Cảnh báo mã độc chiếm quyền điện thoại, trộm tiền tài khoản
Lừa đảo trực tuyến đang nở rộ với hình thức ngày một tinh vi, song hành cùng sự phát triển của công nghệ. Thời gian qua không ít trường hợp đã bị kẻ gian lừa cài đặt các ứng dụng giả mạo cơ quan nhà nước, trong đó có chứa các mã độc nhằm theo dõi, đánh cắp thông tin giao dịch, trộm tiền trong tài khoản ngân hàng...
Nhiều ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)... đã lên tiếng cảnh báo khách hàng về tình trạng này. Theo ông Nguyễn Trần Nam, Giám đốc Khối ngân hàng số ACB, thủ đoạn lừa cài đặt ứng dụng giả mạo của cơ quan nhà nước như thuế, bảo hiểm xã hội, điện lực... có chứa mã độc để theo dõi và đánh cắp thông tin giao dịch bắt đầu rộ lên từ quý II năm nay.Thủ đoạn chung là dẫn dụ người dùng nhấn vào đường link và tải ứng dụng giả mạo có chứa mã độc. Trong quá trình cài đặt, ứng dụng sẽ xin quyền trợ năng Accessibility và nếu người dùng bấm Accept (cấp quyền), ứng dụng giả mạo sẽ tiến hành theo dõi để thu thập thông tin thao tác trên điện thoại, thu thập thông tin tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực giao dịch ngân hàng được gửi đến trên điện thoại (OTP/Smart OTP)...
Khi có đủ thông tin, kẻ gian sẽ đợi khi tài khoản có nhiều tiền những thời điểm khách hàng ít sử dụng điện thoại như đêm khuya để chiếm quyền điều khiển thiết bị và truy cập các ứng dụng ngân hàng để chuyển tiền, chiếm đoạt tiền trên tài khoản ngân hàng của người dùng. Quyền trợ năng Accessibility trong hệ điều hành Android được tạo ra nhằm mục đích hỗ trợ các khách hàng yếu thế như người lớn tuổi, khuyết tật, người bị giới hạn chức năng như mắt mờ, tai nghe không rõ..., giúp họ sử dụng điện thoại thuận tiện hơn. Thời gian qua các ngân hàng đã truyền thông cảnh báo trực tiếp và gián tiếp đến khách hàng qua các kênh như website, email, fanpage, Zalo OA, push app, pop-up, SMS... Các ngân hàng cũng xây dựng nhiều phòng tuyến như áp dụng những kỹ thuật mới để phát hiện những dấu hiệu đáng ngờ của tài khoản bị chiếm đoạt do lộ/lọt thông tin để ngăn chặn. Với những diễn biến phức tạp của tình trạng lừa đảo trực tuyến, các ngân hàng đã liên tục cảnh báo khách hàng qua website, email, fanpage, Zalo OA, tin nhắn SMS... Trong đó, để đảm bảo an toàn thông tin trên điện thoại cũng như bảo mật tài khoản ngân hàng, ngân hàng khuyến cáo người dùng tắt quyền trợ năng các ứng dụng nhằm hạn chế tối đa các đối tượng lừa đảo chiếm quyền truy cập điện thoại. Lưu ý các ứng dụng cần được cài đặt trực tiếp từ các chợ ứng dụng của hệ điều hành như CH Play (đối với hệ điều hành Android) và Apple Store (đối với hệ điều hành iOS); tuyệt đối không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc qua link hoặc file .apk. 🃏Đồng thời, các phương thức bảo mật bằng sinh trắc học như vân tay, FaceID… cũng là một lớp rào chắn giúp bảo vệ tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán an toàn.[🌺>>Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu cá nhân online nhanh nhất]
Song song với việc khuyến cáo, các ngân hàng cũng xây dựng nhiều lớp phòng tuyến để phòng lừa đảo trực tuyến, bảo vệ quyền lợi khách hàng. Như tại ACB, khi khách hàng mở ứng dụng ACB ONE (phiên bản từ 3.17.0 trở lên) sẽ nhận được khuyến cáo nếu phát hiện ứng dụng có nguy cơ cao. Và ngân hàng sẽ tạm khóa việc thực hiện giao dịch trên ACB ONE để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Hay như tại Sacombank, khách hàng khi mở ứng dụng Sacombank Pay sẽ ngay lập tức nhận được thông báo yêu cầu tắt quyền trợ năng Accessibility nhằm tránh lộ, lọt thông tin tài khoản. Nếu không tắt quyền này, ứng dụng sẽ tạm đóng và người dùng sẽ không đăng nhập để thực hiện được giao dịch. Tương tự tại Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank), khi khách hàng dùng phương thức xác thực trực tuyến (eKYC), hệ thống ngân hàng sẽ tự động kiểm tra. Nếu phát hiện ra các chi tiết lạ, khách hàng sẽ cần phải đến ngân hàng để xác thực lại thông tin cung cấp nhằm đảm bảo các thông tin về khách hàng là chính xác. Chưa dừng ở đó, HDBank còn triển khai thêm lớp bảo vệ thứ 2 cho người dùng ngay trên ứng dụng ngân hàng bằng cách nhúng thêm ứng dụng kết hợp bảo đảm an toàn cho giao dịch. Liên quan đến việc bảo mật thông tin khách hàng, ông Nguyễn Tấn Lực, Phó Giám đốc khối Công nghệ thông tin và Ngân hàng điện tử HDBank cho biết ngân hàng đã thành lập ban quản lý việc sử dụng và trao đổi dữ liệu trong nội bộ, phân quyền cụ thể đối tượng nào có thể thấy được dữ liệu của khách hàng. Đồng thời, cài phần mềm giám sát các thiết bị được phép truy cập kho dữ liệu, nhằm ngăn chặn nguy cơ rò rỉ dữ liệu.Ngoài hình thức lừa cài đặt ứng dụng có chứa mã độc, hình thức mạo danh nhân viên ngân hàng hỗ trợ xử lý sự cố giao dịch, nâng hạn mức thẻ tín dụng... vẫn còn khá phổ biến hiện nay.
♌Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mới đây tiếp tục khuyến cáo khách hàng nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi hoặc tin nhắn tự xưng là nhân viên ngân hàng chào mời sử dụng hoặc hỗ trợ nâng hạn mức thẻ, rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, khóa thẻ, đóng thẻ, hoàn phí thường niên…Tuyệt đối không cung cấp thông tin số thẻ, số CVV (3 số bảo mật ở mặt sau thẻ tín dụng), mã xác thực OTP/ Smart OTP hoặc bất kỳ thông tin cá nhân cho bất kỳ ai, kể cả là người tự xưng là nhân viên ngân hàng.
Đồng thời, tắt tính năng thanh toán mua sắm trực tuyến (online) cho thẻ tín dụng khi không sử dụng đến hoặc điều chỉnh hạn mức giao dịch tối đa theo ngày phù hợp với nhu cầu thực tế. 🌠Bàn về tình trạng lừa đảo trực tuyến, ông Lê Anh Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết cần phải thiết lập mức tối thiểu khi giao dịch online, yêu cầu xác thực sinh trắc học thay vì đơn thuần xác thực qua OTP thông thường.Thống kê cho thấy 90% các khoản chuyển tiền liên ngân hàng là dưới 10 triệu, chỉ 10% là chuyển trên 10 triệu đồng. Đây có thể là cơ sở để tham khảo, áp mức chuyển tiền tối thiểu bắt buộc xác thực sinh trắc học, đảm bảo cân bằng giữa trải nghiệm khách hàng và phòng chống gian lận, qua đó cũng sẽ vô hiệu hóa cả nạn mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng đã tồn tại suốt thời gian qua./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
🌊Bảo vệ giao dịch ngân hàng trước các hình thức lừa đảo
16:22' - 13/09/2023
💯Bảo an tài khoản có mức phí thấp, phù hợp với điều kiện tài chính của bà con có thu nhập thấp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
-
Kinh tế & Xã hội
Cảnh giác với những thủ đoạn lừa đảo qua mạng
21:45' - 07/09/2023
⭕Thời gian qua, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn ra ngày càng phức tạp, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi.
-
Kinh tế & Xã hội
♓Cảnh báo giả mạo website ngoại giao làm visa "lừa đảo"
18:43' - 07/09/2023
♛Công ty cổ phần Truyền thông Du lịch Việt phát hành văn bản khẳng định không có sự liên quan và không chịu trách nhiệm về các “dịch vụ” bất hợp pháp do website: checkvisa.vn cung cấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
🌌Người lớn tuổi - nhóm khách hàng quan trọng của các ngân hàng Hàn Quốc
10:15' - 01/02/2025
🍌Các ngân hàng đang điều chỉnh chiến lược bán hàng của mình để phục vụ khách hàng lớn tuổi tốt hơn.
-
Ngân hàng
✨Đồng yen hướng tới tháng Một khởi sắc nhất trong bảy năm
12:32' - 31/01/2025
ꦏTrong tuần này, đồng nội tệ Nhật Bản ước tăng tổng cộng 1% và chuẩn bị chạm mức tăng 1,9% trong cả tháng, đánh dấu hiệu suất tốt nhất của tháng Một trong bảy năm gần đây.
-
Ngân hàng
ECB hạ lãi suất chủ chốt 25 điểm cơ bản
07:36' - 31/01/2025
🧜Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5/2, được đưa ra sau khi ECB đánh giá "cập nhật về triển vọng lạm phát, động lực của lạm phát cơ bản và sức mạnh của chính sách tiền tệ".
-
Ngân hàng
Fed quyết định giữ nguyên lãi suất
08:38' - 30/01/2025
🐼Ngày 29/1, sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất và không đưa ra nhiều thông tin chi tiết về thời điểm có thể tiếp tục cắt giảm chi phí đi vay.
-
Ngân hàng
Sóng M&A quét qua ngành ngân hàng châu Âu
06:30' - 29/01/2025
🍌Các chuyên gia cho rằng khả năng các công ty Mỹ thâu tóm các đối thủ châu Âu với giá trị thấp đang ngày càng tăng, đặc biệt trong ngành quản lý tài sản.
-
Ngân hàng
🦩Đồng euro số - lời đáp trả của ECB với chiến lược tiền điện tử của Mỹ
08:42' - 28/01/2025
ไNgân hàng Trung ương châu Âu mới đây cho rằng các ngân hàng ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro cần một đồng euro kỹ thuật số để đối phó với việc Tổng thống Donald Trump thúc đẩy stablecoin.
-
Ngân hàng
ꦏHàn Quốc "bơm" 5.060 tỷ won tiền mới phục vụ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
13:30' - 27/01/2025
🎃Việc tăng cường phát hành tiền mặt không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong dịp lễ Tết mà còn góp phần thúc đẩy lưu thông tiền tệ, hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế.
-
Ngân hàng
Thị trường tiền số thế giới chờ lực đẩy mới
07:00' - 26/01/2025
𝕴Sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024, bitcoin đã tăng mạnh và vượt qua ngưỡng 100.000 USD/BTC.
-
Ngân hàng
🐭Giao dịch tiền điện tử của Indonesia lên tới 40 tỷ USD
15:46' - 25/01/2025
🎶Giá trị giao dịch tiền điện tử tại Indonesia năm 2024 đã tăng vọt tới 335,9% so với cùng kỳ năm 2023 đạt 650.610 tỷ Rp (40,2 tỷ USD).