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống trong nhân dân, giáo dục truyền thống văn hóa cho lớp trẻ, giúp cho thế hệ trẻ thêm hiểu biết, trân trọng bản sắc văn hóa của dân tộc.

Những không gian Tết xưa được tái hiện không chỉ nhằm tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn có nhiều cơ hội vui Xuân, đón Tết cổ truyền dân tộc, mà còn góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong văn hóa ngày Tết của người Việt. Dù trải qua bao thăng trầm của thời gian, những phong tục đón Tết cổ truyền sẽ vẫn được người dân gìn giữ, thực hành trong đời sống hiện đại.

Tin liên quan

  • Ánh sáng từ “ban công của mẹ” Đời sống

    Ánh sáng từ “ban công của mẹ”

    08:30' - 01/02/2025

    Từ tủ sách được gia đình truyền qua nhiều thế hệ, 🐷cùng mong muốn chia sẻ và cho đi, chị Nguyễn Thu Hương đã giữ gìn và phát triển thư viện sách miễn phí mang tên “ban công của mẹ”.

  • "Lính áo xanh" biên giới biển Tây Nam: Vui Xuân không quên nhiệm vụ Đời sống

    "Lính á💛o xanh" biên giới biển Tây Nam: Vui Xuân không quên nhiệm vụ

    10:47' - 31/01/2025

    Là đơn vị tiền đồn trọng yếu tr🗹ong thế trận phòng thủ biển đảo phía Tây Nam, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thổ Châu luôn nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chù quyền, ꦬan ninh biên giới.

  • Ẩm thực nơi Đất Mũi Đời sống

    Ẩm thực nơi Đất Mũi

    10:00' - 31/01/2025

    Ẩm thực Cà Mau không chỉ đơn thuần là những món ăn, mà còn là một phần của văn hóa, lịch sử, là câu chuyện kể về những con người chăm chỉ, chịu thương chịu khó, luôn bền bỉ với mảnh đất sông nư💙𝐆ớc.


Tin cùng chuyên mục