Chỉ có 28% hồ thủy lợi được lập quy trình vận hành
Sáng 19/11, Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.
Theo ông Lương Văn Anh, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi, hiện cả nước đã xây dựng được 7.315 đập, hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 15,2 tỷ m3. Các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao quản lý 4 hồ chứa quan trọng đặc biệt và 1 hồ liên tỉnh. Các địa phương quản lý hơn 6.700 hồ; riêng các đơn vị cấp huyện, xã quản lý khai thác hơn 4.200 hồ chứa (trong đó 64% là hồ nhỏ).Về mặt pháp lý, các hồ chứa thủy lợi phải được vận hành theo quy trình vận hành được lập, phê duyệt, công bố công khai theo quy định. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 28% số hồ được lập quy trình vận hành (213 hồ tràn có cửa van điều tiết và 1.600 hồ mà tràn xả lũ là tràn tự do). Việc vận hành theo quản lý vận hành hiện nay chủ yếu căn cứ vào các yếu tố thời tiết dự báo (dự báo mưa), do thiếu các thiết bị đo mưa trên lưu vực hồ chứa.
Ông Đỗ Văn Thành, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi, cho biết, trải qua 80 năm xây dựng và phát triển, ngành thủy lợi đã đạt nhiều thành tựu lớn. Việt Nam được xếp vào top 10 các nước có hệ thống thủy lợi phát triển nhấ💯t thế giới. Quy hoạch đến năm 2030, ngành thủy lợi dự kiến xây dựng thêm 31 hồ chứa nước để tăng dung tích trữ lên 1,92 tỷ m3. Bên cạnh đó, nâng cao dung tích các 8 hồ chứa nước có đủ điều kiện để tăng dung tích chứa lên 360 t✅riệu m3.Ngoài ra, trong quy hoạch cũng đặt mục tiêu xây dựng các hồ chứa nhỏ, phân tán và hệ thống tưới cho 0,3 triệu ha rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp đến năm 2030 và tăng thêm khoảng 0,6 triệu ha đến năm 2050; xây dựng chương trình hồ chứa nhỏ, phân tán cấp nước sinh hoạt và sản xuất vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Các hồ chứa thủy lợi mang nhiều nhiệm vụ trọng yếu như: cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt kết hợp cắt, giảm lũ và phục vụ đa mục tiêu như cấp nước phát điện, tạo không gian phát triển điện mặt trời, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch… Tuy nhiên, hệ thống hồ đập của Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt thách thức. Mưa lũ bất thường, lũ quét do biến đổi khí hậu và nhiều công trình đã xuống cấp gây ra nguy cơ lớn về an toàn. Ngoài ra, nhiều đập, hồ chứa được xây dựng trên 30 năm, xảy ra hư hỏng xuống cấp, bồi lắng lòng hồ. Nhiều hồ chứa được chuyển sang phục vụ đa mục tiêu, đặt ra yêu cầu tính toán lại nhiệm vụ và thông số thiết kế. Là đơn vị quản lý công trình cung cấp nước tưới cho 24.100 ha diện tích canh tác của 2 tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, ông Vũ Bá Thành, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bắc Sông Thương cho biết, kết cấu công trình từ khi xây dựng đã xuất hiện một số bất cập, hư hỏng, nhất là khi xảy ra mưa lớn trên diện rộng như cơn bão số 3 vừa qua. Điển hình tràn số 1 có kết cấu cửa van cung, vận hành các van bằng thủ công, phải hạ hết cánh tràn nên không điều chỉnh được lưu lượng xả. Bên cạnh đó, việc xả lũ đảm bảo an toàn cho hồ chứa theo quy trình khi mực nước sông Thương phía hạ lưu ở mức cao sẽ gây thêm ngập lụt, thiệt hại cho các vùng thấp ở ven sông, đồng thời đe doạ đến sự an toàn của hệ thống đê sông Thương.Trước thực tại trên, ông Đỗ Văn Thành cho rằng, ngành thủy lợi cần tăng cường thể chế, chính sách trong quản lý, đầu tư, bảo vệ công trình hồ chứa, đập dâng nhằm phát huy hiệu quả công trình và đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du; xây dựng và điều chỉnh quy trình vận hành,... đặc biệt là đối với các hồ chứa, đập dâng vừa và nhỏ. Ngành chú trọng việc sử dụng linh hoạt, hợp lý phần dung tích trên mực nước dâng bình thường để tăng khả năng điều tiết cấp nước, phòng lũ; nghiên cứu sử dụng và khai thác vùng bán ngập hợp lý.
Bên canh đó là việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong tính toán quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành công trình, tích cực nghiên cứu cơ chế huy động đa dạng nguồn lực trong đầu tư, khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa, đập thủy lợi. Để đảm bảo hoạt động an toàn hồ đập, ông Hoàng Văn Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam cho rằng, trước tiên phải đảm bảo công trình “có chủ”, đi cùng với đó là các các quy chuẩn, tiêu chuẩn và giải pháp đảm bảo tài chính cho quản lý hồ đập. Cùng với đó là nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý; trong đó chú trọng năng lực quan trắc, phân tích số liệu ho đạc để phát hiện rủi ro từ sớm. Các hồ đập cần được đầu tư, nâng cấp, nâng cao năng lực xả lũ để đảm bảo hoạt động an toàn trong tình hình mới. Theo ông Hoàng Văn Thắng, an toàn đập cần gắn với an toàn hạ du,🌳 nên🍒 cần xây dựng hệ thống cảnh báo, hệ thống bản đồ ngập lụt, các kịch bản ứng phó khẩn cấp. Đảm bảo an toàn đập, hồ chứa phải gắn với khái niệm quản lý lũ theo lưu vực sông, quản lý vận hành liên hồ chứa, quản lý vận hành thời gian thực.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Huy động xử lý sự cố hồ chứa Ia Ring
19:09' - 14/11/2024
Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thô🐻n tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an toàn hạ du hồ Ia Ring.
-
Kinh tế Việt Nam
408 hồ chứa hư hỏng nặng chưa ꦰđược bố trí nguồn vốn sửa chữa
16:52' - 13/11/2024
Theo ông Nguyễn Đăng Hà, Trưởng phòng An toàn đập và hồ chứa nước, Cục Thủy lợi, hiện nay cả nước có 408 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng chưa được bố trí nguồn vốn để s💃ửa chữa nâng cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó với bão 🌼số 7: Tập trung an toàn trên biển và hồ chứa
17:37' - 08/11/2024
Nhằm ứng phó với bão số 7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu tập trung an t⛎oàn trên biển, kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão, đảm bảo an toàn hồ chứa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương thu hút kh🐈oảng 84 triệu USD đầu tư vào các khu cô⭕ng nghiệp
14:34'
Trong tháng 1ඣ năm 2025, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 3 dự án của các ﷽doanh nghiệp vào đầu tư với tổng số vốn khoảng 84 triệu USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Cửa khẩu quốc tế Mꩲóng Cái làm việc xuyên Tết phục vụ du khác🔜h
12:59'
Trꩵong buổi sáng, thành phố Móng Cái đã đón đoàn khách du lịch 350 người làm thủ tục nhập cảnh v🧔ào Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái.
-
Kinh tế Việt Nam
Du khách đường biển, đường không “xông đất” Đà Nẵng ng♒ày đầu năm mới Ất Tỵ
12:58'
Tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18/1, đã đi qua Thái La♏n, Campuchia trước khi đến Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh: Rộn ràng đón du khách “xông đất” cảng tàu, sân bay đầu Xuân Ất�♊� Tỵ
12:33'
Những vị khách quốc tế “xông đất” du lịch Quảng Ninh tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là tín hiệu mừng trong ngày đầu tiên của nă🍎m mới Ất Tỵ.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá vàng thế giới phục hồi trước thềm cuộc họꦿp của Fed
11:12'
Giá vàng thế giới phục hồi, sau phiên giảm giá trước đó, khi những bất ổn ngày càng tăng về đề xuất áp thuế của🍸 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến giới đầu tư tìm đến tài sản an toàn này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ ⭕trưởng Nguyễn Chí Dũng: Quyết tâm tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới
09:46'
Nước ta bước vào năm 2025 trong tâm thế mới, bản lĩnh, tự tin cùng khí thế quyết﷽ tâm cải cách, đổi mới, đột phá trong cả hệ🌺 thống chính trị, hướng tới đạt kết quả cao nhất Kế hoạch 5 năm 2021-2025...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nꦫước Lương Cường
00:12'
Chủ ꦍtịch nước Lương Cường có thông điệp chúc Tết gửi đến đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả ಌnước, cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Tân cảng Cát Lái đón 7 tàu hàng trong đêm gia𝓡o thừa Tết Ất𝓀 Tỵ 2025
22:38' - 28/01/2025
Tối 28/1 (nhằm ngày 29 Tết), Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn (Quân chủng Hải Quân) tổ chức phát lệnh làm hàng đầu Xuân Ất Tỵ 2025 tại Tân cảng - Cát Lái, cảng container lớn và hiện đại 🍰nhất Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ra mắt “🦋Chuyến tàu X🥂uân”, du lịch tàu hỏa hút khách
22:33' - 28/01/2025
Với sự ra mắt "Chuyến tàu Xuân" vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ngày 28/1, Tổng công ty Đường sắt Việඣt Nam đã mang tới xu hướng mới, thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm độc đáo hơn cho du khách.