Công bố đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B

13:06' - 29/11/2024
BNEWS Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.

Nhằm cung cấp thêm thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào Nhật Bản, sáng 29/11, Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 (thuộc Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường) phối hợp với Hiệp hội Quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) tổ chức hội thảo về quy định của Nhật Bản trong quản lý an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn JFS-A/B Nhật Bản.

 

﷽Tại hội thảo, Hiệp hội Quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản công bố công nhận Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 (NAFIQPM Center 6), địa chỉ tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.

🍒NAFIQPM Center 6 là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.

ꦕJFS là chứng nhận, đánh giá sự phù hợp về quản lý an toàn thực phẩm do Hiệp hội Quản lý An toàn Thực phẩm Nhật Bản (JFSM) biên soạn, bao gồm 3 yếu tố: hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSM), phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) và thực hành sản xuất tốt (GMP).

♊JFSM đã biên soạn được 6 tiêu chuẩn liên quan đến thực phẩm; trong đó, có 4 tiêu chuẩn dành cho nhà sản xuất (JFS-A, JFS-B, JFS-B Plus và JFS-C). Hiện JFS-A, JFS-B chủ yếu chứng nhận dành cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ; JFS-C là tiêu chuẩn cao hơn. Riêng JFS-B Plus là tiêu chuẩn mới được ban hành năm 2024 nhằm cải tiến, nâng cao để phù hợp với tiêu chuẩn chứng nhận toàn cầu ở mức độ trung bình của Tổ chức Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu (GFSI).

♚Theo ông Masanori Kotani, Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM), JFS không phải là tiêu chuẩn bắt buộc khi xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản vào Nhật Bản nhưng tiêu chuẩn JFS tương đương với các tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm của Nhật Bản quy định (HACCP, Codex HACCP, GMP,...)

✃Nội dung JFS đều do các chuyên gia Nhật Bản biên soạn, phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản nên sẽ được các tập đoàn lớn, đối tác, bạn hàng Nhật Bản tin tưởng. Doanh nghiệp Việt Nam khi được chứng nhận tiêu chuẩn JFS sẽ kinh doanh thuận lợi hơn với đối tác Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nhận được đơn hàng mới cao hơn.

ꦜ"Tiêu chuẩn JFS được GFSI công nhận nên doanh nghiệp cũng sẽ thuận lợi khi kinh doanh ở Việt Nam và các thị trường khác", ông Masanori Kotani chia sẻ thêm.

𒅌Nhận định an toàn thực phẩm là vấn đề đã và đang được quan tâm tại Việt Nam và các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản; trong đó có Nhật Bản. Theo ông Ngô Hồng Phong, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thị trường Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam về thương mại nông lâm thủy sản. Vì vậy, đây là thị trường rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

൲Giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản đã có bản ghi nhớ hợp tác phổ biến các tiêu chuẩn chất lượng nông lâm thủy sản và thực phẩm; trong đó có tiêu chuẩn JFS. Đây là tiêu chuẩn khá tiên tiến, nền tảng vẫn là tiêu chuẩn HACCP nhưng có thêm một số nội dung khác.

🅠Ngoài phổ biến tiêu chuẩn JFS, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường còn tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tại Việt Nam; đào tạo các tổ chức chứng nhận đánh giá JFS.

ဣ"Chứng nhận JFS đối với hàng nông lâm thủy sản không chỉ đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Chứng nhận JFS là tấm vé thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các kênh phân phối tại thị trường Nhật Bản", ông Ngô Hồng Phong nhấn mạnh.

🐼Ngoài những lợi ích chứng nhận JFS, đại diện Hiệp hội Quản lý An toàn thực phẩm Nhật Bản cũng đã thông tin thêm về các quy định khác của Nhật Bản về an toàn thực phẩm (dư lượng thuốc trừ sâu, chất phóng xạ trong thực phẩm, dán nhãn sản phẩm - các chất gây dị ứng,...). Đồng thời, JFSM cũng giới thiệu chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam chứng nhận JFS.

❀Theo đó, Hiệp hội Quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản sẽ hỗ trợ tài chính khoảng 3 - 5 doanh nghiệp Việt Nam muốn chứng nhận tiêu chuẩn JFS (40 triệu đồng cho doanh nghiệp chứng nhận tiêu chuẩn JFS-B, 54 triệu đồng cho doanh nghiệp muốn chứng nhận JFS-C).

♉Tại hội thảo, ban tổ chức đã trao đổi, giải đáp các thắc mắc, câu hỏi của các doanh nghiệp về một số nội dung: lợi ích mà chứng nhận JFS đem lại cho doanh nghiệp, quy định để được trở thành tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn JFS, khi doanh nghiệp đã đạt chứng nhận tương đương với JFS thì có cần phải đánh giá lại để được cấp chứng nhận JFS không,...

Dịp này, đại diện Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 đã giới thiệu đến các doanh nghiệp trình tự, thủ tục đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm JFS - A/B.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục