Cơ chế cho thương mại điện tử: Bịt kẽ hở phát sinh bất cập
Với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão của thương mại điện tử khiến lĩnh vực này đã trở thành xu hướng tiêu dùng của cả thế giới. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng là kẽ hở phát sinh nhiều bất cập ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Chính vì vậy, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm trên thương mại điện tử nh𝔍ằm tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng và tăng uy tín cho doanh nghiệp.
Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho hay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến khiếu nại của người tiêu dùng; trong đó, phải kể đến nguyên nhân nhiều nhà bán hàng chưa nắm được và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, không ít trường hợp chạy theo doanh số, lợi nhuận mà cung cấp hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cùng đó là tình trạng lợi dụng thương mại điện tử để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản một cách tinh vi, khó lường. Dù đã có những quy định pháp lý về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cũng như bảo vệ người tiêu dùng nhưng tình trạng vi phạm trên môi trường thương mại điện tử, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng vẫn tồn tại phổ biến.
Đánh giá về vấn nạn hàng giả, hàng lậu đang tràn ngập trên thương mại điện tử, ông Trần Hữu Linh-Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thi trường (Bộ Công Thương) cho biết, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại đây, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã thay đổi khiến các cơ sở kinh doanh phải cắt giảm sự hiện diện trên phố để chuyển dịch sang online. Thế nhưng, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng này, thương mại điện tử đã và đang đặt ra nhiều thách thức mới cho lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng, chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng.
Điển hình, Tổng cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), lực lượng Công an địa phương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) triệt phá kho hàng lớn, kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, giả mạo nhãn hiệu, nhập lậu bằng hình thức livestream trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook tại Hà Nội, Gia Lai...
Qua đó đã thu giữ hàng nghìn sản phẩm trang sức mỹ ký thời trang được livestream bán trên mạng xã hội tại 3 cửa hàng ở Lào Cai. Kiểm tra chuỗi kinh doanh xe đạp điện của Công ty Hamachi, lực lượng chức năng cũng phát hiện hàng trăm xe vi phạm. Đồng thời, lực lượng đã chuyển cơ quan điều tra khởi tố 2 bị can trong vụ buôn bán hàng giả là thực phẩm trên các nền tảng mạng xã hội tại Hà Nội.…
“Do vậy, nếu không có những chế tài phù hợp, online sẽ trở thành nơi tàng trữ, phân phối, buôn bán hàng giả, từ đó làm giảm niềm tin của người tiêu dùng cũng như cản trở sự phát triển của nền kinh tế”, ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh.
Tương tự, bà Lê Thị Hà - Trưởng phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, hiện nay người dân có thể dễ dàng mua các thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến trên thị trường mạng chỉ trong vài phút đặt hàng, thanh toán và nhận đơn hàng tận cửa. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm đang là vấn đề đặt ra cho cơ quan chức năng.
Bà Hà thông tin, năm 2023, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử rà soát quy trình, biện pháp kiểm duyệt người bán, sản phẩm/dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Đồng thời rà soát quy trình kiểm duyệt đối với một số sản phẩm bị cảnh báo theo yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) và các loại bánh trung thu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Kết quả, năm 2023, các sàn thương mại điện tử đã gỡ bỏ 17.234 sản phẩm và chặn 5.576 gian hàng vi phạm. Riêng 6 tháng năm 2024, trong hoạt động rà soát các sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử rà soát và gỡ bỏ một số sản phẩm vi phạm.
Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số còn yêu cầu nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử, chủ website bán hàng phối hợp, rà soát các sản phẩm đông y không rõ nguồn và mỹ phẩm chưa có phiếu công bố mỹ phẩm. Kết quả, các sàn đã thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn và đã gỡ gần 400 sản phẩm.
Đại diện phía doanh nghiệp, bà Hoàng Thị Huyền, Trưởng phòng Kinh doanh online - Trung tâm Kinh doanh và Phân phối, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (chủ đầu tư sàn thương mại điện tử Postmart.vn) chia sẻ, thực tế các sản phẩm mua online trên sàn thương mại điện tử có khả năng gặp rủi ro về chất lượng, không chỉ riêng sàn thương mại điện tử Postmart mà cả những sàn thương mại điện tử lớn khác cũng đang gặp khá nhiều vấn đề này.
Chính vì vậy, trước khi đưa các sản phẩm lên sàn, Postmart.vn đã chú trọng siết chặt đầu vào thông qua việc đào tạo tập huấn, hướng dẫn người bán hàng quy trình, quy chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm, làm sao hạn chế tối đa những vấn đề liên quan đến chất lượng. Tuy nhiên, vẫn có những nhà bán hàng không tuân thủ chặt chẽ, dẫn đến một số đơn hàng không đảm bảo chất lượng.
Bởi vậy, khi phát hiện ra những đơn hàng đó hoặc khách hàng phản ánh, Postmart.vn sẽ làm việc với nhà bán hàng và hình thức xử lý nặng nhất là khóa tài khoản. Tùy vào mức độ vi phạm, với những nhà bán hàng mắc lỗi do sơ xuất, Postmart.vn sẽ tạm khóa có thời hạn. Với những nhà bán hàng đã nhắc nhở nhiều lần Postmart.vn sẽ từ chối tiếp tục hợp tác, khóa tài khoản bán hàng và chấm dứt hợp đồng.
Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho hay, để lập lại kỷ cương trong các giao dịch thương mại điện tử, Bộ Công Thương đã xây dựng, vận hành cơ chế tiếp nhận kiến nghị và phản hồi trực tuyến đối với người tiêu dùng thông qua Cổng Thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (www.online.gov.vn) và Tổng đài bảo vệ người tiêu dùng tại Bộ Công Thương và 52 tỉnh, thành phố theo đầu số miễn cước 1800.6838 từ năm 2015 để tư vấn, hỗ trợ trực tiếp các vấn đề phát sinh của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được tăng cường với việc thường xuyên theo dõi, giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm thông qua bán hàng online, livestream. Năm 2023, Bộ Công Thương đã yêu cầu các sàn, các website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ/khóa 6.254 gian hàng với 23.359 sản phẩm vi phạm. Đặc biệt, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng.
Với quan điểm phòng hơn chống, Bộ Công Thương thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông… đăng tải các thông tin, bài viết phổ biến về hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến, theo ông Lê Triệu Dũng- Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, năm 2024 Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia và cơ quan nhà nước có liên quan quan tiếp tục rà soát, đề xuất hoàn thiện chính sách, quy định có liên quan, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.
Bên cạnh đó, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia cùng các đơn vị liên quan sẽ xây dựng, hoàn thiện quy định hướng dẫn thực thi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chú trọng nội dung quy định về bả⛄o vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến. Tích cực đàm phán, tham gia các Hiệp định thương mại tự do; 🌠nâng cấp, mở rộng, bổ sung hợp tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến, bảo vệ người tiêu dùng xuyên biên giới trong các hiệp định.
Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng trong tiêu dùng cho người tiêu dùng trong thương mại điện tử; chú trọng triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Trước tiên, hoàn thiện hành lang pháp lý với việc xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi và đã được Quốc hội thông qua năm 2023. Bộ Công Thương cũng đã chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật.
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng trình Chính phủ thông qua Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025; trong đó, một số mục tiêu cụ thể được đề ra tại Đề án như 100% sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả. Ngoài ra, 100% tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử lớn được phổ biến quy định pháp luật về thương mại điện tử, pháp luật chuyên ngành với hàng hóa do tổ chức, cá nhân kinh doanh; 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Lấp lỗ hổng cơ chế quản lý cho thương mại điện tử
17:43' - 24/07/2024
Hàng giả, hàng kém chất lượng đã, đang len lওỏi vào các ngõ ng💛ách của đời sống và ai cũng có thể là “nạn nhân” nếu không có kỹ năng lựa chọn, mua hàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ chế cho thương mại điện tử: Việt💝 Nam bứt p🔴há trên cuộc đua toàn cầu
18:25' - 17/07/2024
Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn thương mại điện 🅠tử đã trở thành "trợ thủ" dẫn dắt nền kinh tế số theo đúng định hướng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương triển ꦑkhai kế hoạch pജhát triển công nghiệp bán dẫn
10:39'
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1018/QĐ-TTg củaꦫ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm n🔯hìn 2050.
-
DN cần biết
Kích cầu tiêu dùng, không để thiếu hàng, tăng giá đột biến dịp T♒ết
08:58' - 16/01/2025
Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố theo dõi🐲 sát diễn biến thị trường, cung cầu mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng 🌄có nhu cầu cao hoặc biến động giá nhiều trên địa bàn.
-
DN cần biết
Đầu 🍒tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 (Hải Phòng)
20:52' - 14/01/2025
Quy mô Dự án là 652,73 ha. Dự án được thực hiện tại các xã Trường Thọ, Trường Thành, An Tiến, Bát Trang, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng với vốn 🍃đầu tư là 8.094,4 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng v♏à ổn định ngoại thương
10:06' - 13/01/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy tiêu dùn♔g trong nước thông qua các chương trình thu cũ đổi mới hàng tiêu dùng và tạo ra các chương trình tiêu dùng đa dạng.
-
DN cần biết
Siết chặt quản lý﷽ mã số vùng 🥀trồng để bảo vệ uy tín nông sản Việt
17:50' - 10/01/2025
Mã số vùng trồng được coi là tấm vé th♏ông hành cho nông sản Việt Nam xuất khẩu san🌊g các quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
DN cần biết
Tiền Giang ꩲưu tiên thu hút dự án ứng dụn𒅌g nền tảng số
15:12' - 09/01/2025
Tiền Giang chú trọng thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch của tỉnh cũng như tính ch🌱ất từng ngành nghề, ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, ứng dụng nền tảng số.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xây dựng dân dụng gặp 🅰khó về nhân lực dịp cận Tết
08:12' - 09/01/2025
Ở thời điểm sát tết Nguyên đán như hiện nay, nhiều công nhân xây dựng🍎 dân dụng nghỉ lễ sớm hoặc tìm việc làm tạm thời, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao đ🔜ộng.
-
DN cần biết
Ban hành câu hỏi điều traꦐ chống ♚bán phá giá thép cán nguội
20:54' - 08/01/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Bản câu hỏi điều tra dành cho nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoà🐲i trong vụ việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sả𓃲n phẩm thép cán nguội.
-
DN cần biết
Phó Thủ tướng chấp thuận dự án khu công nghiệp hơn 4.0🐷00 tỷ đồng ở Thái Nguyên
20:47' - 08/01/2025
Ngày 8/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ꩲký ban hành Quyết đꦛịnh số 50/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên.