Điểm nóng xung đột ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu
ꩲSau đại dịch, các xung đột địa chính trị cùng với thiên tai bão lũ đã dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa, thiếu hụt nguyên liệu, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và giá cước vận chuyển công-ten-nơ tăng vọt.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung càng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung và địa điểm sản xuất. Nắm bắt cơ hội từ xu hướng này, các công ty toàn cầu đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng theo hướng an toàn và bền vững hơn.
Liên quan đến xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như cơ hội và thách thức khi dòng đầu tư và chuỗi cung ứng dịch chuyển đến Việt Nam, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phóng viên: Bà đánh giá thế nào về việc các doanh nghiệp có xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang các nước trong cùng khu vực địa lý, chuyển một phần hay toàn bộ hoạt động sản xuất trở lại trong nước để tránh rủi ro?PGS.TS Nguyễn Anh Thu:💙 Trước tiên, các căng thẳng thương mại cũng như xung đột địa-chính trị toàn cầu đang làm cho chi phí giao dịch và vận chuyển hàng hóa tăng lên và dẫn đến tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Do đó, chi phí giao dịch của các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế tăng theo.
Thứ hai, việc tham gia vào thương mại đầu tư quốc tế rủi ro hơn trước rất nhiều. Do đó, các tập đoàn trên thế giới có xu hướng tìm đến các thị trường được cho là an toàn cũng như các thị trường đảm bảo chuỗi cung ứng thực sự linh hoạt và giảm thiểu rủi ro.
Trên thế giới đang xuất hiện các xu hướng như sau: Xu hướng thứ nhất là các tập đoàn đầu tư vào các quốc gia có vị trí địa lý gần (nearshoring). Xu hướng thứ hai là đầu tư vào các quốc gia có các mối quan hệ về kinh tế, đặc biệt là về chính trị để đảm bảo an toàn và không xảy ra rủi ro (friendshoring). Xu hướng thứ ba là quay trở lại đầu tư vào quốc gia của mình (reshoring) để tránh rủi ro và mở các dự án đầu tư mới nhằm tận dụng thị trường nội địa. Phóng viên: Các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ đang nổi lên như những điểm đến thay thế quan trọng của xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu. Bà nhận định ra sao về tiềm năng của các quốc gia này? PGS.TS Nguyễn Anh Thu:ꦦ Trước tiên, chúng ta có thể khẳng định các quốc gia này có tiềm năng, nên họ đang nổi lên là các quốc gia có khả năng thay thế. Tiềm năng của các quốc gia này chính là họ có chi phí nhân công có thể cạnh tranh với Trung Quốc, thậm chí có thể rẻ hơn.Ngoài chi phí lao động rẻ, một số quốc gia còn có lao động có kỹ năng, có thể đáp ứng những chuỗi giá trị đòi hỏi tay nghề cao. Chẳng hạn như Ấn Độ, quốc gia này vừa có lao động chi phí thấp, vừa có lao động tay nghề cao trong các lĩnh vực điện tử và dịch vụ khác.
🐭Thứ hai, bản thân các quốc gia này cũng là những thị trường quy mô lớn. Lợi thế thứ ba là một số quốc gia có cơ sở hạ tầng khá phát triển và những ngành công nghiệp phụ trợ có thể đáp ứng được chuỗi giá trị khi các tập đoàn lớn dịch chuyển đến.Trường hợp của Ấn Độ là một ví dụ. Nước này có cơ sở hạ tầng và đặc biệt là có những ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực dược phẩm, điện tử, phân phối… khá tốt. Họ có thể đáp ứng được nhu cầu của các tập đoàn lớn.
Một lợi thế quan trọng nữa đáp ứng được xu hướng dịch chuyển hiện nay là “friendshoring”, tức là xu hướng đầu tư vào những quốc gia có lợi thế về liên minh chính trị, quan hệ thương mại, ngoại giao… Đây cũng là những lợi thế và tiềm năng chính của các quốc gia như là Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Phóng viên: Làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng đã có những tác động lớn đến Việt Nam. Theo bà, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội gì và những biện pháp nào có thể giúp Việt Nam phát huy lợi thế khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu? PGS.TS Nguyễn Anh Thu:☂ Khi các tập đoàn dịch chuyển chuỗi cung ứng và nhà máy sản xuất đến Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước cơ hội hợp tác lớn, cũng như cơ hội tham gia sâu hơn và nâng cao vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu.Thứ nhất, cơ hội này được thể hiện qua việc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho các tập đoàn này. Và nếu thu hút được những chuỗi giá trị xanh hay chuỗi giá trị bền vững, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận các kỹ năng, cách quản trị mới trong toàn bộ chuỗi giá trị đó, đồng thời tìm được cơ hội sản xuất những mặt hàng phù hợp với chuỗi giá trị toàn cầu đó.
Cơ hội thứ hai đối với các doanh nghiệp là nâng cao năng lực quản trị, chất lượng lao động để đáp ứng và phù hợp với các tập đoàn và nhà đầu tư lớn đến Việt Nam. Trong dài hạn, đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, đáp ứng được và tham gia được sâu rộng hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu. ไGiải pháp giúp Việt Nam phát huy lợi thế sẽ đến cả từ góc độ vĩ mô và vi mô. Giải pháp vĩ mô quan trọng nhất là phải có chiến lược để thu hút được những chuỗi cung ứng có giá trị gia tăng cao hay những chuỗi cung ứng tiên tiến, thu hút được những doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ, dịch vụ môi trường và sản xuất xanh tại Việt Nam.Không chỉ đầu tư nước ngoài, chiến lược đó phải gắn liền với chiến lược phát triển chung của kinh tế Việt Nam, tức là gắn với chiến lược công nghiệp, chiến lược ngành của Việt Nam. Chúng ta thu hút đầu tư nước ngoài vào những ngành ưu tiên, nhưng đồng thời phải khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào trong những ngành đó. Chiến lược này cũng phải gắn với sự phát triển vùng và liên kết giữa các vùng của Việt Nam.
Giải pháp tiếp theo là đầu tư vào nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng những ngành đó; tạo môi trường thông thoáng và minh bạch. Do đó, cần có những chiến lược về mặt dài hạn để đầu tư và tìm ra những hướng phát triển về các ngành hay các sản phẩm thân thiện với môi trường có thể đáp ứng được các chuỗi giá trị toàn cầu. Phóng viên: Trân trọng cảm ơn bà!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
💮Việt Nam trong bản đồ chuỗi cung ứng: Để đón sóng đầu tư bền vững
13:14' - 13/10/2024
ﷺViệt Nam, với mối quan hệ thương mại mạnh mẽ cùng Trung Quốc và Mỹ, đang đứng trước cả cơ hội và thách thức.
-
Kinh tế Việt Nam
ဣWTO đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu
22:04' - 10/10/2024
💧Nếu như xuất khẩu của Trung Quốc chỉ tăng trưởng ở mức khiêm tốn thì các nước khác như Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam hoạt động này đang tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
ꦡChuỗi cung ứng lúa gạo Campuchia hướng tới khả năng chống chịu cao và bền vững
11:03' - 11/09/2024
♛Chuỗi cung ứng lúa gạo Campuchia đang áp dụng quy trình canh tác bền vững, áp dụng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng GMP, HCCP, ISO, ISF, BRC, Organic, Halla…để phát triển bền vững.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
🌠Phần lớn người dân Nhật Bản ủng hộ chống lãng phí thực phẩm
08:40' - 30/01/2025
♓Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả khảo sát mới đây của công ty Kuradashi cho thấy hơn 80% người dân Nhật Bản được hỏi muốn mang đồ ăn thừa từ nhà hàng về.
-
Ý kiến và Bình luận
🌸Qatar và Mỹ kêu gọi thực thi đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza
13:51' - 29/01/2025
ꦜQatar và Mỹ đã kêu gọi Israel và các phe phái Palestine thực thi đầy đủ mọi điều khoản trong thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza và thỏa thuận trao đổi tù nhân.
-
Ý kiến và Bình luận
🐽BDI: Kinh tế Đức đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng
19:05' - 28/01/2025
🐎Theo đánh giá của Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI), nền kinh tế nước này đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng và sẽ tiếp tục suy giảm trong năm nay.
-
Ý kiến và Bình luận
🌟WB khuyến cáo phản ứng thận trọng với các chính sách của Mỹ
11:14' - 28/01/2025
🌠Các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu không nên phản ứng vội vàng với các thông báo của chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
🎶Nhiều yếu tố có thể tạo áp lực lạm phát trong năm 2025
09:25' - 27/01/2025
๊Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương nhận định, có nhiều yếu tố có thể tạo áp lực lạm phát trong năm 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
🙈Xây dựng Trung tâm Tài chính tại Đà Nẵng với lợi thế vượt trội
13:26' - 26/01/2025
꧂Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương thành lập Trung tâm Tài chính khu vực tại thành phố Đà Nẵng, đồng thời giao các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xây dựng khung chính sách đặc thù, vượt trội.
-
Ý kiến và Bình luận
♏Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố các ưu tiên sau khi nhậm chức
08:46' - 26/01/2025
𝓰Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ngày 25/1 ra tuyên bố nêu rõ những ưu tiên hàng đầu của Lầu Năm Góc dưới thời Tổng thống Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Italy sẽ khôi phục sản xuất điện hạt nhân
09:11' - 24/01/2025
🧜Hiện tại, điện năng của Italy chủ yếu được cung cấp từ khí đốt tự nhiên, chiếm 45% thị phần trong nước, thủy điện (16%) và các nguồn năng lượng tái tạo (11,5% năng lượng mặt trời, 9% năng lượng gió).
-
Ý kiến và Bình luận
Argentina nhấn mạnh ưu tiên ký kết FTA với Mỹ
08:50' - 23/01/2025
𒁏Ngày 22/1, Tổng thống Argentina Javier Milei tuyên bố sẵn sàng rời bỏ khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) nếu đây là điều kiện cần thiết để đạt được thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Mỹ.