Cơ hội mới cho phát triển chợ tại các địa phương

18:30' - 08/11/2024
BNEWS Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, … đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương.

*Nâng cao quản lý và phát triển chợ

💜Ngày 05 tháng 6 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, Nghị định này đặt ra các quy định chi tiết về phân loại chợ, quản lý và tổ chức hoạt động chợ, nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, theo đó có nhiều điểm mới thay đổi so với các quy định trước đây.

🧸Cụ thể, một số các thay đổi của Nghị định như: không sử dụng cụm từ “truyền thống", sửa đổi khái niệm chợ dân sinh từ “chợ dân sinh là chợ hạng 3 do xã, phường quản lý nhằm mục đích kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiêt yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân được quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và Nghị định sổ 114/2009/NĐ-CP thành Chợ dân sinh là chợ kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân.

Nghị định mới lược bỏ các khái niệm như chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, chợ biên giới, chợ miền núi, chợ cửa khẩu... Ngoài ra, Nghị định đã bổ sung các khái niệm: chợ đêm, điểm kinh doanh tự phát, chợ di tích, lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc, chợ cộng đồng, cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công về chợ, tài sản kết cấu hạ tầng chợ và đã bổ sung, làm rõ khái niệm về chợ kiên cố, chợ bán kiên cố.

 

ꦓChợ theo Nghị định mới được phân loại theo 3 hình thức, cụ thể theo phương thức kinh doanh (chợ dân sinh, chợ đầu mối), trong đó bổ sung tiêu chí chợ đầu mối do Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ đã được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch; phân loại theo quy mô để phân cấp quản lý (chợ hạng 1, hạng 2 và hạng 3) và phân loại theo nguồn vốn (nguồn vốn ngân sách nhà nước và ngoài ngân sách nhà nước) thay vì chỉ phân loại theo quy mô như tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP trước đây.

🐷Bên cạnh đó, việc tổ chức quản lý chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ được quy định tại Chương III đã được làm rõ, theo đó, chợ được quản lý bởi doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ hoặc đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ đối với tài sản do nhà nước đầu tư... thay vì ban quản lý chợ như trước đây. Ngoài ra, các thủ tục hành chính đối với việc phê duyệt nội quy chợ cũng được cắt giảm đáng kể. 

🐻Đáng lưu ý, về quản lý điểm kinh doanh tại chợ, Nghị định mới này cắt giảm thủ tục hành chính về việc phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ trình ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt so với quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP. Đồng thời, bổ sung quy định về thời hạn sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ do các bên tự thỏa thuận trừ trường hợp pháp luật khác quy định; thời hạn sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ phải được thể hiện trong họp đồng giữa tổ chức quản lý chợ với thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn của ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Bỏ quy định phương án bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ phải trình ủy ban nhân dân cấp có thấm quyền phê duyệt.

💜Những điểm nổi bật này giúp Nghị định số 60/2024/NĐ-CP đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý và phát triển các chợ, đồng thời đảm bảo an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

* Cần thêm cơ chế hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, về phía địa phương còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai Nghị định như: Về cơ quan quản lý Nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ, theo quy định cũ, Sở Công Thương Hà Nội là cơ quan thường trực tham mưu giúp UBND Thành phố triển khai các nội dung liên quan đến phát triển và quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhưng đối với các chợ do ngân sách đầu tư là tài sản công. Tại khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số ngày 21/6/2017 quy định: “UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện giao cơ quan tài chính cùng cấp giúp UBND: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước đối với tài sản công quy định tại Điều 18 của Luật này; Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan”.

💃Do đó, hiện nay đang khó khăn trong việc xác định cơ quan cơ quan thường trực quản lý Nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ (ngành Công Thương hay ngành Tài chính).

ℱTheo quy định của Nghị định 60/2024/NĐ-CP và thực tế hiện nay, UBND cấp xã là một trong các trường hợp được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ; UBND cấp xã sẽ là cơ quan đứng ra thu giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, tuy nhiên, không được xuất hóa đơn theo quy định của Luật Giá.

♈Với mục tiêu phục vụ nhu cầu dân sinh, đầu tư kinh doanh, khai thác chợ hiệu quả không cao, do đó khó thu hút được xã hội hóa, với những chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý cũng không đủ khả năng duy trì, nâng cấp, cải tạo chợ.

🏅Trong điều kiện nguồn lực Nhà nước có hạn, việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư kinh doanh, khai thác chợ là rất cần thiết. Do đó, Sở đề nghị các Bộ, ngành nghiên cứu tham mưu Chính phủ có các cơ chế hỗ trợ về miễn, giảm tiền thuê đất, về ưu đãi lãi suất cho vay đối với đầu tư xây dựng chợ, đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ đảm bảo giảm chi phí đầu vào, đảm bảo an sinh, ổn định xã hội.

ꦑHiện nay tồn tại nhiều chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, trong quá trình hoạt động, khai thác chợ còn nhiều tồn tại không đảm bảo quy định (hoạt động không đảm bảo theo phương án bố trí ngành hàng, nội quy được phê duyệt,…). Tuy nhiên, chưa có chế tài xử phạt vi phạm trong quá trình hoạt động của chợ. Bộ Công Thương cần tham mưu Chính phủ ban hành quy định xử phạt hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh, khai thác chợ nhằm nâng cao hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ…

♏Cũng đề cập nội dung này, ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, do nội dung điều chỉnh rộng, chịu sự tác động của nhiều văn bản Luật và có liên quan tới nhiều bộ, ngành nên tại Nghị định cũng đã quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Công an….) và UBND cấp tỉnh trong công tác phát triển chợ cho phù hợp.

🏅Với sự phân công rõ ràng trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong công tác phát triển chợ, Nghị định được đánh giá khi triển khai sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương trong đầu tư, phát triển chợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn mà các địa phương đang gặp phải trong công tác phát triển và quản lý chợ như vấn đề sử dụng vốn đầu tư công để đầu tư phát triển chợ; khai thác và quản lý hạ tầng chợ - đối với các chợ là tài sản công; quy trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ…

🅷Qua đó các địa phương có khả năng tận dụng mọi nguồn lực để phát triển mạng lưới chợ theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, bảo vệ quyền lợi, hỗ trợ các tiểu thương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương và cả nước.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục